Qatar bị cô lập: Hậu quả của “trò chơi hai mặt”?

(Kiến Thức) - Theo báo chí Pháp số ra ngày 6/6, đằng sau những lời cáo buộc là “trò chơi hai mặt” và cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa Ả-rập Xê-út và Qatar.

Qatar bị cô lập: Hậu quả của “trò chơi hai mặt”?
Ả-rập Xê-út và các nước đồng minh đã quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao, đóng cửa biên giới, không phận và hải phận với với Qatar. Các nước này cũng cấm công dân của họ đến Qatar và ngược lại. Chính sách cô lập Qatar có hiệu lực ngay tức thì.
Qatar bi co lap: Hau qua cua “tro choi hai mat”?
Đằng sau cái bắt tay xã giao tại Riyadh giữa Quốc vương Qatar Sheik Tanim Bin Hamad Al-Thani và Tổng thống Mỹ Donald là bất đồng sâu sắc về chính sách đối với Iran. Ảnh: LiveMint 
Trong bài viết “Cô lập Qatar: Ả-rập Xê-út đang lợi dụng vùng Vịnh”, báo Pháp Libération viết “sự ủng hộ của (Tổng thống Mỹ) Donald Trump dường như tiếp sức cho Ả-rập Xê-út để củng cố vai trò lãnh đạo trong khu vực và theo đuổi đường lối cứng rắn đối với Iran”.
Đằng sau những cáo buộc, quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar  chủ yếu nhằm làm suy yếu sự năng động ngoại giao ở Doha và làm dấy lên căng thẳng với Iran. Vào lúc Ả-rập Xê-út muốn thiết lập một “trục Sunni” (còn gọi là “NATO Sunni”) hùng mạnh để đối phó với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran hệ phái Shiite, thì Qatar lại kêu gọi các nước Arập cải thiện quan hệ với Tehran.
Theo nhà phân tích Hasni Abidi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thế giới Arập và Địa Trung Hải tại Geneva, thái độ của Qatar với Iran chưa phải là nguyên do chính. Bởi vì, có nhiều thành viên khác trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), trong đó có Qatar và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), hiện đang duy trì quan hệ láng giềng đúng mực với Iran.
Về việc Qatar bị cô lập, báo Le Figaro giải thích thêm rằng ngoài chính sách ngoại giao dựa trên sự hòa giải, đất nước Qatar nhỏ bé (với diện tích hơn 12.000 km²), lại chia sẻ cùng với Iran một vùng khai thác khí đốt rộng bao la tại Vùng Vịnh. Theo Les Echos, Qatar là quốc gia xuất khẩu khí đốt hóa lỏng hàng đầu, chiếm gần 1/3 thị phần thế giới. Qatar chỉ đứng sau Iran và Nga về nguồn dự trữ khí đốt trên thế giới.
Chính vì điều này mà Doha luôn có một thái độ chừng mực với Teheran. Chính sách này cũng được Kuweit và Vương quốc Oman đồng chia sẻ và không theo đuôi Ả-rập Xê-út cô lập Qatar.
Vậy vì sao vụ việc lại xảy ra vào lúc này? Phải chăng do Qatar đã từ chối tham gia vào cuộc chiến chống Iran theo ý muốn của Washington và Riyadh?
Theo nhà phân tích Hasni Abidi, khi đặt sự đối đầu với Iran lên hàng đầu, “Ả-rập Xê-út còn muốn làm quên đi những thất bại trong các chính sách đối nội và đối ngoại, đặc biệt là trong cuộc chiến tại Yemen”. Bị lún sâu trong cuộc xung đột Yemen từ hai năm qua, Liên minh quân sự Arập dưới sự chỉ huy của Riyadh đã tìm cho mình vật tế thần và đó là Qatar.

Thổ Nhĩ Kỳ đã “đánh lừa” cả Mỹ lẫn Nga ở Syria

(Kiến Thức) - Với việc sử dụng xe tăng, máy bay chiến đấu và lực lượng đặc biệt, Thổ Nhĩ Kỳ dường đạt được tiêu thiết lập "vùng an toàn" ở miền bắc Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ đã “đánh lừa” cả Mỹ lẫn Nga ở Syria
Không chỉ có vậy, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan còn lôi kéo Mỹ nhập cuộc và khiến cho Nga không có hành động thực tế chống lại một cuộc can thiệp quân sự chưa từng có của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria, một đất nước có chủ quyền.
Tho Nhi Ky da “danh lua” ca My lan Nga o Syria
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đánh lừa cả Mỹ lẫn Nga ở Syria.  Ảnh The Independent 

Bầu cử Mỹ tác động đến Trung Đông như thế nào?

(Kiến Thức) - Theo các nhà phân tích, bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/11/2016, nước Mỹ sẽ vẫn can thiệp vào các cuộc xung đột Trung Đông.

Bầu cử Mỹ tác động đến Trung Đông như thế nào?
Sau 8 năm cầm quyền, Tổng thống Barack Obama sẽ để lại một di sản đầy tranh cãi ở Trung Đông. Xung đột đang bùng phát Syria, Iraq, Yemen và Libya. Các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon. Một phong trào nổi dậy nữa đang âm ỉ trong dân chúng ở Bờ Tây bị chiếm đóng, trong khi người Palestine ở Dải Gaza vẫn chưa hồi phục sau chiến dịch ném bom năm 2014 của Israel.
Bau cu My tac dong den Trung Dong nhu the nao?
Sau 8 năm cầm quyền, Tổng thống Barack Obama sẽ để lại một di sản đầy tranh cãi ở Trung Đông. Ảnh Family Secutity Matters 

Tại sao Mỹ thất bại trong mưu đồ thay đổi chế độ Syria?

(Kiến Thức) - Rốt cuộc, Mỹ cũng phải thừa nhận rằng mưu đồ thay đổi chế độ Syria là một chiến lược thất bại, không hề có cơ may thành công.

Tại sao Mỹ thất bại trong mưu đồ thay đổi chế độ Syria?
Cuộc nội chiến ở Syria sắp bước sang năm thứ sáu. Nó đã, đang và vẫn sẽ là một thảm họa đối với con người, đặc biệt là thường dân vô tội.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.