ữ diễn viên Phương Anh Đào bị nhiễm trùng dạ dày và vừa phải điều trị 5 ngày trong bệnh viện. |
Nhiễm trùng dạ dày có nhiều nguyên nhân, chủ yếu lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm và do vi khuẩn H.pylori gây ra.
Các dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng dạ dày là: tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, đau cơ, co thắt dạ dày và sốt.
Nhiễm khuẩn H. pylori trong dạ dày rất phổ biến trên thế giới. Hơn 80% người bị nhiễm H. pylori không gây triệu chứng hay biến chứng, chỉ có một tỉ lệ nhỏ người bị nhiễm H. pylori trong dạ dày là có các hậu quả bệnh tật nghiêm trọng cần được điều trị và theo dõi.
H.pylori: Nguyên nhân gây ung thư dạ dày?
H.pylori là một loại vi trùng được 2 bác sĩ người Úc là Warren và Marshall phát hiện vào năm 1982. Việc phát hiện ra vi trùng H.pylori đã làm thay đổi quan niệm về loét dạ dày bởi trước đây, người ta cho rằng loét dạ dày chỉ do dư thừa acid. Vi trùng này cũng là một trong những tác nhân chính gây ra loét dạ dày và có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
Y học nhận thấy tỉ lệ ung thư dạ dày ở những người viêm loét dạ dày có nhiễm H.pylori cao hơn rõ rệt so với những bệnh nhân viêm loét dạ dày không kèm nhiễm vi trùng. Người ta phát hiện vi trùng này có rất nhiều chủng khác nhau và chỉ những chủng mang gien có độc lực cao thì mới có nguy cơ gây nên ung thư dạ dày. Vì vậy, với việc kết luận cứ nhiễm H.pylori tất nhiên sẽ bị ung thư dạ dày là thiếu cơ sở khoa học và không chính xác vì có những trường hợp ung thư dạ dày nhưng lại không có nhiễm H.pylori. Nhiễm H.pylori có thể là một trong các yếu tố gây nên ung thư dạ dày nhưng không phải là tất cả mà còn tùy thuộc vào gien của vi khuẩn và nhiều yếu tố khác như môi trường, di truyền…
Lây nhiễm và gây bệnh
H.pylori lây chủ yếu qua đường ăn uống, vi khuẩn có thể lây lan qua đường nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống dùng chung chén đũa, ngoài ra, sự lây nhiễm có thể xảy ra khi sử dụng thức ăn, thức uống bị nhiễm vi khuẩn.
Sau khi xâm nhập cơ thể người bệnh, vi trùng sẽ chui vào lớp nhầy là lớp bảo vệ của dạ dày, tại đây chúng sẽ tiết ra những chất có tác dụng kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn, ngoài ra, chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ này và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm dưới lớp nhầy. Do đó, dạ dày sẽ dễ bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa, gây ra chứng viêm hay loét dạ dày tá tràng. Những tác động này gây ra các triệu chứng như đau nóng rát sau xương ức, ợ chua, cồn cào. Ở một số bệnh nhân, độc tố của vi khuẩn có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bất thường của tế bào dẫn đến ung thư dạ dày.
Các phòng ngừa vi khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn H.pylori gây viêm loét dạ dày, bạn nên chủ động ngăn chặn các con đường lây nhiễm vi khuẩn chính. Các chuyên gia sức khỏe đã đưa ra một số lời khuyên giúp người bệnh phòng ngừa vi khuẩn này như sau:
Mời độc giả theo dõi video "Dầu thực vật có thực sự tốt cho sức khỏe?". Nguồn: VTC.
+ Từ bỏ thói quen dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình và không dùng chung đũa gắp thức ăn và đũa dùng bữa.
+ Cha mẹ không nên nhai và mớm thức ăn cho trẻ nhỏ, không sử dụng chung ca hoặc bình uống nước.
+ Đảm bảo rằng bạn đã rửa tay bằng dung dịch sát trùng sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn.
Không nên dùng nhiều rau sống, gỏi, thực phẩm sống hoặc các loại thức ăn lên men không đảm bảo vệ sinh. Ảnh minh họa. |