Quân đội Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Trong thời đại công nghiệp 4.0, hai yếu tố quyết định thành bại của một cuộc chiến là con người và vũ khí thì con người vẫn giữ vai trò quyết định.

Quân đội Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Cẩn trọng với quan điểm “vũ khí luận”

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã khởi động và sẽ làm cho thế giới biến đổi rất nhanh theo cấp số nhân trên mọi lĩnh vực. Những thành tựu mới về khoa học-công nghệ sẽ nhanh chóng được các nước áp dụng vào lĩnh vực quân sự-quốc phòng.

Trong tương lai gần, khi một cuộc chiến tranh công nghệ cao xảy ra, máy tính sẽ tính toán rất nhanh ý đồ tác chiến của người chỉ huy để đưa ra phương án tiến công tối ưu cho các lực lượng, phương tiện, vũ khí thực hành tác chiến; công nghệ nano có thể giúp các vũ khí tiến công có khả năng tàng hình trong mọi điều kiện; trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những người lính robot thông minh, chiến đấu liên tục không biết mệt mỏi với sức mạnh và sự chịu đựng phi thường; tác chiến mạng có thể làm thay đổi cục diện chiến trường... Chiến tranh tương lai sẽ nặng về tìm diệt chứ không phải phá hủy bởi phá hủy sẽ gắn rất gần với sự hủy diệt. Như vậy, về đại thể, lý luận chiến tranh nói chung đang thay đổi và quân đội các nước đều phải nghiên cứu, điều chỉnh nghệ thuật quân sự để phục vụ mục tiêu hoạt động quân sự của nước mình.

Trong tình hình đó, Việt Nam vẫn kiên trì với mục tiêu xây dựng quân đội được vạch ra trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Trong đó, một số lực lượng như hải quân, phòng không-không quân, cảnh sát biển, thông tin, tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng... sẽ tiến thẳng lên hiện đại.

Có ý kiến cho rằng, vào thời điểm hiện nay mà việc xây dựng quân đội vẫn chỉ xác định “từng bước hiện đại” là “giậm chân tại chỗ” và khó bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi khi một cuộc chiến tranh chống xâm lược xảy ra. Họ viện dẫn những cuộc chiến tranh gần đây như Iraq, Nam Tư, Libya hay Syria... những vũ khí công nghệ cao với uy lực lớn, độ chính xác cao, tầm hoạt động rất xa có thể tìm diệt mục tiêu trong mọi điều kiện môi trường mặt đất, mặt nước, trên không hay ngầm trong lòng đất, lòng đại dương. Sự lo lắng ấy là cần thiết, nhưng việc tuyệt đối hóa vai trò của vũ khí công nghệ cao dễ sa vào quan điểm “vũ khí luận” của các nhà lý luận quân sự phương Tây.
 
Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh Lịch sử từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam, chúng ta luôn coi trọng vũ khí-trang bị nhưng trong mọi cuộc chiến tranh giữ nước, Việt Nam luôn phải chấp nhận sự hạn chế hơn kẻ thù xâm lược về vũ khí. Chính điều đó đã làm nên nghệ thuật giữ nước “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” nhưng biết “lấy nhỏ thắng lớn”. Trần Quốc Tuấn đã “dĩ đoản binh chế trường trận”, đoản binh là vũ khí đánh gần (gươm, dao) của những người nông dân Đại Việt chống lại trường trận-vũ khí đánh xa (cung nỏ) của kị binh Nguyên Mông. Điều cốt lõi của nghệ thuật này là dùng sức mạnh văn hóa của một dân tộc nhỏ để đánh bại uy vũ của một đội quân xâm lược lớn. Trần Quốc Tuấn đã nhận ra quy luật, một quân đội dù hung bạo đến đâu cũng không thể thắng được một dân tộc có chiều sâu văn hiến. Đến Nguyễn Trãi, ông đã kế thừa tinh hoa tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn khi “dùng gậy làm cờ tập hợp bốn phương manh lệ”. Nguyễn Trãi đã xây dựng sức mạnh cứu nước cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ những tầng lớp nông dân khốn cùng nhất trong xã hội. Cần phải thấy rằng, nếu như Nguyễn Trãi cùng nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh thì trước đó, cha con Hồ Quý Ly với quân đội đông đảo lên đến trăm vạn người, với thành cao hào sâu và súng thần công vào hàng “công nghệ cao” thời điểm đó lại chịu thất bại bởi đội quân xâm lược này. Đến thế kỷ 20, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển những tinh hoa tư tưởng của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi thành đường lối chiến tranh nhân dân với 4 nội dung cốt lõi: “Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh”. Chính đường lối đúng đắn này, khi thấm sâu vào mọi tầng lớp nhân dân là nguyên nhân quyết định làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Để tiến hành chiến tranh nhân dân thì phải có quân đội nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam kể từ khi ra đời cho đến nay đã có nhiều tên gọi: “Tự vệ đỏ”, “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”, “Giải phóng quân”, “Vệ quốc đoàn”, “Quân đội quốc gia Việt Nam” nhưng chỉ đến khi mang tên Quân đội nhân dân Việt Nam thì mới thấy trúng, thấy đúng với bản chất truyền thống. Vì lẽ đó, tên gọi này đã đứng vững và định hình trong lòng dân tộc qua mọi thử thách của thời gian. Thế giới có thể biến đổi từng ngày, từng giờ nhưng Quân đội ta chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh làm nòng cốt cho toàn dân bảo vệ Tổ quốc khi Quân đội là của dân, do dân và vì dân. Cho nên, trong 4 nội dung mục tiêu xây dựng quân đội hiện nay, nội dung “cách mạng” đã được đặt lên trên hết, rồi mới đến các nội dung “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Nội hàm của khái niệm “cách mạng” đòi hỏi quân đội phải “trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân”. “Cách mạng” cũng có nghĩa là yêu nước, người Việt Nam không chỉ có tinh thần yêu nước mà đã nâng tinh thần ấy lên thành “chủ nghĩa yêu nước”. Vì thế, xây dựng quân đội phải lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở.
 
Quân đội chỉ cần “trung với nước, hiếu với dân” là đủ?

Có người nói rằng, quân đội chỉ cần “trung với nước, hiếu với dân” là đủ? Nhưng đó là luận điệu của những người lập lờ, ba phải! Thực tế lịch sử loài người chưa bao giờ tồn tại một nhà nước chung chung, trừu tượng. Quân đội của bất kỳ quốc gia nào hiện nay cũng đều tuyên thệ trung thành với hiến pháp và với nguyên thủ hợp hiến (nhà vua, tổng thống, thủ tướng hoặc chủ tịch nước).

Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 đã quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động không có mục đích tự thân, Đảng hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Cho nên, xây dựng “Quân đội nhân dân Việt Nam trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân” là một chỉnh thể, nhằm bảo đảm tính lịch sử, cụ thể cho mục tiêu xây dựng quân đội về chính trị. Chỉ khi xây dựng được một quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, có nguồn gốc vững chắc “từ nhân dân mà ra”, có lý tưởng cao đẹp “vì nhân dân mà chiến đấu”, cán bộ, chiến sĩ của quân đội mới giành chiến thắng trong cuộc chiến tâm lý về “vũ khí luận” của đối phương.

Thực tế những cuộc chiến tranh từ đầu thế kỷ 21 đến nay cho thấy, muốn giành chiến thắng trong cuộc chiến này, điều tiên quyết là quân đội phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, niềm tin “quyết chiến, quyết thắng” vào nghệ thuật quân sự của chính mình.

Vào lúc cả thế giới bàn về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì cũng là lúc Việt Nam kỷ niệm 45 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”. Đây cũng là một chiến dịch mà phía quân đội Mỹ đã sử dụng những công nghệ chiến tranh cao nhất của mình ở thời điểm đó. Đặc biệt là việc sử dụng “siêu pháo đài bay B52” mà người Mỹ tin rằng nó không thể bị đánh bại. Nhưng Việt Nam đã dùng phương pháp để chiến thắng vũ khí tối cao của quân đội Mỹ.
 
Phương pháp chiến thắng hay nghệ thuật quân sự Việt Nam là ở chỗ chúng ta đã dự đoán chính xác, chuẩn bị kỹ càng, nắm chắc địch, không một chút hoang mang, bối rối trước vũ khí tối tân của địch, phân tích kỹ những điểm yếu của địch để phát huy sức mạnh của thế trận phòng không nhân dân.

Trước khi chiến dịch diễn ra, không ai nghĩ Việt Nam có thể giành chiến thắng. Thế nhưng chúng ta đã dám đánh và đánh thắng, thắng bằng nghệ thuật chiến tranh nhân dân, bằng việc vận dụng sáng tạo những bài học giữ nước của cha ông. Không ai có thể tưởng tượng những trận địa tên lửa giả làm bằng cót tre lại lừa được những đôi “mắt thần” của B52. Không ai nghĩ tên lửa sơ-rai thông minh của địch lại bị các chiến sĩ ra-đa của Việt Nam vô hiệu hóa bằng biện pháp thủ công là tắt máy đột ngột và xoay cần ăng-ten đi hướng khác. Chính các chuyên gia quân sự Xô Viết cũng không nghĩ rằng, tên lửa SAM2 khi vào tay bộ đội Việt Nam, với tài trí “vạch nhiễu tìm thù” và các phương pháp “bắn ba điểm” và “bắn vượt nửa góc” lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng với “siêu pháo đài bay B52” như thế!

Rõ ràng, vũ khí công nghệ cao dù có hiện đại, tinh khôn đến đâu cũng vẫn có điểm yếu. Trong thời đại công nghiệp 4.0, hai yếu tố quyết định thành bại của một cuộc chiến tranh là con người và vũ khí thì con người vẫn giữ vai trò quyết định.

Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần phải có một chiến lược xây dựng quân đội phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, tức là phải “từng bước hiện đại” với bước đi và cách làm vững chắc.

Chúng ta có niềm tin mãnh liệt vào Quân đội nhân dân Việt Nam, đội quân “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” sẽ luôn hội tụ “sức mạnh mềm” của nền văn hóa giữ nước, đủ sức đánh bại mọi “vũ khí nóng”, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Khám phá loạt súng ngắn trong Quân đội Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng khẩu súng ngắn K54 và K59 do Xô-Trung sản xuất, nhưng tương lai gần sẽ thay thế hoàn toàn bằng K14. 

Khám phá loạt súng ngắn trong Quân đội Việt Nam
Kham pha loat sung ngan trong Quan doi Viet Nam
Súng ngắn là vật bất ly thân của các cấp chỉ huy trong quân đội. Hiện trong Quân đội Nhân dân Việt Nam đang sử dụng các loại súng chính bao gồm K54 trang bị cho các cấp sĩ quan từ đại úy trở xuống, K59 trang bị cho sĩ quan cấp tá trở lên và K14 dự định sẽ thay thế K54 và K59 trong tương lai. 

QĐND Việt Nam "lột xác" thế nào trong kháng chiến chống Mỹ?

(Kiến Thức) - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã “lột xác” trở thành lực lượng vũ trang chính qui, tinh nhuệ, hiện đại. 

QĐND Việt Nam "lột xác" thế nào trong kháng chiến chống Mỹ?
QDND Viet Nam
 Sau kháng chiến chống Pháp, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ chỗ thiếu thốn mọi bề, chưa có đầy đủ các quân binh chủng thì với sự giúp đỡ nhiệt tình từ Liên Xô và các nước XHCN anh em, quân đội ta “lột xác” trở thành lực lượng vũ trang chính qui, tinh nhuệ, hiện đại đủ sức đương đầu với âm mưu xâm lược nham hiểm của Đế quốc Mỹ và đồng minh thân cận. Nguồn ảnh: Bảo tàng Hậu Cần 

Tuyệt vời chiến thuật pháo binh của QĐND Việt Nam

(Kiến Thức) - Chiến thuật pháo binh đơn giản mà hiệu quả bậc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam được gói gọn trong 8 chữ: "Hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung".

Tuyệt vời chiến thuật pháo binh của QĐND Việt Nam
Tuyet voi chien thuat phao binh cua QDND Viet Nam
 Chiến thuật pháo binh đơn giản mà hiệu quả bậc nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam được gói gọn trong 8 chữ: "Hỏa khí phân tán, hỏa lực tập trung". Nguồn ảnh:Vietbao.
Tuyet voi chien thuat phao binh cua QDND Viet Nam-Hinh-2
 Cụ thể, với chiến thuật này, lực lượng pháo binh của ta sẽ được bố trí phân tán, cách xa nhau hoặc thậm chí được đặt từ nhiều hướng khác nhau nhưng sẽ cùng khai hỏa vào một mục tiêu đã được thống nhất trước. Nguồn ảnh: Viettimes.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.