Quái vật Momo khiến phụ huynh khắp hành tinh khiếp sợ đã "chết"

Keisuke Aiso cho biết đã khai tử Momo. Dù rất đau lòng khi hình ảnh nghệ thuật bị sử dụng cho mục đích tiêu cực, anh cũng có chút vui khi sáng tạo của mình được biết đến rộng rãi.

Quái vật Momo khiến phụ huynh khắp hành tinh khiếp sợ đã "chết"
Nhà điêu khắc 43 tuổi Keisuke Aiso, người đã tạo ra nhân vật kinh dị Momo cho biết anh đã phá hủy tác phẩm của mình. Một nữ nghệ sỹ khác ở Nhật Bản gần đây đã bị nhầm là tác giả của Momo và nhận những lời đe dọa kiểu như "đi chết đi". Bản thân Keisuke Aiso cũng nhận được những tin nhắn chì chiết tương tự.
Aiso nói rằng bản thân cảm thấy có trách nhiệm khi hình ảnh của Momo được dùng để hù dọa mọi người trong trào lưu "Thử thách Momo".
Cha đẻ Momo rất đau lòng
Momo thực tế là tác phẩm có tên gốc Mother Bird, được chế tác vào năm 2016, trưng bày trong một triển lãm nghệ thuật ở Tokyo, Nhật Bản về những câu chuyện kinh dị. Cái tên Momo chỉ bắt đầu xuất hiện khi hình ảnh Mother Bird được lan truyền trên mạng.
Theo The Sun, Keisuke cho biết anh đã vứt bỏ tác phẩm điêu khắc của mình, vốn được làm từ cao su và dầu tự nhiên, vào mùa thu 2018.
Quai vat Momo khien phu huynh khap hanh tinh khiep so da
Keisuke Aiso bên chiếc mặt nạ hình Momo. Ảnh: The Sun. 
"Nó đã mục nát rồi nên tôi đã vứt nó đi. Mọi người, những đứa trẻ giờ có thể yên tâm bởi Momo đã chết và lời nguyền sẽ biến mất", Aiso nói. Anh đồng thời cho biết cảm thấy đau lòng vì sáng tạo của mình lại gây tiêu cực cho trẻ em.
"Bản thân tôi có một chút mâu thuẫn. Những thứ tiêu cực đang xảy ra khiến tôi cảm thấy buồn bực, song là một nghệ sĩ, tôi cũng có chút phấn khích khi đứa con tinh thần phổ biến trên khắp thế giới", anh nói. "Đó cũng không phải là kiệt tác gì, nên tôi bất ngờ khi nó nổi tiếng".
"Tôi tạo ra nó vào ba năm trước. Lúc nó còn ở trong phòng trưng bày, tôi rất thất vọng vì không nhận được nhiều sự chú ý. Đến khi Momo nổi tiếng, tôi rất vui nhưng niềm vui không đã kéo dài lâu".
Keisuke Aiso cho biết cảm hứng đằng sau nhân vật kinh dị này là một câu chuyện ma nổi tiếng của Nhật Bản. Nội dung kể về một người phụ nữ chết sau khi sinh con, cô hóa thành chim ám ảnh người dân làng nơi ngày xưa mình sinh sống.
Momo "chết", nhưng YouTube vẫn còn vấn nạn chưa giải quyết
Tuy quái vật Momo đã bị vứt bỏ và Momo Challenge được cho là không có thật, nhưng việc Momo xuất hiện trong các video hoạt hình trên YouTube là có thật.
Ngoài ra, nhiều video nhái Peppa Pig và các series hoạt hình nổi tiếng có chứa nội dung hướng dẫn trẻ tự sát hoặc có cảnh bạo lực máu me đã được phát hiện trên YouTube.Đáng ngạc nhiên hơn, YouTube để lọt các video này và không giới hạn độ tuổi.
Trong bài viết trên Guardian, biên tập viên Keza MacDonald cho rằng rất nhiều video khác trên YouTube Kids với những lời khuyên tự sát được chèn ngẫu nhiên vào video như một “trò đùa” mà không cần Momo xuất hiện.
Quai vat Momo khien phu huynh khap hanh tinh khiep so da
 Phim hoạt hình nhái Peppa Pig chèn các cảnh kinh dị, bạo lực đẫm máu trên YouTube.
Những video đáng sợ đã xuất hiện trên YouTube nhiều năm rồi, nhưng tới đầu năm 2017 chúng mới được chú ý khi một nhà văn viết về vấn đề này trên trang Medium của mình. Lúc đó, người ta mới nhận thấy là những video như kiểu Peppa Pig nhổ răng đầy máu me hay chuột Mickey bị tra tấn vẫn đang hiển thị trên YouTube Kids.
Những kênh video, vốn được quảng cáo là “nội dung dành cho gia đình” hiển thị những video trẻ em bị chấn thương, hét lên sợ hãi, và một người chuyên làm video dạng như vậy đã bị mất quyền nuôi 2 con của anh ta.
YouTube đã xóa đi phần lớn những video tệ hại, nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục xuất hiện mới, với những cách thức mới để đánh lừa thuật toán kiểm soát.
Gần đây, The Verge phát hiện một loạt bình luận của những kẻ mang hơi hướng ấu dâm, khi chúng chỉ bình luận trên những video của trẻ em và lấy số điện thoại để chia sẻ thêm hình ảnh.
YouTube thất bại khi lọc nội dung bởi họ quá dựa dẫm vào hệ thống “gắn cờ”, khi một người đã xem video và nhận thấy có vấn đề trong video họ vừa xem, báo cáo lên YouTube. Trong thực tế, chỉ có chính sách kiểm duyệt trực tiếp, tức là mọi video phải được người kiểm duyệt xem hết, chấp thuận mới được đăng lên YouTube Kids, mới có thể loại bỏ hẳn vấn đề.
Tuy nhiên YouTube dường như không muốn làm vậy.
Họ vẫn trả lời rằng hệ thống báo cáo nội dung của mình “rất mạnh mẽ” để có thể lọc nội dung xấu.Ngay khi bạn tải về ứng dụng YouTube Kids, một dòng thông báo sẽ hiện ra. “Chúng tôi rất cố gắng để đem lại trải nghiệm YouTube an toàn hơn, nhưng không có hệ thống tự động nào là hoàn hảo”.
Theo Guardian, phần lớn video trên YouTube Kids không kinh tởm, nhưng chúng cũng tệ hại hoặc ngớ ngẩn. Rất nhiều video cho trẻ em được tải lên có chất lượng thấp.
Chúng chỉ là những bài hát vớ vẩn với hình ảnh 3D dựng theo những nhân vật được trẻ con yêu thích như Elsa, Spider Man hay Peppa Pig. Chúng được tạo ra để khai thác thuật toán và sở thích của trẻ con, được càng nhiều lượt xem càng tốt và kiếm tiền từ đó. Nói cách khác, mục đích của những video này không phải là để trẻ con giải trí hay học tập gì.

Mất tiền trong tài khoản, người dùng nghi ví MoMo bị hack

Nhiều người dùng ví điện tử MoMo đã mất hàng triệu đồng trong tài khoản có liên kết với thẻ ngân hàng.

Mất tiền trong tài khoản, người dùng nghi ví MoMo bị hack
Hơn hai tuần qua, một số người dùng ví điện tử MoMo tại Việt Nam phản ánh tình trạng bị mất tiền trong tài khoản, nhưng chưa được giải quyết. Trong khi đó, nguồn tin từ một ngân hàng quốc tế ở Việt Nam cho biết nhận nhiều khiếu nại liên quan đến ví điện tử này trong dịp Black Friday.

Google nói gì về “Thử thách Momo“?

Hãng Google đã chính thức phát đi phản hồi của mình về "Thử thách Momo" đang gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.
 

Google nói gì về “Thử thách Momo“?
"Momo challenger" (thử thách Momo) là một "trò chơi tự sát" được phát tán và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội toàn cầu từ giữa năm 2018. Hiện vẫn chưa thể xác định rõ chính xác nguồn gốc của "trò chơi tự sát" Momo và ai là người đứng sau trò chơi được lan truyền này.

Phụ huynh "sốt vó" với thử thách kinh dị có thể xúi giục trẻ tự tử

(Kiến Thức) - Dù chỉ mới bùng phát trở lại nhưng "Momo Challenge"- thử thách mạng xã hội kinh dị đã khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ cách ngăn chặn những đứa con mình tiếp xúc.

Phụ huynh "sốt vó" với thử thách kinh dị có thể xúi giục trẻ tự tử
Phu huynh 'sot vo' voi thu thach kinh di co the xui giuc tre tu tu
 Đầu 2019, trên một số mạng xã hội, trong đó có WhatsApp, cũng như diễn đàn lan truyền một trào lưu có tên "Thử thách Momo" (Momo Challenge), được cho là có nguồn gốc từ Anh. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới