Quốc Cường Gia Lai phải hoàn trả hơn 2.800 tỷ đồng trong vụ án Trương Mỹ Lan

(Vietnamdaily) - Sau phiên tòa chiều 11/4 tại TAND TP HCM, CTCP Đầu tư Quốc Cường Gia Lai buộc phải hoàn trả lại số tiền lên hơn 2.800 tỷ đồng đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. 

Quoc Cuong Gia Lai phai hoan tra hon 2.800 ty dong trong vu an Truong My Lan
Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình. 
Ngoài công ty Quốc Cường Gia Lai, CTCP Địa ốc Hồng Phát cũng phải nộp lại hơn 2.300 tỷ đồng. Các cá nhân và tổ chức khác như Công ty Phú An, bà Phan Thị Phương Thảo, bà Mai Ngọc Ngà, Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà, CTCP T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc cũng phải chịu trách nhiệm hoàn trả các khoản tiền, vàng theo yêu cầu của HĐXX.
 Bên cạnh đó, HĐXX cũng ra quyết định tạm giữ một số khoản tiền khác nhằm thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Cụ thể, quyết định này bao gồm số tiền hơn 116 tỷ đồng mà ông Tạ Hùng Quốc Việt và gia đình đã tự nguyện nộp lại, 190.000 USD từ ông Trần Văn Hùng, và 50 tỷ đồng từ ông Nguyễn Phú Tiên, Giám đốc Công ty TNHH MTV An Nhựt Tân Long An. Số tieenf 414 tỷ đồng từ CTCP Sài Gòn Kim Cương cũng đã được nộp để đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước trong vụ án này.
 Đối với việc quản lý doanh nghiệp và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng xét xử cũng đã đưa ra nhiều kiến nghị đáng chú ý. Cụ thể, kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước nên có các biện pháp cụ thể để giám sát và kiểm soát các hoạt động hợp nhất, sáp nhập và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực này.
 Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng kiến nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan nên đưa ra các quy định cụ thể để kiểm soát việc thành lập và quản lý doanh nghiệp, nhằm tránh việc bị lợi dụng để thực hiện các hành vi phạm tội.
 Trong phiên tòa diễn ra vào chiều ngày 11 tháng 4 tại TAND TP.HCM, việc tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng với 85 bị cáo khác đã được tiến hành.
 Theo quyết định của Hội đồng xét xử, bà Trương Mỹ Lan đã bị buộc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại liên quan đến 1.243 khoản vay còn lại tại Ngân hàng Sài Gòn - Chi nhánh TP.HCM, sau khi khấu trừ các khoản tiền đã được các bị cáo khác nộp lại. Tổng số tiền mà bà Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn lên đến hơn 673.000 tỷ đồng.

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nguyệt Nga có rủi ro cao về thuế

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nguyệt Nga  được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 02/7/2021.

Chi cục thuế TP Buôn Ma Thuột vừa có văn bản gửi đến Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk; Chi cục Thuế huyện Ea Súp; Chi cục Thuế khu vực Ea Kar – M’Đrắc; Chi cục Thuế khu vực Cư M’Gar Buôn Đôn; Chi cục Thuế khu vực Cư Jut – Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; 3 Đội kiểm tra thuộc chi cục Thuế Tp Buôn Ma Thuột thông báo cảnh báo doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn đối với Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nguyệt Nga - mã số thuế 6001723309. Địa chỉ trụ sở chính tại số 70 Nguyễn Văn Linh, phường Tân An, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Cong ty TNHH Thuong mai va Dich vu Nguyet Nga co rui ro cao ve thue

Chi cục Thuế Buôn Ma Thuột cảnh báo doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn

SSI Research: Thị trường tháng 4 tiềm ẩn rủi ro, điều chỉnh ngắn hạn

(Vietnamdaily) - Theo SSI Research, thị trường khả năng sẽ có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4. Các nhà đầu tư cần nắm bắt triển vọng tăng trưởng ở từng cổ phiếu để có thể lựa chọn vùng giá tích lũy phù hợp.

SSI Research: Thi truong thang 4 tiem an rui ro, dieu chinh ngan han
Thị trường có thể điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4 

Theo SSI, trong cả quý I/2024, bức tranh thị trường chứng khoán tiếp tục hưởng ứng mạnh từ chính sách Nhà nước. Cụ thể là việc định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức cao 15% và 2 dự thảo quan trọng Luật các tổ chức tín dụng và Luật đất đai sửa đổi được thông qua.

Giá trị giao dịch sàn HOSE cải thiện lên 26.700 tỷ đồng/phiên vào tháng 3 và 21.400 tỷ đồng/phiên trong quý 1/2024, tăng 115% so với cùng kỳ.

Theo các nhóm ngành, dòng tiền tích cực và xoay vòng luân phiên diễn ra xuyên suốt trong đầu năm. Sang tháng 3, diễn biến tích cực của thị trường được mở rộng, nổi bật nhất là sự trở lại của nhóm Bất động sản, Xây dựng và Vật liệu khi nhận được thông tin hỗ trợ về các nỗ lực của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Cũng trong báo cáo này, SSI Research nhận định xu hướng đi lên của VN-Index tạm thời chững lại ngay dưới ngưỡng cản kháng cự trung hạn tại 1,288 - 1,292 điểm sau giai đoạn chỉ số tăng trưởng mạnh.

Trên biểu đồ trung hạn, chỉ báo RSI đi vào vùng quá mua, còn ADX ở tín hiệu trung tính yếu. Cho thấy, chỉ số VN-Index cần thêm thời gian tích lũy để vượt qua vùng đỉnh hiện tại 1.290 - 1.292 và khả năng có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4.

Với rủi ro nhịp điều chỉnh ngắn hạn, các mốc hỗ trợ cần lưu ý của VN-Index lần lượt tại vùng 1,240 - 1,230 điểm và xa hơn là 1,203 điểm, bởi các nhịp hồi phục ngắn hạn có thể diễn ra khi chỉ số chạm các vùng này.

Bên cạnh các tín hiệu kỹ thuật, SSI Research chỉ ra 2 yếu tố rủi ro có thể khiến thị trường cần có một “nhịp nghỉ” gồm: lực bán chốt lời đẩy mạnh khi thị trường đã phục hồi gần 25% trong 5 tháng liên tiếp; biến động tăng của tỷ giá và biện pháp can thiệp của NHNN. Hai yếu tố rủi ro này có thể “nhạy cảm” hơn so với các tháng trước do thị trường đang tiệm cận ngưỡng kháng cự quan trọng.

Ở bức tranh toàn cảnh, nhóm phân tích SSI cho rằng, mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp vẫn khiến cho lợi suất đầu tư trên thị trường cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư hơn trong hiện tại. Sau các nhịp điều chỉnh ngắn hạn tuần đầu tháng 4, P/E ước tính 1 năm của VN-Index đang ở mức 11.7 lần, tăng nhẹ từ mức 11 lần vào đầu tháng 3.

Tin mới