PVN đưa ra kịch bản xấu nhất của dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu tới 30 USD/thùng

(Vietnamdaily) - Đối với việc giảm mạnh của giá dầu từ ngày 9/3, PVN đề nghị các đơn vị chuẩn bị phương án cho cú sốc ngắn hạn và cho tình huống giá thấp kéo dài ở các mức giá 30; 35; 40; 45; 50 USD/thùng, kể cả các kịch bản cho phương án xấu nhất...

Ngày 11/3, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã triển khai Chỉ thị số 1151/CT-DKVN về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm ứng phó với tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu sụt giảm.

Theo PVN, hiện nền kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, giá dầu thô, giá xăng dầu giảm, tình hình tiêu thụ các sản phẩm trong chuỗi cung ứng của Tập đoàn như xăng, dầu, đạm... sụt giảm. Quá trình triển khai các hoạt động dịch vụ dầu khí của các đơn vị trong Tập đoàn trên thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Tập đoàn đã có chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung dự báo kiểm soát tác động của thị trường trước đại dịch Covid-19, xây dựng các kịch bản ứng phó đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu, tồn kho, vận tải.

Nhờ đó, Tập đoàn và các đơn vị thành viên đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, an toàn, cơ bản các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn đều hoàn thành vượt mức kế hoạch tháng 2. Do sản lượng khai thác và giá dầu bình quân cao hơn kế hoạch nên các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn đã hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, các đơn vị chỉ rõ bối cảnh thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm 2020 nói chung và trong tháng 2/2020 nói riêng đã có sự thay đổi, với rất nhiều khó khăn, thách thức.

Thị trường dầu khí trên thế giới có diễn biến khó lường, giá dầu sụt giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các đơn vị. Diễn biến dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng virus corona khiến tình hình tiêu thụ các sản phẩm trong chuỗi cung ứng của Tập đoàn như xăng, dầu, đạm... sụt giảm.

Quá trình triển khai các hoạt động dịch vụ dầu khí của các đơn vị trong Tập đoàn trên thị trường quốc tế có nguy cơ bị gián đoạn, kéo dài khi mà Chính phủ tại nhiều quốc gia đang có kế hoạch áp dụng các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lây lan của chủng virus này.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid -19 và thị trường dầu mỏ, PVN đã có Chỉ thị yêu cầu toàn bộ Tập đoàn và các đơn vị thành viên chủ động nắm bắt, cập nhật thông tin thị trường về cung cầu, biến động giá của đầu thô, sản phẩm dầu khí, từ đó xây dựng phương án, kịch bản điều hành cụ thể để ứng phó.

PVN dua ra kich ban xau nhat cua dich Covid-19 va gia dau giam sau toi 30 USD/thung

Đối với việc giảm mạnh, sâu của giá dầu từ ngày 9/3, PVN cho biết các đơn vị phải chuẩn bị phương án cho cú sốc ngắn hạn và cho tình huống giá thấp kéo dài ở các mức giá 30; 35; 40; 45; 50 USD/thùng, kể cả các kịch bản cho phương án xấu nhất... để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh linh hoạt, hiệu quả.

Các đơn vị cũng khẩn trương báo cáo Tập đoàn các chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hợp nhất, công ty mẹ; nộp ngân sách nhà nước) tương ứng với mức giá dầu nêu trên, giải pháp ứng phó chi tiết của đơn vị, các kiến nghị gửi Tập đoàn trước ngày 13/3.

Đặc biệt, cần có biện pháp thích hợp, chặt chẽ nhằm giữ gìn và bảo đảm an toàn, tránh tác động lây nhiễm dịch bệnh đến các khu vực hoạt động khai thác, các nhà máy vận hành sản xuất để duy trì hoạt động sản xuất liên tục, hiệu quả cao.

Cũng tại Chỉ thị trên, PVN cho biết, Tập đoàn đã và đang xây dựng, cập nhật, triển khai gói giải pháp tổng thể để ứng phó với tác động kép của dịch bệnh Covid-19 và giá dầu sụt giảm.

Đồng thời, để triển khai có hiệu quả công tác này, PVN yêu cầu các đơn vị trong quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình, những khó khăn, vướng mắc để Tập đoàn hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Vì sao Lọc hóa dầu Bình Sơn điều chỉnh giảm kế hoạch lãi sau thuế 2019?

(Vietnamdaily) - Ngày 9/12, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ban hành Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2019 của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Theo đó, lợi nhuận trước thuế của BSR được điều chỉnh về 1.238 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh về 1.165 tỷ đồng.

Theo PVN, việc điều chỉnh này giúp Công ty thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực lọc dầu có trình độ cao ngày càng khốc liệt.

PVN ước lãi 44 nghìn tỷ đồng năm 2019, vượt 40% kế hoạch

(Vietnamdaily) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết doanh thu cả năm vượt 20% kế hoạch và lợi nhuận vượt 40% kế hoạch.
 

PVN cho biết, năm 2019 tập đoàn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là quy chế tài chính Công ty mẹ - PVN, đề án tái cấu trúc PVN chưa được phê duyệt, các cơ chế tháo gỡ khó khăn cho PVN chưa được ban hành...

Kết thúc năm 2019, PVN đã về đích trước kế hoạch năm từ 2 đến 60 ngày tất cả các chỉ tiêu, nổi bật là: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định năm 2010) đạt 520 nghìn tỷ đồng, vượt 4,3% kế hoạch, tăng 6,3% so với năm 2018.

Tin mới