POW: Lợi nhuận thoái vốn PVM thúc đẩy kết quả quý 1

(Vietnamdaily) - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW/VN) được Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam điều chỉnh tăng 7% giá mục tiêu đối với cổ phiếu (CP) POW lên mức 14.000 đồng/CP (từ mức 13.100 đồng/CP).

Định giá và khuyến nghị

Mirae Asset Việt Nam điều chỉnh tăng 7% giá mục tiêu đối với cổ phiếu (CP) POW lên mức 14.000 đồng/CP (từ mức 13.100 đồng/CP). Lãi suất phi rủi ro được cập nhật theo xu hướng lợi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam kỳ hạn 10 năm, dẫn đến tỷ lệ Re giảm 0.7 điểm %.

Tuy nhiên, Mirae Asset Việt Nam điều chỉnh khuyến nghị từ Mua về Tăng Tỷ Trọng (lợi nhuận kỳ vọng +13%) khi thị giá CP đã tăng 33% kể từ báo cáo cập nhật T11/2020 (VN Index +27% trong cùng giai đoạn).

POW: Loi nhuan thoai von PVM thuc day ket qua quy 1
 

Kết quả sơ bộ Q1/2021

POW công bố kết quả sơ bộ Q1/2021 với doanh thu đạt 7,783 tỷ đồng (-2% cùng kỳ - CK) và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 720 tỷ đồng (+42% CK). T3/2021, POW đã thoái vốn toàn bộ 51.58% CP sở hữu tại CTCP Máy – Thiết bị Dầu khí (PVM). Dựa trên thị giá PVM ngày 17/03/2021 ở mức 27.818 đồng/CP, lợi nhuận từ việc thoái vốn dự phóng đạt 365 tỷ đồng, bù đắp cho tác động từ yếu tố sản lượng điện bán giảm 12% CK.

Sản lượng nhóm nhiệt điện khí giảm đáng kể (nhà máy Cà Mau 1&2:-18% CK, Nhơn Trạch 1 – NT1: -97% CK, Nhơn Trạch 2 – NT2: -19% CK), trong khi nhóm thủy điện ghi nhận sản lượng gấp 2.8x so với Q1/2020.

Dự phóng kết quả kinh doanh

2021-2022: Lợi nhuận ròng dự kiến đi ngang trong 2021 và tăng trưởng mạnh trong 2022

LNR ước giảm nhẹ 2% CK trong 2021. Mirae Asset Việt Nam dự phóng lợi nhuận gộp giảm 17% CK khi không tính đến các khoản thu bất thường. Q4/2020, POW ghi nhận 1,028 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận gộp liên quan đến chênh lệch tỷ giá 2016 và 2017 của NM Vũng Áng 1.

Ngược lại, chi phí dự phòng đối với khoản phải thu từ Công ty mua bán điện (EPTC) dự kiến giảm còn 56 tỷ đồng (-85% CK). Tính đến cuối 2020, số dư phải thu quá hạn trên 6 tháng từ EPTC đạt 826 tỷ đồng, POW đã trích lập dự phòng 770 tỷ đồng. Chi phí lãi vay ước giảm 21% CK.

Về hoạt động sản xuất điện 2021, lợi nhuận gộp dự phóng tăng 7% CK nhờ ghi nhận chi phí sửa chữa bảo dưỡng thấp hơn 22-23% CK tại NM Cà Mau 1&2 và Vũng Áng 1. LNST dự phóng vượt 65% kế hoạch (KH) 2021 sơ bộ của POW.

2022, tốc độ tăng trưởng LNR dự kiến đạt 44% CK với sản lượng điện cải thiện 22% CK và chi phí lãi vay tiếp tục giảm 15% CK. Sản lượng NM Cà Mau 1&2 và Vũng Áng 1 ước tăng lần lượt 17% CK và 11% CK sau quá trình đại tu trong 2021.

Bên cạnh đó, Mirae Asset Việt Nam kỳ vọng NT1 sẽ quay lại hiệu suất hoạt động bình thường từ 2022 với sản lượng dự kiến đạt 2,799 triệu kWh (+240% CK). Ngoài nguồn khí bổ sung từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt, POW có kế hoạch hợp tác với GAS và PVS nghiên cứu sử dụng khí LNG cho NT1.

Rủi ro điều chỉnh Hợp đồng mua bán điện (PPA)

Rủi ro thay đổi giá mục tiêu của Mirae Asset đến từ kết quả đàm phán giá cố định (FC) của NT2 (xem báo cáo cập nhật NT2 ngày 25/02/2021) và NM Cà Mau 1&2. Ngoài ra, dự phóng của Mirae Asset Việt Nam dựa trên giả định NM Cà Mau 1&2 sẽ bắt đầu tham gia thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) từ 2022.

Theo đó, tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng (tỷ lệ anpha) từ 2022 của Cà Mau 1&2 ước giảm về 90%. Trường hợp thời gian tham gia CGM chậm hơn so với dự kiến, LNG hàng năm của Cà Mau 1&2 sẽ tăng thêm 120 tỷ đồng so với dự phóng cơ sở của Mirae Asset Việt Nam.

Mirae Asset Việt Nam cho rằng FC của NM Vũng Áng 1 và Dakdrinh (DHC) cũng sẽ được tính toán lại sau khi hoàn thành quyết toán vốn đầu tư. Theo POW, giá trị quyết toán của DHC dự kiến tương đương 91% vốn đầu tư được phê duyệt.

Ngân hàng Sacombank (STB): Lợi nhuận năm 2020 đạt gần 2.700 tỷ

(Vietnamdaily) - Tại Đại hội cổ đông thường niên 2020, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết ngân hàng đã có sự tăng trưởng trên hầu hết các lĩnh vực. 

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020. Ông Dương Công Minh - Chủ tịch Sacombank cho biết năm 2020 dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động mạnh đến các hoạt động kinh doanh, gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của toàn hệ thống, Sacombank vẫn ghi nhận sự tăng trưởng trên hầu hết các lĩnh vực, hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu.

Theo đó, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 490.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2019; tổng nguồn vốn huy động đạt 447.000 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng đạt 340.000 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,64%.

ĐHĐCĐ HDBank: Chia cổ tức 25%, doanh thu phí bancassurance trên 1.000 tỷ

(Vietnamdaily) - Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2021.

ĐHĐCĐ HDBank đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với các chỉ tiêu chính: Tổng tài sản đạt 399.320 tỷ đồng, tăng 25% so với 2020; huy động vốn đạt 359.851 tỷ đồng, tăng 25%; dư nợ tín dụng lên 236.768 tỷ đồng, tăng 26% so với 2020. 

HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 25% so với 2019, lên 7.281 tỷ đồng. Các hệ số khả năng sinh lời ROA và ROE sẽ tiếp tục được giữ mức cao, lần lượt 1,62% và 21,1%.

HDBank xác định năm 2021 tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc chuyển đổi số, tự động hoá các quy trình trọng yếu nhằm gia tăng những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng, tiết giảm chi phí vận hành, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. 

HDBank ưu tiên phát triển mảng dịch vụ, trong đó, dư địa mảng bancassurance của HDBank còn lớn và nhiều đối tác bảo hiểm nhân thọ quốc tế đang mong muốn hợp tác độc quyền. Mảng thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác cũng có nhiều tiềm năng phát triển trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tổng Giám đốc Phạm Quốc Thanh cho biết bancassurace là một lĩnh vực tiềm năng với dư địa còn rất lớn. Năm 2021, HDBank đặt kế hoạch doanh thu phí từ bancassurance trên 1.000 tỷ đồng.

Ông cho biết ngân hàng sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng bảo hiểm độc quyền với các đối tác trong thời gian tới.

"Kế hoạch này vốn đã có trong năm trước nhưng do dịch COVID nên gặp khó khăn trong việc trao đổi hợp tác với đối tác. Tuy nhiên, các trao đổi vẫn đang tiếp diễn chúng tôi sẽ cố gắn chọn thời điểm thích hợp để chốt được hợp đồng để được mức giá tốt nhất cho ngân hàng", ông nói.

Đại hội cũng đã thông qua tờ trình phương án phân phối lợi nhuận năm 2020 và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% từ lợi nhuận chưa phân phối 2020 sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đã kiểm toán và trích các quỹ theo quy định để tăng vốn điều lệ năm 2021.

Kết thúc quý 1/2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt trên 2.100 tỷ, tăng 68% so với quý 1/2020. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ vượt 1.800 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, HDBank sẽ trình cổ đông kế hoạch bán cổ phiếu quỹ cho người lao động. Thời gian thực hiện kéo dài trong vòng 3 năm từ 2021 đến hết 2023 và được bán thành nhiều đợt.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ HDBank đang nắm giữ là gần 15,1 triệu cổ phiếu. Giá bán cổ phiếu sẽ do Hội đồng quản trị ngân hàng quyết định theo từng thời kỳ. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 3 năm kể từ ngày hoàn thành từng đợt phát hành. 

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông HDBank cũng bàn về việc chấm dứt sáp nhập Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) vào HDBank.
Theo HDBank, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nguyên tắc, HDBank đã trình tiếp hồ sơ xin chấp thuận chính thức tại NHNN theo quy định. 
Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên đến thời điểm hiện tại, NHNN vẫn chưa có chấp thuận chính thức việc sáp nhập PGBank và HDBank.
Do đó, các bên vẫn chưa thể hoàn thành dự án sáp nhập này. Bên cạnh đó, ngày 2/6/2020, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, là cổ đông lớn nắm 40% vốn PGBank) đã gửi công văn tới HDBank cho biết sẽ thực hiện thoái vốn tại PGBank theo quy định trong trường hợp phương án sáp nhập không được chấp thuận trước ngày 31/8/2020.
Đồng thời, PGBank đã có đề nghị chấm dứt việc sáp nhập này vào ngày 22/2/2021.

Tin mới