PVD bị ảnh hưởng như nào khi Kris Energy phá sản?

(Vietnamdaily) - PVD có 107 tỷ đồng khoản phải thu đối với Kris Energy Campuchia khi đối tác này phá sản.

Ngày 15/6, SSI Research đã có báo cáo phân tích Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HoSE: PVD), nhất là những vấn đề liên quan đến đối tác Kris Energy thanh lý tài sản tác động như thế nào đến PVD.

Cụ thể, ngày 4/6/2021, Kris Energy (Singapore) đã đệ đơn lên Tòa án đảo Cayman xin thanh lý tài sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ.

Trong số các nguyên nhân, tỷ lệ thu hồi dầu (sản lượng dầu khai thác) tại Aspara GĐ 1A tại Campuchia thấp hơn ước tính. Tại thời điểm cuối Q1/2021, Kris Energy Singapore chỉ có 485 triệu USD tài sản, trong khi nợ đã tăng lên 831 triệu USD.

Kris Energy Campuchia (Aspara) sở hữu 95% cổ phần Kris Energy Singapore và còn lại do Chính phủ Campuchia sở hữu.

PVD là nhà thầu khoan cho dự án này tại Campuchia, bắt đầu khoan 6 giếng khoan trong giai đoạn từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021 sử dụng giàn JU PVD III.

PVD bi anh huong nhu nao khi Kris Energy pha san?
Giàn khoan của PVD 

Hiện tại, PVD có 107 tỷ đồng khoản phải thu đối với Kris Energy Campuchia trong Q1/2021. Theo Ban lãnh đạo, KE Campuchia đã trả đủ 9 triệu USD doanh thu khoan, trong khi 107 tỷ đồng các khoản phải thu gần đây đã ghi nhận vào doanh thu và vẫn trong thời hạn thanh toán.

Theo quan điểm của SSI Research, PVD có thể không phải trích lập dự phòng ngay trong Q2/2021. Ngoài ra, vẫn có khả năng PVD cần trích lập dự phòng nếu tỷ lệ thu hồi dầu ở mức thấp có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của Kris Energy Campuchia.

Ngoài ra, PVD có khoảng 100 tỷ đồng chi phí dự phòng nợ xấu, chủ yếu từ PVEP và PVEP POC tại thời điểm cuối Q1/2021. Các khoản phải thu của Kris Energy, nếu được trích lập đầy đủ sẽ làm con số này tăng gấp đôi.

Cần lưu ý rằng trong trường hợp này, PVD sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh hiện tại. Mặc dù vậy, tổng khoản phải thu từ Kris Energy không đáng kể so với 13,9 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu của PVD tại thời điểm Q1/2021.

SSI Research cho rằng việc Kris Energy phá sản sẽ là yếu tố cản trở triển vọng lợi nhuận 2021 của PVD. Trong trường hợp PVD quyết định trích lập dự phòng toàn bộ 107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2021 của PVD có thể giảm còn 90 tỷ đồng (-50% YoY), đây là yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường đối với cổ phiếu.

Định giá của SSI Research dựa trên phương pháp DCF nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc trích lập dự phòng này. SSI Research duy trì giá mục tiêu là 23.000 đồng/cp và khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu. PVD đang giao dịch tại EV/EBITDA và PB 2021 là 0,56x và 0,67x.

Yếu tố tác động tăng đến khuyến nghị: Giá dầu tiếp tục tăng và PVD trúng thầu hợp đồng mới có thể là yếu tố tích cực đến cổ phiếu.

PVD đặt kế hoạch năm 2021 là 4,4 nghìn tỷ đồng doanh thu hợp nhất (-16% YoY) và 25 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (-86% YoY), kế hoạch này sẽ được công bố trong ĐHCĐ sắp tới.

PVD trở lại quỹ đạo thua lỗ nặng với 104 tỷ đồng trong quý 1/2021

(Vietnamdaily) - PVD tiếp tục trở lại quỹ đạo thua lỗ nặng 104 tỷ đồng sau 7 quý có lãi trước đó.

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (HoSE: PVD) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 với doanh thu thuần giảm đến 67% về còn 550 tỷ đồng. Giá vốn chiếm cao hơn khiến PVD chịu lỗ gộp 28 tỷ đồng.

Giá dầu hướng tới đỉnh cao mới, cổ phiếu dầu khí trở lại hoàng kim?

(Vietnamdaily) - SSI Research nhận thấy tiềm năng tăng giá với các cổ phiếu GAS, PLX, PVT, PLC trong khi vẫn ưa thích PVS về các yếu tố cơ bản. 

Giá dầu thô Brent đã vượt mốc 70 USD/thùng vào ngày 1/6/2021, đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2019. 

Theo sát diễn biến của giá dầu, SSI Research nâng giả định giá dầu Brent từ mức 65 USD/thùng lên 68 USD/thùng cho năm 2021 (+62,6% YoY) và 70 USD/thùng cho năm 2022. Đối với dầu nhiên liệu (FO), nâng giả định giá dầu từ mức 330 USD/tấn lên 360 USD/tấn (+48,8% YoY) năm 2021 và 380 USD/tấn năm 2022.

Tin mới