Quốc gia EU đầu tiên thoát khỏi Covid-19 sau khi áp thẻ xanh vaccine

Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ mọi hạn chế trong nước do dịch COVID-19 với việc bỏ quy định xuất trình chứng nhận tiêm vaccine.

Quốc gia EU đầu tiên thoát khỏi Covid-19 sau khi áp thẻ xanh vaccine
Trong khi nhiều quốc gia ghi nhận kỷ lục về ca mắc COVID-19 mỗi ngày, một số nước khác đang tăng cường khuyến khích tiêm chủng, Đan Mạch chứng kiến cuộc sống đã trở lại bình thường.
Sau 548 ngày thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, với tỷ lệ tiêm chủng cao, quốc gia vùng Scandinavia này đã dỡ bỏ các hạn chế cuối cùng hôm 10/9. Giới chức Đan Mạch tuyên bố rằng virus corona không còn là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với xã hội”.
Là thành viên Liên minh châu Âu (EU) đầu tiên đưa ra tuyên bố trên, Đan Mạch đang đứng trước một thời điểm quan trọng, hoặc là mang đến cơ hội về khả năng phục hồi, hoặc là trở thành cảnh báo về rủi ro sắp tới khi quyết định mở cửa sớm, Washington Post nhận định.
Quoc gia EU dau tien thoat khoi Covid-19 sau khi ap the xanh vaccine
 Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ mọi hạn chế trong nước do dịch COVID-19 với việc bỏ quy định xuất trình chứng nhận tiêm vaccine.
Giới chức Đan Mạch cho rằng tỷ lệ tiêm chủng cao (gần 75% người dân hoàn thành hai mũi vaccine) khẳng định hướng đi phù hợp của Copenhagen. Quốc gia này cũng là một trong những nước có số ca mắc COVID-19 mới thấp nhất ở châu Âu.
Thành tựu Đan Mạch đạt được là kết quả của "một chặng đường dài từ triển khai tiêm chủng, kiểm soát dịch bệnh kết hợp với nỗ lực của toàn bộ người dân trong nước", Bộ trưởng Y tế Magnus Heunicke khẳng định.
Quoc gia EU dau tien thoat khoi Covid-19 sau khi ap the xanh vaccine-Hinh-2
Hộ chiếu vaccine - hay còn gọi là thẻ xanh vaccine.
Thẻ xanh vaccine phát huy hiệu quả
Từ tháng 3/2020, Đan Mạch là một trong những quốc gia châu Âu đầu tiên tuyên bố đóng cửa trường học và nhà hàng, đồng thời hạn chế tụ tập ở nơi công cộng.
Hơn một năm sau, Copenhagen lại là một trong những nơi đầu tiên triển khai hộ chiếu vaccine.
Giống như hạ tầng y tế, quy trình chống dịch hiệu quả của Đan Mạch đã nhận được lời khen ngợi từ nhiều nhà khoa học trên toàn thế giới.
Từ cuối tháng 5, chính phủ Đan Mạch giới thiệu ứng dụng theo dõi tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19 để người dân sử dụng khi đến sân bay, bến cảng, hoặc nhà hàng, tương tự như một tấm hộ chiếu vaccine - hay còn gọi là thẻ xanh vaccine, theo NPR.
Với cách làm đó, người dân có thể ra ngoài, tụ tập với bạn bè hoặc tham gia các sự kiện đông người. "Mọi người sử dụng ứng dụng mọi lúc vì tin tưởng vào nhà chức trách", ông Riis Paludan, chuyên gia tại Đại học Aarhus, cho biết.
Trên thực thế, Đan Mạch đã bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ khi đa số công dân trên 50 tuổi ở quốc gia này hoàn thành hai mũi tiêm.
Hôm 14/8, chính quyền không còn bắt buộc người dân khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng. Đến ngày 1/9, các hộp đêm được phép mở cửa, người dân được tụ tập ở nơi công cộng và không cần xuất trình hộ chiếu vaccine khi vào nhà hàng hay phòng gym.
Tuy nhiên, nhà chức trách vẫn bắt buộc đeo khẩu trang và khuyến nghị giữ khoảng cách tại sân bay và trong các cơ sở y tế. Ở khu vực biên giới, hạn chế nhập cảnh nghiêm ngặt vẫn được áp dụng cho nước ngoài.
Hôm 10/9, biện pháp phòng dịch cuối cùng ở Đan Mạch - xuất trình hộ chiếu vaccine ở các hộp đêm - đã được dỡ bỏ.
Ông Jens Lundgren, một giáo sư về các bệnh do virus tại Bệnh viện Đại học Copenhagen, nói rằng các hộp đêm là nơi cuối cùng dỡ bỏ các quy định vì "đó là hoạt động có nguy cơ lây nhiễm cao nhất".
Quoc gia EU dau tien thoat khoi Covid-19 sau khi ap the xanh vaccine-Hinh-3

Tỷ lệ tiêm chủng cao đã giúp Đan Mạch sớm dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch COVID-19. Ảnh: AP.

Trước đó, vào cuối tháng 7, "rất nhiều quốc gia đã đối mặt làn sóng (COVID-19) thứ 3 trong suốt mùa xuân, trong khi chúng tôi chưa trải qua điều đó”, bà Tyra Grove Krause, chuyên gia Viện Huyết thanh Statens (Đan Mạch), cho biết.

Sau khi nhận thức được rủi ro từ biến chủng Delta, nhà chức trách đã tăng cường truy vết nguồn lây, cách ly các trường hợp tiếp xúc ca dương tính.

Đến thời điểm tỷ lệ tiêm chủng cao hơn, dù đã giảm năng lực xét nghiệm, Đan Mạch vẫn đứng trong 5 quốc gia dẫn đầu về số mẫu xét nghiệm trên tổng số dân.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature hôm 9/9, Đan Mạch cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ người được hỏi sẵn sàng tiêm phòng cao nhất.

Đi ngược xu hướng chung

Ởnước láng giềng của Đan Mạch là Thụy Điển, chính phủ mới đây thông báo sẽ dỡ bỏ gần như tất cả các hạn chế vào cuối tháng. Thụy Điển cũng không buộc các doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa. Thay vào đó, chính quyền khuyến khích ý thức của người dân để kiểm soát lây nhiễm.

Theo số liệu từ chính phủ, 70% người dân trên 15 tuổi đã tiêm cả hai mũi và gần 82% đã tiêm mũi đầu tiên.

Cách tiếp cận của hai quốc gia Bắc Âu này đang đi ngược lại cách phòng dịch ở nhiều nơi khác.

Tại Bỉ, chính phủ dự kiến yêu cầu người dân chứng nhận tiêm chủng và xét nghiệm từ đầu tháng 10. Trong khi đó, Tổng thống Joe Biden hôm 9/9 đã ban hành sắc lệnh thúc đẩy tiêm vaccine cho nhóm đối tượng khoảng 80 triệu công dân.

Nỗ lực của các quốc gia cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta bên cạnh những lo ngại về khả năng bùng phát ca bệnh tương tự mùa đông năm 2020.

Tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 giúp phòng các biến chủng mới như MU?

Sự xuất hiện của các biến chủng COVID-19 mới như MU, đã khiến nhiều quốc gia phải thay đổi chiến thuật tiêm vắc xin, tính đến việc tiêm mũi thứ tư, thay vì chỉ ba mũi như trước kia.

Tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ 4 giúp phòng các biến chủng mới như MU?
Giống như mọi loại virus khác trong quá khứ, việc lây lan trong thời gian ngắn, không gian rộng lớn, sẽ giúp COVID-19 sinh ra biến chủng rất nhanh. Việc nhiều quốc gia đang thực hiện chiến thuật tiêm phủ vắc xin số lượng lớn, cũng được cho là tác động tới việc, COVID-19 xuất hiện biến thể nhanh hơn so với bình thường. Mới đây nhất, sự xuất hiện của biến thể MU của COVID-19 đã khiến giới khoa học phải quan tâm.
Biến thể MU là gì?

Philippines tái phong tỏa thủ đô, Mỹ chạm mốc 41 triệu ca Covid-19

Trong 24h giờ qua, thế giới ghi nhận 471.500 ca nhiễm mới và gần 8.000 trường hợp tử vong vì Covid-19.

Philippines tái phong tỏa thủ đô, Mỹ chạm mốc 41 triệu ca Covid-19

Theo cập nhật lúc 6h sáng ngày 8/9 của trang thống kê Worldometers, đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây mầm bệnh cho xấp xỉ 222,6 triệu người và cướp đi mạng sống của trên 4,59 triệu bệnh nhân. Số ca hồi phục đạt khoảng 199,1 triệu.

Mỹ tiếp tục dẫn đầu thế giới về số nhiễm mới trong ngày qua, ghi nhận thêm 75.600 ca vào tổng 41 triệu người nhiễm Covid-19.

Quốc gia từng là “tâm dịch” thế giới áp dụng hộ chiếu vaccine thế nào?

(Kiến Thức) - Italy, quốc gia từng là "tâm dịch" COVID-19 của thế giới, đã áp dụng hộ chiếu vaccine trong bối cảnh nước này đang hướng tới cuộc sống ở "trạng thái bình thường mới".

Quốc gia từng là “tâm dịch” thế giới áp dụng hộ chiếu vaccine thế nào?
Italy từng là "tâm dịch" COVID-19 của thế giới
Vào tháng 2/2020, thế giới đổ dồn sự quan tâm vào thị trấn Codogno thuộc tỉnh Lombardy (Italy) khi tại đây xuất hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên là một người dân địa phương 38 tuổi. Chỉ một thời gian ngắn, dịch bệnh COVID-19 lan nhanh chóng mặt, biến Italy trở thành tâm dịch của thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.