Quốc gia nào mới là số 1 trong hoạt động gián điệp quân sự?

Quốc gia nào mới là số 1 trong hoạt động gián điệp quân sự?

Trong cuộc chiến gián điệp công nghệ quân sự, mặc dù giữa Mỹ và Liên Xô đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, nếu đem việc này so sánh với Trung Quốc thì Mỹ và Liên Xô chỉ là “học trò” tầm trung.

Trong và sau chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ là nước duy nhất làm chủ được  công nghệ chế tạo bom hạt nhân. Liên Xô cũng quyết tâm sở hữu bằng được loại vũ khí khủng khiếp này, nên tìm mọi cách để lấy được những bí mật chương trình hạt nhân của Mỹ.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ Hai, Mỹ là nước duy nhất làm chủ được công nghệ chế tạo bom hạt nhân. Liên Xô cũng quyết tâm sở hữu bằng được loại vũ khí khủng khiếp này, nên tìm mọi cách để lấy được những bí mật chương trình hạt nhân của Mỹ.
Và chỉ 4 năm sau, vào tháng 8/1949, Liên Xô đã tiến hành thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của họ, đưa Liên Xô trở thành quốc gia thứ hai sở hữu loại vũ khí giết người hàng loạt này và đồng thời Mỹ đã đánh mất vị thế độc tôn về vũ khí nguyên tử.
Và chỉ 4 năm sau, vào tháng 8/1949, Liên Xô đã tiến hành thử thành công quả bom hạt nhân đầu tiên của họ, đưa Liên Xô trở thành quốc gia thứ hai sở hữu loại vũ khí giết người hàng loạt này và đồng thời Mỹ đã đánh mất vị thế độc tôn về vũ khí nguyên tử.
Vào mùa hè năm 1958, Trung Quốc và Đài Loan xảy ra cuộc xung đột quân sự. Phía Trung Quốc pháo kích vào các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan, và nhiều lần xuất kích bay chiến đấu MiG-15 và Mig-17 (do Liên Xô viện trợ) tiến công các đảo này.
Vào mùa hè năm 1958, Trung Quốc và Đài Loan xảy ra cuộc xung đột quân sự. Phía Trung Quốc pháo kích vào các đảo Kim Môn và Mã Tổ của Đài Loan, và nhiều lần xuất kích bay chiến đấu MiG-15 và Mig-17 (do Liên Xô viện trợ) tiến công các đảo này.
Phía Đài Loan cũng cho máy bay chiến đấu F-86F Saber (do Mỹ viện trợ) lên không chiến. Để nhanh chóng tiêu diệt máy bay của đối phương, Mỹ trang bị cho F-86F tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder vừa mới chế tạo.
Phía Đài Loan cũng cho máy bay chiến đấu F-86F Saber (do Mỹ viện trợ) lên không chiến. Để nhanh chóng tiêu diệt máy bay của đối phương, Mỹ trang bị cho F-86F tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder vừa mới chế tạo.
Ngày 24/9/1958, Trung Quốc lại tiếp tục xuất kích MiG-15 và MiG-17 đến khu vực tranh chấp; nhưng lần này với tên lửa Siderwinder, có tầm bắn xa đến 3km, F-86F liên tiếp hạ được 9 chiếc MiG, buộcTrung Quốc phải rút lui.
Ngày 24/9/1958, Trung Quốc lại tiếp tục xuất kích MiG-15 và MiG-17 đến khu vực tranh chấp; nhưng lần này với tên lửa Siderwinder, có tầm bắn xa đến 3km, F-86F liên tiếp hạ được 9 chiếc MiG, buộcTrung Quốc phải rút lui.
Dù phía Đài Loan thắng trận, nhưng Mỹ đã mất bí mật quân sự về loại vũ khí mới này. Nguyên do là một quả tên lửa AIM-9 đã bắn trúng một chiếc MiG-17, tên lửa găm vào thân máy bay nhưng không nổ, nên chiếc MiG vẫn bay được về đến sân bay nhà.
Dù phía Đài Loan thắng trận, nhưng Mỹ đã mất bí mật quân sự về loại vũ khí mới này. Nguyên do là một quả tên lửa AIM-9 đã bắn trúng một chiếc MiG-17, tên lửa găm vào thân máy bay nhưng không nổ, nên chiếc MiG vẫn bay được về đến sân bay nhà.
Đây là món quà “trời cho” đối với Trung Quốc, vì quả tên lửa còn nguyên vẹn; phía Trung Quốc lập tức cho tháo gỡ ra và chuyển ngay cho Liên Xô. Liên Xô đã sao chép và đưa vào sản xuất loại tên lửa này với ký hiệu R-3 (K-13) và chia sẻ cả công nghệ này cho Trung Quốc.
Đây là món quà “trời cho” đối với Trung Quốc, vì quả tên lửa còn nguyên vẹn; phía Trung Quốc lập tức cho tháo gỡ ra và chuyển ngay cho Liên Xô. Liên Xô đã sao chép và đưa vào sản xuất loại tên lửa này với ký hiệu R-3 (K-13) và chia sẻ cả công nghệ này cho Trung Quốc.
Nhưng sự tiến bộ công nghệ đã làm cho AIM-9 Sidewinder sớm trở nên lạc hậu, Mỹ lại nghiên cứu chế tạo thế hệ tên lửa AIM-9 mới hơn. Dĩ nhiên Liên Xô cũng rất muốn “tham khảo” sản phẩm mới này, để “áp dụng” trên các vũ khí của mình.
Nhưng sự tiến bộ công nghệ đã làm cho AIM-9 Sidewinder sớm trở nên lạc hậu, Mỹ lại nghiên cứu chế tạo thế hệ tên lửa AIM-9 mới hơn. Dĩ nhiên Liên Xô cũng rất muốn “tham khảo” sản phẩm mới này, để “áp dụng” trên các vũ khí của mình.
Ngày 22/10/1967, một người Đức tên Manfred Ramminger, vốn là gián điệp của cơ quan tình báo KGB (Liên Xô), phối hợp với phi công Wolf-Diethard Knoppe của Không quân Đức đánh cắp một quả AIM-9 ngay tại căn cứ không quân Neuburg ở bang Bavaria, Tây Đức.
Ngày 22/10/1967, một người Đức tên Manfred Ramminger, vốn là gián điệp của cơ quan tình báo KGB (Liên Xô), phối hợp với phi công Wolf-Diethard Knoppe của Không quân Đức đánh cắp một quả AIM-9 ngay tại căn cứ không quân Neuburg ở bang Bavaria, Tây Đức.
Sau đó, Ramminger dùng ôtô chở quả tên lửa về nhà riêng, tháo rời ra và đóng thùng gửi bằng đường bưu kiện hàng không đến một địa chỉ ở Moscow. Và ngay sau đó, Liên Xô đã sản xuất bản copy mới của AIM-9 là R-13M.
Sau đó, Ramminger dùng ôtô chở quả tên lửa về nhà riêng, tháo rời ra và đóng thùng gửi bằng đường bưu kiện hàng không đến một địa chỉ ở Moscow. Và ngay sau đó, Liên Xô đã sản xuất bản copy mới của AIM-9 là R-13M.
Người Mỹ cũng chẳng “tử tế” gì. Trong cuộc đua đánh cắp công nghệ, thì Mỹ ghi được nhiều “bàn thắng” hơn phía Liên Xô. Tháng 3/1968, tàu ngầm tiến công K-129 của Liên Xô bị đắm do sự cố kỹ thuật ở vùng biển Thái Bình Dương cách đảo Oahu 2.900km và ngay lập tức gây được sự chú ý của tình báo Mỹ.
Người Mỹ cũng chẳng “tử tế” gì. Trong cuộc đua đánh cắp công nghệ, thì Mỹ ghi được nhiều “bàn thắng” hơn phía Liên Xô. Tháng 3/1968, tàu ngầm tiến công K-129 của Liên Xô bị đắm do sự cố kỹ thuật ở vùng biển Thái Bình Dương cách đảo Oahu 2.900km và ngay lập tức gây được sự chú ý của tình báo Mỹ.
Chiếc K-129 được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân R-21 thế hệ mới nhất của Liên Xô. Do đó, năm 1974, giới tình báo Mỹ tìm cách trục vớt xác tàu để tìm hiểu về công nghệ tên lửa R-21.
Chiếc K-129 được trang bị các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân R-21 thế hệ mới nhất của Liên Xô. Do đó, năm 1974, giới tình báo Mỹ tìm cách trục vớt xác tàu để tìm hiểu về công nghệ tên lửa R-21.
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) triển khai chiến dịch có mật danh là Azorian, mượn bình phong của một hãng tư nhân Mỹ để đặt đóng chiếc tàu trục vớt Glomar Explorer, trên danh nghĩa là tàu khảo sát hải dương, để bí mật trục vớt chiếc K-129.
Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) triển khai chiến dịch có mật danh là Azorian, mượn bình phong của một hãng tư nhân Mỹ để đặt đóng chiếc tàu trục vớt Glomar Explorer, trên danh nghĩa là tàu khảo sát hải dương, để bí mật trục vớt chiếc K-129.
Cuộc trục vớt không thành công, do tàu ngầm K-129 chìm ở độ sâu đến 4,9 km và bị đứt làm đôi, nên lúc kéo xác tàu ngầm lên, cần cẩu của tàu Glomạr Explorer bị gãy và chỉ lấy được một phần mũi tàu.
Cuộc trục vớt không thành công, do tàu ngầm K-129 chìm ở độ sâu đến 4,9 km và bị đứt làm đôi, nên lúc kéo xác tàu ngầm lên, cần cẩu của tàu Glomạr Explorer bị gãy và chỉ lấy được một phần mũi tàu.
Vào thập niên 1970, khi đó vẫn là thủa bình minh của vệ tinh do thám, việc trinh sát lãnh thổ Liên Xô của Mỹ, chủ yếu dùng loại phản lực do thám SR-71. Chiếc SR-71 có thể bay với vận tốc 3.500 km/h và ở độ cao 26km, làm bó tay các loại tên lửa phòng không cũng như các loại máy bay chiến đấu hiện có của Liên Xô.
Vào thập niên 1970, khi đó vẫn là thủa bình minh của vệ tinh do thám, việc trinh sát lãnh thổ Liên Xô của Mỹ, chủ yếu dùng loại phản lực do thám SR-71. Chiếc SR-71 có thể bay với vận tốc 3.500 km/h và ở độ cao 26km, làm bó tay các loại tên lửa phòng không cũng như các loại máy bay chiến đấu hiện có của Liên Xô.
Sau đó, phía Liên Xô công bố chế tạo thành công loại siêu phản lực đánh chặn MiG-25 có vận tốc trên Mach 3 và cao độ hoạt động đương đương SR-71. Thông tin này làm Mỹ vô cùng lo lắng và lập tức cho ngưng các chuyến bay do thám, vì sợ MiG-25 bắn hạ được SR-71, sẽ gây ra vô số rắc rối ngoại giao.
Sau đó, phía Liên Xô công bố chế tạo thành công loại siêu phản lực đánh chặn MiG-25 có vận tốc trên Mach 3 và cao độ hoạt động đương đương SR-71. Thông tin này làm Mỹ vô cùng lo lắng và lập tức cho ngưng các chuyến bay do thám, vì sợ MiG-25 bắn hạ được SR-71, sẽ gây ra vô số rắc rối ngoại giao.
Giữa lúc đang hoang mang, thì Mỹ lại có món quà từ “trên trời rơi xuống”. Ngày 6/9/1976, Trung úy không quân LiênXô Viktor Belenko, 29 tuổi, lái một chiếc MiG-25 mới xuất xưởng bay từ căn cứ không quân Chuguyevkagần thành phố Vlasdivostok (Liên Xô) đáp xuống một căn cứ không quân Nhật trên đảo Hokkaido.
Giữa lúc đang hoang mang, thì Mỹ lại có món quà từ “trên trời rơi xuống”. Ngày 6/9/1976, Trung úy không quân LiênXô Viktor Belenko, 29 tuổi, lái một chiếc MiG-25 mới xuất xưởng bay từ căn cứ không quân Chuguyevkagần thành phố Vlasdivostok (Liên Xô) đáp xuống một căn cứ không quân Nhật trên đảo Hokkaido.
Người Mỹ lập tức cho tháo tung chiếc MiG-25 ra để nghiên cứu, sau đó nhờ Nhật gửi trả lại cho Liên Xô. Họ phát hiện ra loại máy bay chiến đấu này không kinh khủng như họ tưởng.
Người Mỹ lập tức cho tháo tung chiếc MiG-25 ra để nghiên cứu, sau đó nhờ Nhật gửi trả lại cho Liên Xô. Họ phát hiện ra loại máy bay chiến đấu này không kinh khủng như họ tưởng.
MiG-25 chỉ có thể bay ở vận tốc Mach 2,8, nếu tăng tốc lên Mach 3 thì chỉ trong giai đoạn ngắn và khi hạn cánh, động cơ sẽ hỏng hoàn toàn. Thêm nữa, do lượng nhiên liệu chở theo là khá ít, nên bán kính hoạt động của MiG-25 chỉ có 300km, không đủ để rượt đuổi SR-71 trên quãng đường dài.
MiG-25 chỉ có thể bay ở vận tốc Mach 2,8, nếu tăng tốc lên Mach 3 thì chỉ trong giai đoạn ngắn và khi hạn cánh, động cơ sẽ hỏng hoàn toàn. Thêm nữa, do lượng nhiên liệu chở theo là khá ít, nên bán kính hoạt động của MiG-25 chỉ có 300km, không đủ để rượt đuổi SR-71 trên quãng đường dài.
Chuyện ăn miếng trả miếng trong lĩnh vực đánh cắp công nghệ quốc phòng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh cứ thế tiếp diễn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc tranh đua đánh cắp công nghệ đã không còn quyết liệt, vì Nga không còn là đối thủ đáng gờm như ngày trước và thay vào đó là Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Chuyện ăn miếng trả miếng trong lĩnh vực đánh cắp công nghệ quốc phòng giữa hai siêu cường thời Chiến tranh Lạnh cứ thế tiếp diễn. Sau khi Liên Xô sụp đổ, cuộc tranh đua đánh cắp công nghệ đã không còn quyết liệt, vì Nga không còn là đối thủ đáng gờm như ngày trước và thay vào đó là Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Sức mạnh kinh hoàng của loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân mạnh nhất trong biên chế Quân đội Mỹ. Nguồn: Smith.
4 Files
4 Files
1- MP4 File 8.29 MB 2- MP4 File 8.29 MB 3- MP4 File 8.29 MB 4- MP4 File 8.29 MB
1- MP4 File 8.29 MB 2- MP4 File 8.29 MB 3- MP4 File 8.29 MB 4- MP4 File 8.29 MB

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.