Quận Hoàn Kiếm của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập

Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sáp nhập.

Quận Hoàn Kiếm của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
Thông tin này được ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Hội nghị diễn ra ngày 31/7, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Báo cáo tại hội nghị, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết giai đoạn 2019-2021, thành phố đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường. "Không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp", theo lời ông Thanh.
Quan Hoan Kiem cua Ha Noi thuoc dien phai sap nhap 
Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh báo cáo thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường thuộc diện sáp nhập giai đoạn 2023-2030 (Ảnh: Đoàn Bắc).
Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã và 579 đơn vị hành chính cấp xã 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn.
Sau khi sắp xếp, ông Thanh cho biết đã bố trí lại số lượng cán bộ, công chức dôi dư đảm bảo đúng theo quy định.
"Chế độ chính sách đối với số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư được thực hiện kịp thời và có chính sách hỗ trợ thêm, từ đó đã tạo được đồng thuận cao", Chủ tịch Hà Nội báo cáo.
Theo ông Thanh, các đơn vị hành chính được sắp xếp sớm hoạt động ổn định, nhân sự được đảm bảo, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địa phương.
Chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện, người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cho rằng quá trình sắp xếp phải chủ động xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ; giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; quan tâm chế độ, chính sách đặc thù trong quá trình thực hiện sắp xếp…

Trong cuộc làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội hôm 25/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết giai đoạn 2023-2030, có 1 quận và 176 xã, phường (tại 26 quận, huyện, thị xã) thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hà Nội cần thực hiện sớm theo quy định tại Nghị quyết của Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Với giai đoạn 2023-2025, Chủ tịch Hà Nội cho biết qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định hiện nay, thành phố có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.
Để đạt kết quả tốt, ông Thanh nhấn mạnh Hà Nội xác định phải tập trung tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Cùng với đó, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu.
"Quá trình tổ chức thực hiện sẽ chú trọng công tác tổ chức bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phương án xử lý tài sản công; nguồn lực đầu tư kết nối hạ tầng giao thông; tiêu chí đô thị... bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu", Chủ tịch Hà Nội nhấn mạnh.
Theo báo cáo chung, trong giai đoạn 2019-2021, cả nước đã sáp nhập 21 huyện và 1.056 xã, qua đó giảm được 8 huyện và 561 đơn vị xã; giảm 429 cơ quan cấp huyện, 3.437 cơ quan cấp xã.
Nhờ sáp nhập huyện, xã đã tinh giản biên chế được 361 cán bộ, công chức cấp huyện, 6.657 cán bộ, công chức cấp xã; giảm chi ngân sách Nhà nước khoảng 2.008 tỷ đồng.

Thành phố Hà Nội hiện có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Số đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội là 584, trong đó có 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn.

Quận Hoàn Kiếm (gồm 18 phường), là một quận nằm ở trung tâm Hà Nội nhưng cũng là đơn vị hành chính cấp quận có diện tích nhỏ nhất thành phố, theo thông tin từ Cổng Giao tiếp điện tử UBND TP Hà Nội.

Theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận phải có diện tích từ 35km2 và quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

Từ năm 2018, quận Hoàn Kiếm có diện tích tự nhiên 5,29km2 (thấp hơn gần 7 lần so với tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận). Quy mô dân số của quận Hoàn Kiếm khoảng 156.000 người.

Quận Hoàn Kiếm cho 5 phường phục vụ bán hàng tại chỗ

Theo đánh giá mới nhất, quận Hoàn Kiếm sẽ điều chỉnh cấp độ phòng chống dịch cho 5 phường. Thời gian bắt đầu từ 12h00 ngày 8/1.

Quận Hoàn Kiếm cho 5 phường phục vụ bán hàng tại chỗ
Tối 7/1, ông Phạm Tuấn Long - Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ký quyết định điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 2 để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Quan Hoan Kiem cho 5 phuong phuc vu ban hang tai cho
Quận Hoàn Kiếm đã điều chỉnh cấp độ dịch 5 phường. 

Biệt thự cựu Chủ tịch Hà Nội ở bị bỏ hoang ngập rác giờ ra sao?

Chính quyền quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa phối hợp với công ty môi trường dọn rác trong biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa "đòi" từ cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên vào năm 2014 đến nay vẫn bị bỏ hoang.

Biệt thự cựu Chủ tịch Hà Nội ở bị bỏ hoang ngập rác giờ ra sao?
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?
Căn biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa (phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), tọa lạc giữa con phố nhỏ nối từ phố Hàm Long sang phố Trần Hưng Đạo.  Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thuộc diện nhà chuyên dùng, do Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quản lý. Ảnh: VOV.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-2
Đây là khu phố được xây dựng và quy hoạch theo kiến trúc Đông Dương với nhiều căn biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954. Ảnh: VOV.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-3

Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (quận Hoàn Kiếm) có diện tích 410m2, TP Hà Nội xếp vào danh sách không thuộc diện để bán. Đầu năm 2002, ông Hoàng Văn Nghiên khi đó là Chủ tịch TP Hà Nội đã chuyển đến khu biệt thự này thuê ở. Ảnh: Dân Việt.

Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-4

Đến cuối năm 2014, ông Nghiên trả lại Hà Nội căn biệt thự nói trên. Từ đó đến nay, căn biệt thự này vẫn bị bỏ hoang. Ảnh: VietnamFinance.

Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-5
Cổng sắt và hàng rào bên ngoài bong tróc rỉ sét theo thời gian. Ảnh: VOV.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-6
Do không được đưa vào sử dụng nên những năm qua cỏ mọc um tùm trong biệt thự, rác thải la liệt khắp sân, bốc mùi xú uế nồng nặc. Ảnh: VOV.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-7
Cảnh hoang hóa bên trong hàng rào sắt. Ảnh: VOV.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-8
 Những lớp lá rụng xếp dầy trên mặt sân. Ảnh: VOV.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-9
Liên quan tới biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa, vừa qua, cử tri quận Hoàn Kiếm đề nghị UBND TP Hà Nội đảm bảo vệ sinh môi trường, sớm chấm dứt tình trạng bỏ hoang. Trả lời kiến nghị của cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, do còn có những vướng mắc về chính sách nên chưa đưa ra được phương án xử lý phù hợp với căn biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Ảnh: Tiền Phong.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-10
Mới đây, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã phối hợp với Công ty TNHH Quản lý và phát triển nhà Hà Nội quét dọn, tổng vệ sinh môi trường khuôn viên biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa. Ảnh: Công nhân dọn rác bên trong biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (nguồn: Vietnamnet).
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-11
Được biết, trong năm 2018, Sở Xây dựng Hà Nội đã có hai văn bản giao Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội thực hiện chỉ đạo của UBND TP về nhà 12 phố Nguyễn Chế Nghĩa. Đến tháng 9/2018, Hà Nội tiếp tục có chỉ đạo với nội dung trong thời gian chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, việc quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ và các mục đích không phải để ở, tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành và chỉ đạo của UBND TP. Ảnh: Pháp luật TPHCM.
Biet thu cuu Chu tich Ha Noi o bi bo hoang ngap rac gio ra sao?-Hinh-12
Cuối năm 2019, Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản đề nghị Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội có biện pháp quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát tài sản đối với quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ và các mục đích khác, không phải để ở. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu các địa phương góp ý vào dự thảo nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng nhà chuyên dùng. Do vậy, cơ quan chức năng của Hà Nội tạm thời chưa đưa ra phương án xử lý biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa để chờ quy định mới. Ảnh: VOV. 












Hà Nội: “Điểm mặt” những khu tái định cư, nhà chuyên dùng bị thu hồi

Hiện Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 803 địa điểm nhà chuyên dùng, nằm trên địa bàn 6 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy.

Hà Nội: “Điểm mặt” những khu tái định cư, nhà chuyên dùng bị thu hồi
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực hiện kết luận tại phiên chất vấn, trả lời chất vấn và những cam kết tại kỳ họp thứ 7 HĐND. Trong đó có kết quả thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của thành phố.
Cụ thể, theo UBND TP Hà Nội, hiện Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội đang quản lý 803 địa điểm nhà chuyên dùng, nằm trên địa bàn 6 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Thanh Xuân, Cầu Giấy. Trên cơ sở báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội đã có văn bản phân loại các khoản nợ phải thu của công ty tính đến ngày 30/9/2022 là hơn 190,8 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.