Quán bún bò 1.000 đồng giữa Hà Nội

Quán bún bò 1.000 đồng giữa Hà Nội

“Chưa bao giờ tôi được ăn tại quán bún bò Huế ngon như thế này mà lại có giá chỉ 1.000 đồng thôi”, chị Lan làm nghề thu lượm ve chai nghẹn ngào nói.

Mới đây, rất nhiều người nghèo, người có thu nhập thấp cảm thấy như được an ủi, được sẻ chia và đồng cảm khi chủ nhân của một  quán bún bò Huế trên đường Ô Chợ Dừa (Đống Đa – Hà Nội) đã bán những suất bún bò chỉ với giá 1.000 đồng.
Mới đây, rất nhiều người nghèo, người có thu nhập thấp cảm thấy như được an ủi, được sẻ chia và đồng cảm khi chủ nhân của một quán bún bò Huế trên đường Ô Chợ Dừa (Đống Đa – Hà Nội) đã bán những suất bún bò chỉ với giá 1.000 đồng.
Chủ nhân của quán bún bò đặc biệt đó chính là chàng trai có cái tên thật lạ: Châu Ngọc Diệp. Châu Ngọc Diệp sinh năm 1985 và là người gốc Huế, hiện tại anh đang làm việc cho một viện nghiên cứu nhưng với máu kinh doanh cùng việc học được bí quyết chế biến món bún bò Huế từ gia đình nên anh đã mạnh dạn mở riêng cho mình một quán bún bò nhỏ. Tên quán “O Chanh” cũng độc đáo và gây tò mò cho nhiều người.
Chủ nhân của quán bún bò đặc biệt đó chính là chàng trai có cái tên thật lạ: Châu Ngọc Diệp. Châu Ngọc Diệp sinh năm 1985 và là người gốc Huế, hiện tại anh đang làm việc cho một viện nghiên cứu nhưng với máu kinh doanh cùng việc học được bí quyết chế biến món bún bò Huế từ gia đình nên anh đã mạnh dạn mở riêng cho mình một quán bún bò nhỏ. Tên quán “O Chanh” cũng độc đáo và gây tò mò cho nhiều người.
Nhiều người biết đến quán của anh bởi cách bán hàng cũng chẳng giống ai. Với tên gọi “Ngày thứ 6 sẻ chia”, anh tiến hành bán 150 suất bún bò với giá chỉ 1.000 đồng.
Nhiều người biết đến quán của anh bởi cách bán hàng cũng chẳng giống ai. Với tên gọi “Ngày thứ 6 sẻ chia”, anh tiến hành bán 150 suất bún bò với giá chỉ 1.000 đồng.
Chị Tuyết và chị Lan là 2 người làm nghề thu lượm ve chai. Với thu nhập ít ỏi, thậm chí chẳng đáng là bao, hơn nữa hàng tháng các chị lại phải lo cho chồng cho con nên với các chị việc ung dung ngồi ăn những bát phở, bún bò Huế là một điều quá đỗi xa xỉ. “2 chị em đi làm qua đây thấy nhân viên phát tờ rơi chúng tôi tưởng quán lừa chúng tôi, thế nhưng sau khi nhân viên mời nhiệt tình chúng tôi vào thưởng thức thì mới biết đúng là thật. Bún rất ngon, có lẽ với chị em chúng tôi bao năm qua chưa từng được ăn bát bún ngon đến vậy”.
Chị Tuyết và chị Lan là 2 người làm nghề thu lượm ve chai. Với thu nhập ít ỏi, thậm chí chẳng đáng là bao, hơn nữa hàng tháng các chị lại phải lo cho chồng cho con nên với các chị việc ung dung ngồi ăn những bát phở, bún bò Huế là một điều quá đỗi xa xỉ. “2 chị em đi làm qua đây thấy nhân viên phát tờ rơi chúng tôi tưởng quán lừa chúng tôi, thế nhưng sau khi nhân viên mời nhiệt tình chúng tôi vào thưởng thức thì mới biết đúng là thật. Bún rất ngon, có lẽ với chị em chúng tôi bao năm qua chưa từng được ăn bát bún ngon đến vậy”.
Ngoài chị Tuyết, chị Lan thì “Ngày thứ 6 sẻ chia” cũng nhận được sự ủng hộ của đông đảo người lao động nghèo làm nhiều ngành nghề khác nhau như thợ xây, bán hàng rong, bán kẹo, đánh giầy. Khi chúng tôi hỏi về việc, làm sao anh phân biệt được ai là người nghèo, người có thu nhập thấp thì anh Diệp cười nói: “Mình làm từ thiện từ tâm mình nên ai cảm thấy mình chưa có điều kiện thì sử dụng suất bún 1.000 đồng, còn ai cảm thấy có điều kiện hơn thì trả giá suất bún như bình thường là 35.000 đồng”.
Ngoài chị Tuyết, chị Lan thì “Ngày thứ 6 sẻ chia” cũng nhận được sự ủng hộ của đông đảo người lao động nghèo làm nhiều ngành nghề khác nhau như thợ xây, bán hàng rong, bán kẹo, đánh giầy. Khi chúng tôi hỏi về việc, làm sao anh phân biệt được ai là người nghèo, người có thu nhập thấp thì anh Diệp cười nói: “Mình làm từ thiện từ tâm mình nên ai cảm thấy mình chưa có điều kiện thì sử dụng suất bún 1.000 đồng, còn ai cảm thấy có điều kiện hơn thì trả giá suất bún như bình thường là 35.000 đồng”.
Nói về kinh phí để triển khai chương trình này, anh Diệp cho biết: “Mình làm kinh doanh thì phải có lãi chứ, nhưng mình trích một phần lãi lại để làm từ thiện, san sẻ tình cảm với người nghèo, người thu nhập chưa cao. Hiện tại mình mới có thể cung cấp 150 suất bún bò cho “ngày thứ 6 sẻ chia” nhưng hi vọng thời gian tới số lượng sẽ tăng gấp đôi, gấp ba”.
Nói về kinh phí để triển khai chương trình này, anh Diệp cho biết: “Mình làm kinh doanh thì phải có lãi chứ, nhưng mình trích một phần lãi lại để làm từ thiện, san sẻ tình cảm với người nghèo, người thu nhập chưa cao. Hiện tại mình mới có thể cung cấp 150 suất bún bò cho “ngày thứ 6 sẻ chia” nhưng hi vọng thời gian tới số lượng sẽ tăng gấp đôi, gấp ba”.
Người phụ nữ này làm nghề buôn bán đồng nát, hàng ngày chị phải lặn lội dậy từ sáng tinh mơ và kết thúc lúc nửa đêm nhưng thu nhập chỉ hơn 2 triệu đồng. Trong ngày “Thứ sáu sẻ chia”, chị vô tình đi qua và biết đến chương trình, được nhân viên mời vào quán ăn suất bún bò giá 1.000 đồng chị vô cùng cảm động và quyết định nghỉ làm việc, tình nguyện xin ở lại làm bưng bê, rửa bát đũa cho quán.
Người phụ nữ này làm nghề buôn bán đồng nát, hàng ngày chị phải lặn lội dậy từ sáng tinh mơ và kết thúc lúc nửa đêm nhưng thu nhập chỉ hơn 2 triệu đồng. Trong ngày “Thứ sáu sẻ chia”, chị vô tình đi qua và biết đến chương trình, được nhân viên mời vào quán ăn suất bún bò giá 1.000 đồng chị vô cùng cảm động và quyết định nghỉ làm việc, tình nguyện xin ở lại làm bưng bê, rửa bát đũa cho quán.
Một cậu bé cùng mẹ đi bán kẹo cao su được nhân viên mời vào ăn suất bún bò tình thương cho biết: “Lâu lắm rồi 2 mẹ con cháu không được ăn bún, không được ăn phở mà chỉ dám ăn những thứ lặt vặt qua ngày thôi. Hôm nay ăn xong bát bún mà cháu thấy ngon quá, hình như lần đầu tiên cháu ăn thấy ngon như vậy”. Khi chúng tôi hỏi nếu chú Diệp tiếp tục bán cho cháu suất bún 1.000 đồng cháu có ăn tiếp được không, cậu bé nhanh nhảu đáp “có”.
Một cậu bé cùng mẹ đi bán kẹo cao su được nhân viên mời vào ăn suất bún bò tình thương cho biết: “Lâu lắm rồi 2 mẹ con cháu không được ăn bún, không được ăn phở mà chỉ dám ăn những thứ lặt vặt qua ngày thôi. Hôm nay ăn xong bát bún mà cháu thấy ngon quá, hình như lần đầu tiên cháu ăn thấy ngon như vậy”. Khi chúng tôi hỏi nếu chú Diệp tiếp tục bán cho cháu suất bún 1.000 đồng cháu có ăn tiếp được không, cậu bé nhanh nhảu đáp “có”.
Anh Châu Ngọc Diệp cũng cho biết: “Nhiều người nghèo khi thấy chúng tôi bán suất bún bò giá 1.000 đồng, mặc dù họ rất muốn thưởng thức nhưng cứ e ngại và sợ lừa và chỉ đến khi chúng tôi cho nhân viên mời tận tình họ mới tin”.
Anh Châu Ngọc Diệp cũng cho biết: “Nhiều người nghèo khi thấy chúng tôi bán suất bún bò giá 1.000 đồng, mặc dù họ rất muốn thưởng thức nhưng cứ e ngại và sợ lừa và chỉ đến khi chúng tôi cho nhân viên mời tận tình họ mới tin”.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.