Quận Hà Đông thu hồi gần 53 ha đất công viên cho thuê

UBND quận Hà Đông (TP Hà Nội) quyết định chấm dứt hợp đồng đối với 11 nhà đầu tư thuê 52,87 ha đất quy hoạch khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao

Quận Hà Đông thu hồi gần 53 ha đất công viên cho thuê

Ông Phạm Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông (TP Hà Nội), vừa ký, ban hành văn bản số 335/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện các kết luận, chỉ đạo của TP Hà Nội và Quận ủy Hà Đông về quản lý khu đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch xây dựng Khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao quận Hà Đông.

Quan Ha Dong thu hoi gan 53 ha dat cong vien cho thue

Khu đất quy hoạch xây Khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao tại quận Hà Đông, TP Hà Nội. Ảnh: Hữu Hưng.

Trước khi UBND quận Hà Đông ban hành văn bản số 335, UBND TP Hà Nội và Quận ủy Hà Đông đã ban hành hàng loạt văn bản liên quan từ giữa năm 2021, yêu cầu UBND quận Hà Đông: dừng ngay việc tạm khai thác cho thuê mặt bằng đất và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tiếp tục cho thuê sai mục đích, sai thẩm quyền; kiểm tra việc sử dụng đất công (diện tích đất đã được giải phóng mặt bằng) để cho thuê kinh doanh trái quy định pháp luật, yêu cầu dừng ngay việc cho thuê đất trong diện tích đất này, xử lý các vi phạm theo quy định.

UBND TP Hà Nội giao UBND quận Hà Đông khẩn trương lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng công viên phân kỳ 1 bằng vốn đầu tư công; đối với phân kỳ 2, sau khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt, UBND TP xem xét nghiên cứu đầu tư bằng vốn đầu tư công và tập trung công tác giải phóng mặt bằng (phần còn lại), nếu có khó khăn kêu gọi đầu tư xã hội hoá.

Thực hiện chỉ đạo, UBND quận Hà Đông đã yêu cầu 11 nhà đầu tư dừng khai thác mặt bằng đất quy hoạch để xem xét đầu tư Khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao.

Dự kiến sáng 10/12, quận Hà Đông sẽ tổ chức làm hàng rào tôn quanh khu đất 52,87 ha (đất đã được thu hồi).

Trước đó, vào năm 2015, UBND TP Hà Nội có văn bản chấp thuận cho Hà Đông tổ chức quản lý, sử dụng, tạm khai thác chống lấn chiếm với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng thuộc khu đất quy hoạch xây dựng Khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao quận Hà Đông.

Tiếp đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông (đơn vị được giao trực tiếp quản lý) đã ký hợp đồng cho thuê mặt bằng với 12 đơn vị.

Liên quan đến khu đất này, trong năm 2022, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản yêu cầu quận Hà Đông dừng việc tạm khai thác mặt bằng đất, đồng thời khẩn trương lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng công viên phân kỳ 1 bằng vốn đầu tư công.

Tính đến hết tháng 11, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hà Đông đã thanh lý xong hợp đồng thuê mặt bằng với 1 đơn vị; 11 nhà đầu tư còn lại chưa thực hiện việc di chuyển tài sản và bàn giao mặt bằng theo yêu cầu.

Để tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của TP Hà Nội, UBND quận Hà Đông đang yêu cầu các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đơn vị thuê mặt bằng chấp hành; phối hợp tự giác di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực, bàn giao mặt bằng cho địa phương quản lý.

Bên cạnh đó, ngày 1/11 vừa qua, Công ty Điện lực Hà Đông đã có thông báo ngừng cấp điện đối với khách hàng đang sử dụng tại khu đất quy hoạch xây dựng khu công viên này.

Theo đại diện UBND quận Hà Đông, sau khi hàng rào tôn được thi công, UBND phường Hà Cầu, Kiến Hưng cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất sẽ xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý quỹ đất, chống tái lấn chiếm (xây dựng chốt bảo vệ, phân công lực lượng túc trực…) đối với diện tích đất do các đơn vị bàn giao mặt bằng.

Quận Hà Đông cũng giao Trung tâm Phát triển quỹ đất chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc di chuyển tài sản ra khỏi khu đất đã cho thuê trước đó.

Đối với Phòng Tài chính-Kế hoạch, quận Hà Đông đã giao chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND quận trong công tác đầu tư dự án khu công viên này.

Dự án Khu công viên văn hóa-vui chơi, giải trí-thể thao quận Hà Đông được tỉnh Hà Tây cũ phê duyệt quy hoạch trên địa bàn phường Hà Cầu và Kiến Hưng từ năm 2008, có diện tích 96,7 ha. Dự án được quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu về việc tạo lập một không gian sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, công viên cây xanh vui chơi giải trí.

Sau khi sáp nhập Hà Tây và Hà Nội, UBND TP giao cho quận Hà Đông triển khai dự án. Tuy nhiên, dù được lập quy hoạch từ lâu nhưng dự án vẫn chưa thể triển khai do chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

 

Hà Nội: Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy nước mặt sông Đuống

(Kiến Thức) - Sáng 5/9, tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, đã diễn ra lễ khánh thành giai đoạn 1 nhà máy nước mặt sông Đuống nhằm cung cấp 300.000m3/ngày đêm nước sạch sinh hoạt cho địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hà Nội: Khánh thành giai đoạn 1 nhà máy nước mặt sông Đuống
Nhà máy Nước mặt Sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne - Dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc, góp phần cung cấp nước sạch sinh hoạt cho hàng triệu người dân khu vực TP Hà Nội, các tỉnh lân cận và dần thay thế nguồn nước ngầm đã và đang có nguy cơ ô nhiễm cao.
Ha Noi: Khanh thanh giai doan 1 nha may nuoc mat song Duong
Toàn cảnh lễ khánh thành giai đoan 1 nhà máy nước mặt sông Đuống.
Vào 9h30 sáng 5/9, tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, nhà máy nước mặt sông Đuống đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 có tổng công suất 300.000 m3/ngày đêm.

Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước vì lẽ gì?

(Kiến Thức) - Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước thời điểm khánh thành nhà máy ít ngày do chưa đủ điều kiện nghiệm thu đã đưa vào khai thác, sử dụng.

Nhà máy nước sông Đuống - Shark Liên từng bị “tuýt còi” không được khai thác, cấp nước vì lẽ gì?
Rầm rộ khánh thành Dự án nước sạch 5.000 tỷ đồng của Shark Liên...

Nhà máy Nước mặt sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước: Nên tạm dừng hoạt động?

(Kiến Thức) - Luật quy định công trình chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu. Nhưng chủ đầu tư vẫn đưa nhà máy vào khai thác, sử dụng, bán nước cho dân thì rõ ràng là vi phạm quy định. Cần phải tạm dừng ngay việc cung cấp, bán nước sạch cho người dân từ nhà máy này.

Nhà máy Nước mặt sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước: Nên tạm dừng hoạt động?
Vụ việc Nhà máy nước sông Đuống thuộc Tập đoàn AquaOne bị Cục Giám định “tuýt còi” do chưa đủ điều kiện nghiệm thu nhưng đưa vào sử dụng, bán nước cho nhiều khu dân cư đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao Nhà máy nước sông Đuống chưa đủ điều kiện nghiệm thu mà đã được bán nước? Vì sao UBND TP Hà Nội vẫn quyết dung dù theo quy định khi cơ quan quản lý chưa có kết quả nghiệm thu, chưa có ý kiến cuối cùng thì chủ đầu tư không được phép đưa vào sử dụng.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật Hợp Danh - Thiên Thanh cho rằng, cần phải tạm dừng ngay việc cung cấp nước sạch cho người dân. Nhà máy nước sông Đuống chưa đủ điều kiện nghiệm thu, việc chạy hay dừng là quyền của nhà máy nhưng cung cấp bán nước cho dân là không được.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.