Quảng Ninh nói gì về thông tin mua hệ thống xét nghiệm SARS-CoV-2 cao hơn thực tế?

(Kiến Thức) - Sở Y tế Quảng Ninh mới đây đã bác thông tin về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (máy RT-PCR tự động) cao hơn nhiều lần so với giá thực tế.

Quảng Ninh nói gì về thông tin mua hệ thống xét nghiệm SARS-CoV-2 cao hơn thực tế?
Mới đây, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cùng 6 đồng phạm bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) khởi tố để điều tra “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan việc mua hệ thống Realtime PCR tự động với giá trên 7 tỷ đồng, cao hơn gấp 3 lần khi thiết bị này nhập khẩu về Việt Nam chỉ có có giá khoảng 2,3 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian qua, một số cơ quan báo chí, trang mạng xã hội đưa thông tin về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (máy RT-PCR tự động) cao hơn nhiều lần so với giá thực tế.
Ngày 24/4, Sở Y tế Quảng Ninh đã lên tiếng và khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Quang Ninh noi gi ve thong tin mua he thong xet nghiem SARS-CoV-2 cao hon thuc te?
Sở Y tế Quảng Ninh mới đây đã bác thông tin về việc tỉnh Quảng Ninh đầu tư mua hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 (máy RT-PCR tự động) cao hơn nhiều lần so với giá thực tế. 
Theo sở này, quy trình mua thiết bị được thực hiện công khai, minh bạch, với giá cạnh tranh, đúng quy định pháp luật. Hệ thống máy xét nghiệm này đã phát huy hiệu quả cao trong công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh, góp phần quan trọng thực hiện việc ngăn chặn dịch ngay từ giai đoạn đầu.
Sở Y tế Quảng Ninh khẳng định, hiện phía tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa thanh quyết toán tiền mua máy xét nghiệm RT-PCR tự động với nhà cung cấp. Tuy nhiên, phía nhà cung cấp khẳng định sẽ không lấy lãi so với giá của nhà nhập khẩu thiết bị này. Dù chưa có giá nhập khẩu chính thức, song thông tin ban đầu của nhà cung cấp thiết bị đưa ra, giá của bộ thiết bị này (gồm máy xét nghiệm và bộ tách chiết mẫu) đều thấp hơn khoảng trên/dưới 2 tỷ đồng so với mức giá 7 tỷ đồng mà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã mua sắm.
Nói về việc quyết định trang bị hệ thống máy xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho CDC Quảng Ninh, tỉnh này cho biết, do là địa phương trọng điểm tuyến đầu, Quảng Ninh phải chịu nhiều áp lực trực tiếp ngay từ ngày đầu khi dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc và việc xét nghiệm kịp thời được coi là một giải pháp rất quan trọng để phân loại, cách ly, điều trị... nhằm kiểm soát dịch bệnh.
Hiện ngoài CDC Quảng Ninh, Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo mở rộng, nâng cao năng lực xét nghiệm chẩn đoán virus SARS-CoV-2 cho 4 bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bãi Cháy, Sản Nhi, Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. CDC Quảng Ninh đã hoàn thành việc chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp Real Time RT-PCR cho 4 đơn vị trên.

Trước đó, một số cơ quan báo chí khi thông tin về vụ án sai phạm trong mua sắm máy xét nghiệm Realtime PCR ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) có liên hệ, đối chiếu việc mua sắm của thành phố Hà Nội với một số tỉnh, thành phố ở miền Bắc và miền Trung với giá xấp xỉ 7 tỷ đồng, mức cao hơn so với thị trường thông thường.

Đặc biệt, có thông tin trích dẫn còn nêu rõ “dự trù thiết bị phòng dịch cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (dự trù ký ngày 26/3) cho tình huống bệnh nhân gia tăng, giá một máy Realtime PCR được dự trù tới 15 tỷ đồng, máy tách chiết mẫu 2 tỷ đồng. Cả hệ thống xét nghiệm này nếu mua theo dự trù và báo giá của doanh nghiệp cung cấp lên tới 17 tỷ đồng, cao gấp 4 - 5 lần so với thị trường”.

Mới đây, một số cơ quan truyền thông cho biết, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh mua thiết bị Realtime PCR của Đức với giá 8,4 tỷ đồng. Cụ thể, thiết bị này được nhập từ Đức do Công ty Cổ phần Thiết bị y tế Ánh Sao cung cấp. Hợp đồng mua bán được ký ngày 1/3, do Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh ký, đứng tên đơn vị cung cấp máy. Hình thức mua bán này không thông qua đấu thầu mà thực hiện theo cách thức chỉ định thầu.
Để hoàn thiện các thủ tục chỉ định thầu theo quy định, căn cứ kết quả thẩm định giá hệ thống xét nghiệm sinh học phân tử để xét nghiệm COVID-19 của Công ty CP Thẩm định giá Quảng Ninh và Sở Tài chính, trong đó Công ty CP Thẩm định giá Quảng Ninh đã thẩm định giá thiết bị này là 8,446 tỷ đồng, Sở Tài chính thẩm định là 8,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày 23/3, hai bên đã đàm phán giá và lùi còn 7 tỷ đồng, giảm 1,4 tỷ đồng. Ngày 19/3, Sở Y tế Quảng Ninh đã chuyển tạm ứng 4,2 tỷ đồng cho bên trúng thầu, nhưng ngày 21/4 bên trúng thầu đã hoàn lại 4,2 tỷ này.
Trước đó, Kiến Thức đã đưa tin, tối 22/4, Bộ Công an cho biết, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an về đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiến hành điều tra, xác minh làm rõ sai phạm trong quá trình chỉ định thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội và một số đơn vị liên quan.
Quá trình điều tra bước đầu xác định các đối tượng đã câu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm Hệ thống Realtime PCR tự động - xét nghiệm COVID-19 gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan
Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét và Lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với ông Nguyễn Nhật Cảm (SN 1963, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Đồng thời 6 bị can khác bị khởi tố gồm Nguyễn Vũ Hà Thanh, sinh năm 1979, Trưởng phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội; Đào Thế Vinh, sinh năm 1975, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, sinh năm 1980, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, sinh năm 1986, nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech; Nguyễn Thanh Tuyền, sinh năm 1985, nhân viên Công ty TNHH Thiết bị y tế Phương Đông và Lê Xuân Tuấn, sinh năm 1982, nhân viên Phòng Tài chính kế toán Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội.

>>> Mời độc giả xem video CDC Hà Nội "hô biến" máy xét nghiệm từ 2,3 tỷ lên 7 tỷ đồng

Nguồn VTC Now

Giám đốc CDC Hà Nội từng đề xuất mua nhiều máy móc trước khi bị bắt

Trước khi bị bắt để điều tra việc nâng khống giá thiết bị xét nghiệm COVID-19, Giám đốc CDC Hà Nội đã đề xuất mua thêm nhiều máy móc nhưng không được chấp nhận.
 

Giám đốc CDC Hà Nội từng đề xuất mua nhiều máy móc trước khi bị bắt
Chiều tối 22/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã bắt Nguyễn Nhật Cảm (57 tuổi, Giám đốc CDC Hà Nội) cùng 6 người khác để điều tra về việc thông đồng nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Realtime PCR xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.

Hành vi trục lợi từ dịch COVID-19 là tội ác, bị can có thể lĩnh 20 năm tù

Theo luật sư, hành vi trục lợi từ mua sắm thiết bị phòng dịch COVID-19 của lãnh đạo CDC Hà Nội và đồng bọn là tội ác, các bị can có thể lĩnh 20 năm tù.
 

Hành vi trục lợi từ dịch COVID-19 là tội ác, bị can có thể lĩnh 20 năm tù
Ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội thuộc Sở Y tế Hà Nội, Công ty cổ phần định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan.

Các bên liên quan trong vụ án CDC Hà Nội là ai?

Một số doanh nghiệp liên quan tới vụ án CDC Hà Nội là cái tên quen thuộc từng trúng nhiều gói thầu y tế.  
 

Các bên liên quan trong vụ án CDC Hà Nội là ai?
Như Nhadautu.vn đã đưa tin, căn cứ kết quả điều tra và tài liệu, chứng cứ thu thập, C03 vào ngày 22/4 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Hà Nội, CTCP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành, Công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và các đơn vị liên quan.
Đồng thời, Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét và lệnh bắt bị can để tạm giam, áp dụng các biện pháp ngăn chặn về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đối với Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc CDC Hà Nội; Nguyễn Vũ Hà Thanh, trưởng phòng tài chính kế toán; Lê Xuân Tuấn, nhân viên phòng tài chính kế toán; Đào Thế Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Vật tư khoa học và thương mại Việt Nam (MST); Nguyễn Trần Duy, Tổng giám đốc CTCP định giá và bán đấu giá tài sản Nhân Thành; Nguyễn Ngọc Nhất, nhân viên Công ty TNHH phát triển khoa học Vitech; Nguyễn Thanh Tuyền, nhân viên Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.