Quán Internet ở TP HCM lén lút mở khi dịch Covid-19 lan rộng

Để có thể vào bên trong quán Internet 101-2 Gaming (quận Bình Tân) giữa đợt dịch, các vị khách phải nhận diện khuôn mặt qua camera, sau đó họ được chủ quán mở cửa dẫn vào trong.

Quán Internet ở TP HCM lén lút mở khi dịch Covid-19 lan rộng
Để có thể vào bên trong quán Internet 101-2 Gaming (quận Bình Tân) giữa đợt dịch, các vị khách phải nhận diện khuôn mặt qua camera, sau đó họ được chủ quán mở cửa dẫn vào trong.
Cảnh sát giả làm khách, đột kích tiệm Internet ở TP.HCM Cảnh sát phải đóng giả làm khách để lật tẩy các chiêu trò của chủ quán Internet trên đường Bình Long, quận Bình Tân, TP.HCM. Quán này mở chui khi dịch COVID-19 đang lan rộng.
Khi cửa cuốn quán Internet 101-2 Gaming trên đường Bình Long (quận Bình Tân, TP.HCM) vừa kéo lên đủ một người chui lọt, lực lượng Công an quận Bình Tân đã nhanh chóng khống chế nhân viên, ập vào bên trong quán bắt quả tang cả chục thanh, thiếu niên không đeo khẩu trang đang say sưa chơi điện tử.
Để có thể đưa cả chục khách vào bên trong quán, chủ tiệm Internet đã dùng chiêu trò qua mắt lực lượng chức năng rồi âm thầm hoạt động, bất chấp lệnh cấm.
"Cửa đóng then cài" nhưng vẫn đón khách
Những ngày gần đây, khi đi qua căn nhà số 285B Bình Long (phường Bình Hưng Hòa A), người dân hay lực lượng chức năng có thể thấy quán Internet 101-2 Gaming đã đóng kín cửa cùng tờ giấy dán bên ngoài với dòng chữ "Tiệm net tạm ngưng hoạt động để phòng chống dịch Covid-19".
Việc đóng cửa này là bắt buộc do lệnh cấm của UBND TP.HCM ban hành từ ngày 3/5 đối với các quán massage, xông hơi, kịch, rạp chiếu phim, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử để phục vụ công tác phòng chống dịch.
Quan Internet o TP HCM len lut mo khi dich Covid-19 lan rong
Nam thanh niên liên lạc với nhân viên quán net để được dẫn vào bên trong. Ảnh: Q.A. 
Tuy nhiên, khác so với không gian bên ngoài, trong các khung giờ từ 10h-12h, phóng viên và lực lượng chức năng quận Bình Tân ghi nhận hàng loạt lượt người đi vào quán này. Những người ra vào đây chủ yếu là thanh, thiếu niên.
Trước khi vào bên trong, khách phải đứng từ xa để quan sát xung quanh. Khi vắng người họ tiếp cận nhân viên quán, đi từng người một, không di chuyển theo tốp.
Nhận diện khách qua camera thấy đủ tin tưởng, nhân viên quán mới bấm nút mở cửa để dẫn "thượng đế" vào.
Theo ghi nhận của phóng viên, việc ra vào quán Internet này diễn ra chưa đầy vài phút.
Cảnh sát nhập vai khách
Sau khi nắm được chiêu trò và quy luật hoạt động của quán Internet 101-2 Gaming, trưa 27/5, một tổ công tác Công an quận Bình Tân được huy động tới để xử lý.
Quan Internet o TP HCM len lut mo khi dich Covid-19 lan rong-Hinh-2
16 thanh thiếu niên bị lực lượng chức năng bắt quả tang khi đang say sưa chơi game. Ảnh: Q.A. 
Khi cửa cuốn quán vừa kéo lên đủ một người chui lọt, một cán bộ Công an quận Bình Tân đã nhanh chóng khống chế nhân viên. Bên trong quán lúc này có cả chục thanh, thiếu niên không đeo khẩu trang đang say sưa chơi điện tử.
Trong khi một số khách toan tính bỏ chạy, một số khác còn mải mê chơi điện tử mà không hề hay biết có sự xuất hiện của nhà chức trách. Có trường hợp do mệt mỏi đã ngủ gục trên bàn phím.
Qua kiểm tra hai phòng của quán, lực lượng chức năng phát hiện 16 nam, nữ. Họ chủ yếu là học sinh, sinh viên trên địa bàn.
  
Quan Internet o TP HCM len lut mo khi dich Covid-19 lan rong-Hinh-3
Thang được dựng sẵn lên mái nhà để thoát ra ngoài ở phía sân sau tiệm Internet. Ảnh: Q.A. 
Phía sân sau của quán có dựng sẵn một chiếc thang hướng lên mái. Đây là lối để khách thoát ra phía ngoài nếu có lực lượng chức năng đến "gõ cửa" kiểm tra.
Công an đã yêu cầu chủ quán tạm dừng ngay việc mở cửa kinh doanh trái phép đồng thời lập biên bản bắt quả tang vụ việc.
Theo đại diện Công an quận Bình Tân, trong thời điểm dịch bệnh tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc chủ hộ kinh doanh tìm mọi cách che mắt lực lượng chức năng để mở chui, đón khách bất chấp lệnh cấm là vi phạm nghiêm trọng.
"Công an quận Bình Tân khuyến cáo người dân, các chủ hộ kinh doanh trên địa bàn cần thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống dịch Covid-19. Cơ sở nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm", đại diện Công an quận Bình Tân nói

Theo yêu cầu phòng chống dịch của UBND TP.HCM, các hoạt động, cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí hoặc có tiếp xúc gần như quán karaoke, quán bar, massage, thẩm mỹ, vật lý trị liệu, quán internet, điện tử... phải tạm dừng hoạt động từ 18h ngày 3/5.

Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 3.254 ca mắc Covid-19 trong nước tại 30 tỉnh, thành phố. Bắc Giang vẫn là địa phương có số lượng người mắc cao nhất cả nước.

Theo báo cáo của ngành y tế, tính đến 18h ngày 27/5, tổng số ca dương tính liên quan đến ổ dịch của nhóm tôn giáo tại quận Gò Vấp lên tới 36 người. Trong đó, 29 người là hội viên của nhóm tôn giáo nói trên; 7 trường hợp là F1 (4 người làm chung tòa nhà tại quận Phú Nhuận và 3 bệnh nhân tiếp xúc gần ở nơi cư trú).

Hà Nội: Từ 0h ngày 16/3, quán game, Internet được mở cửa trở lại

Từ 0h ngày 16/3, Hà Nội cho phép các tuyến xe liên tỉnh hoạt động trở lại bình thường; quán game, internet cũng được hoạt động trở lại.

Hà Nội: Từ 0h ngày 16/3, quán game, Internet được mở cửa trở lại
Chiều 15/3, Hà Nội họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, từ 0h ngày 16/3, Hà Nội cho phép xe vận chuyển liên tỉnh được chở đúng số người theo số ghế thiết kế theo quy định hiện hành. Trước đó, Hà Nội yêu cầu các xe khách liên tỉnh, xe bus chỉ được chở 50% số ghế để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19.
Ha Noi: Tu 0h ngay 16/3, quan game, Internet duoc mo cua tro lai
 Hà Nội cho phép quán game, internet hoạt động trở lại từ 0h ngày 16/3. 

Nguy cơ dịch COVID-19 lần 4 bùng phát: Các tỉnh “tung chiêu” đối phó

Trước nguy cơ dịch COVID-19 lần 4 bùng phát trở lại, Hà Nội đã tạm dừng các hoạt lễ hội, các tuyến phố đi bộ, TP.HCM phạt không đeo khẩu trang... và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đồng loạt "tung chiêu" đối phó, quyết tâm chặn đứng đợt dịch.

Nguy cơ dịch COVID-19 lần 4 bùng phát: Các tỉnh “tung chiêu” đối phó
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chiều ngày 27/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh: Nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất cao không chỉ từ các nước có biên giới giáp Việt Nam mà ngay cả trong nước.
Hà Nội tạm dừng tổ chức các lễ hội, tuyến phố đi bộ
Tạm gác lợi ích về kinh tế, TP HCM và TP Hà Nội lập tức ra chỉ đạo hủy bắn pháo hoa ngày lễ 30/4-1/5, tạm dừng các hoạt động lễ hội, ngưng các chương trình nghệ thuật , biểu diễn tụ tập đông người, đóng cửa phố đi bộ...

Ngày 27/4, Thành ủy Hà Nội có Công văn số 112 - CV/TU yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố và nhân dân thủ đô tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Người dân trên địa bàn thành phố phải thực hiện nghiêm túc yêu cầu 5K kết hợp tiêm vaccine phòng, chống dịch, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, các sự kiện, hội nghị và trên các phương tiện giao thông công cộng.

Nguy co dich COVID-19 lan 4 bung phat: Cac tinh “tung chieu” doi pho
 TP Hà Nội lập tức ra chỉ đạo hủy bắn pháo hoa ngày lễ 30/4-1/5, tạm dừng các hoạt động lễ hội.
TP.HCM bắt buộc đeo khẩu trang nơi đông người

Mặc dù TP.HCM không có ca nhiễm COVID-19 mới nhưng nguy cơ luôn thường trực. Để giữ vững thành quả chống dịch, ngoài những chỉ đạo trong công điện khẩn của Thủ tướng và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Nguy co dich COVID-19 lan 4 bung phat: Cac tinh “tung chieu” doi pho-Hinh-2
Ngày 26/4 TP HCM quyết định không bắn pháo hoa dịp lễ 30/4-1/5. Ảnh: Báo ND
Bắt buộc đeo khẩu trang tại các khu vực tập trung đông người, khu vui chơi giải trí. Xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang. Trước hết các cơ quan, đơn vị nhà nước chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Các phòng họp, khu vui chơi đông người phải bố trí dung dịch rửa tay .

Tăng cường giám sát, phát hiện trường hợp nhập cảnh trái phép tại địa bàn dân cư, cơ sở lưu trú… Xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tiếp tay cho nhập cảnh trái phép hoặc không thực hiện khai báo.

Quảng Ninh nâng cao năng lực, mở rộng xét nghiệm để kiểm soát dịch

Tính đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 9 đơn vị y tế triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2, đạt công suất xét nghiệm trên 20.000 mẫu gộp hoặc 5.000 mẫu đơn/ngày.

Quảng Ninh nâng cao năng lực, mở rộng xét nghiệm để kiểm soát dịch
 Từ đầu tháng Năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 bệnh viện đủ điều kiện thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Realtime RT-PCR, nâng tổng số cơ sở y tế trong toàn tỉnh đủ khả năng làm xét nghiệm lên 9 đơn vị.

Từ ngày 1/5 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả đã đủ điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Theo đó, đơn vị thực hiện trung bình 300 mẫu đơn hoặc 1.200 mẫu gộp/ngày.

Đến hết ngày 22/5 vừa qua, đơn vị đã xét nghiệm phục vụ công tác phòng, chống dịch cho hơn 4.200 lượt người, xét nghiệm dịch vụ trên 11.200 lượt người.

Trước đó, chính quyền thành phố Cẩm Phả đã lấy nguồn kinh phí từ việc dừng bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2021 để đầu tư mua hệ thống máy Realtime RT-PCR phục vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 cho Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả.

Cùng với đó, bệnh viện cải tạo cơ sở vật chất, xây dựng phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp II; cử y, bác sỹ đi đào tạo, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Hiện bệnh viện có thể nâng công suất xét nghiệm tối đa là 500 mẫu đơn hoặc 2.000 mẫu gộp/ngày nếu tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn.

Trung tâm Y tế thành phố Móng Cái hiện là nơi đặt Bệnh viện dã chiến số 1, thu dung, điều trị bệnh nhân nghi mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh, đồng thời thực hiện nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn.

Nhằm giúp đơn vị có thể xét nghiệm SARS-CoV-2 tại chỗ, từ đầu tháng Năm này, tỉnh đã đầu tư kinh phí mua sắm hệ thống máy xét nghiệm, thiết lập phòng xét nghiệm đạt chuẩn và đào tạo cán bộ xét nghiệm cho đơn vị. Công suất tối đa có thể đạt 600 mẫu đơn hoặc 6.000 mẫu gộp/ngày. Qua đó, giúp đơn vị đảm bảo năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 tại chỗ, tránh lây lan dịch bệnh khi phải vận chuyển mẫu bệnh phẩm và cho kết quả nhanh. 

Bệnh viện Phổi Quảng Ninh là nơi đặt Bệnh viện dã chiến số 2 bắt đầu triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 ngay tại đơn vị vào đầu tháng Năm này. Theo đó, bệnh viện có thể xét nghiệm SARS-CoV-2 tại chỗ cho toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân đang điều trị nội trú tại đơn vị.

Trước đó, Quảng Ninh có Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh được cấp phép thực hiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 vào tháng 3/2020. Tiếp đến các bệnh viện đã thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2, gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Hạ Long.

Như vậy, tính đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 9 đơn vị y tế triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2, đạt công suất xét nghiệm trên 20.000 mẫu gộp hoặc 5.000 mẫu đơn/ngày.

Kinh nghiệm từ những đợt chống dịch trước cho thấy chủ động xét nghiệm tại chỗ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm ca bệnh, từ đó khoanh vùng dập dịch hiệu quả.

Trước làn sóng dịch lần này đang diễn biến ngày càng phức tạp, quán triệt phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” (3 trước: nhận diện, chủ động, chống; 4 tại chỗ: lực lượng, chỉ huy, phương tiện, hậu cần), ngành Y tế Quảng Ninh tiếp tục phấn đấu nâng cao năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 tối đa khi cần thiết lên 30.000-50.000 mẫu gộp hoặc 6.000 mẫu đơn/ngày.

Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện cho hay song song với việc nâng cao năng lực xét nghiệm, ngành tiếp tục có kế hoạch tập huấn phương pháp lấy mẫu cho nhân viên y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở, sẵn sàng cho việc lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng nếu cần thiết.

Hiện nay, ngành Y tế Quảng Ninh ưu tiên xét nghiệm sớm các trường hợp F1, F2 và người có triệu chứng cúm, ho, sốt, khó thở, liên quan đến bệnh hô hấp. Ngoài ra, ngành Y tế mở rộng xét nghiệm cho đối tượng như, bệnh nhân già, yếu, có bệnh nền đang điều trị nội trú tại bệnh viện, nhân viên y tế...

Quảng Ninh tiếp tục áp dụng việc xét nghiệm mẫu gộp vừa tiết kiệm sinh phẩm vừa đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả trong phòng, chống dịch, mở rộng dịch vụ xét nghiệm sàng lọc cho người dân.

Ngành Y tế khuyến cáo, công dân trở về từ các địa phương có dịch hoặc có dấu hiệu viêm đường hô hấp không được tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà đến ngay cơ sở y tế đủ năng lực để được khám, sàng lọc, xét nghiệm SARS-CoV-2./.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.