Phụ tùng ôtô rởm hoành hành từ garage đến đại lý chính hãng

Mang xe đi bảo dưỡng, nhiều chủ nhân của những chiếc ô tô đã phải ngậm đắng nuốt cay vì bị các garage, đại lý lắp cho phụ tùng giả.

Mang xe đi bảo dưỡng, nhiều chủ nhân của những chiếc ô tô đã phải ngậm đắng nuốt cay vì bị các garage, đại lý lắp cho phụ tùng ô tô giả. Tình trạng này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mà còn gây thiệt hại cho cả nhà sản xuất.
Tiền mất tật mang vì phụ tùng giả
Anh Phạm Anh Quân (Hà Nội), chủ nhân một chiếc Nissan ấm ức kể lại về việc bị lừa mua phải phụ tùng giả. Cuối năm 2018 chiếc xe của anh mỗi khi đi vào đoạn đường xấu lại phát ra tiếng kêu “cót két” rất khó chịu. Mang xe đến một garage quen kiểm tra thì được nhân viên cho biết một bên giảm xóc trước chảy dầu. Chủ garage tư vấn phải thay cả đôi giảm xóc và bộ rô-tuyn. Tin tưởng chỗ người quen anh Quân đồng ý chi 6,6 triệu đồng để thay mà garage này nói là hàng chính hãng.
Phu tung oto rom hoanh hanh tu garage den dai ly chinh hang
 Phụ tùng ô tô thật, giả hiện nay rất khó phân biệt khiến người tiêu dùng hoang mang, không biết nên mua ở đâu mới yên tâm.
Thế nhưng chỉ đi được vài hôm chiếc xe của anh lại chứng nào tật ấy. Sau 3 lần quay lại yêu cầu garage kiểm tra đều được thợ phán “không có vấn đề gì” nhưng mỗi khi lưu thông, nhất là chở 2-3 người thì chiếc xe lại phát ra tiếng kêu “cót két” rất khó chịu. Bực mình, anh Quân mang xe ra Trung tâm Bảo hành của hãng kiểm tra thì tá hỏa vì được cho biết đây là phụ tùng rởm. Vì là chỗ quen biết nên tôi không muốn làm to chuyện nên chỉ lặng lẽ nói lời tạm biệt”, anh Quân than thở.
Nhiều khách hàng sử dụng xe Toyota cũng phản ánh về tình trạng phụ tùng giả. Toyota Việt Nam (TMV) từng cho biết, đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phát hiện phụ tùng giả không tương thích được lắp trên các xe của hãng. Sau khi sử dụng phụ tùng giả kém chất lượng như lọc dầu giả, kính chắn gió kém chất lượng, đã gây ra nhưng hư hại nặng cho xe: Vỡ lốc động cơ, bể kính chắn gió…, và phải tốn hàng trăm triệu đồng để thay thế.
“Hiện nay, nhiều khách hàng lựa chọn phụ tùng giả thường được bày bán trôi nổi ở chợ hoặc một số cơ sở kinh doanh không chính hãng, đa phần là do giá rẻ hơn so với giá thị trường. Tuy vậy, chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Từ đó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận hành và độ bền của xe, nhiều trường hợp có thể gây nguy hiểm tới tính mạng”, TMV từng khuyến cáo.
Theo kỹ sư ô tô Lê Văn Tạch, chủ garage ô tô Lê Văn Tạch (Vĩnh Phúc, Hà Nội), garage của anh cũng đã gặp phải trường hợp khách đến và bảo thay phụ tùng đó chính hãng nhưng khi tới đây kiểm tra lại là phụ tùng giả. “Phụ tùng giả và chính hãng nhiều khi rất giống nhau, phải sử dụng mới biết được. Bản thân tôi cũng phải nhập phụ tùng về để sửa chữa, thay thế cho ô tô và không ít lần cũng bị trà trộn cả phụ tùng giả. Nhiều khi bên phía nhà cung cấp cũng có sự trà trộn nên khi mình lắp cũng phải kiểm tra. Có một vài trường hợp mình phát hiện ra nhà cung cấp trà trộn phụ tùng giả vào và đã phản ánh tới nhà cung cấp. Cuối cùng, bên cung cấp đã phải chịu trách nhiệm và bồi thường lại”, kỹ sư Tạch chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, phụ tùng giả có thể không chỉ được bán trôi nổi ngoài thị trường mà thậm chí còn len lỏi vào các đại lý chính hãng. Một nhân viên đại lý ô tô chính hãng tại Hà Nội nay đã chuyển việc cho biết, phụ tùng giả tại các đại lý chính hãng phần lớn là do những lỗ hổng trong quản lý khiến các nhân viên bảo dưỡng tự ý mang “đồ” bên ngoài vào thay cho khách. Thực trạng này không chỉ làm đau đầu đối với riêng các đại lý mà còn ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi của các hãng xe.
Hãng xe đã làm gì để ngăn phụ tùng giả?
Chia sẻ với PV Báo Giao thông, tổng giám đốc một hãng xe lớn tại Việt Nam thừa nhận, một vài năm trước vẫn xuất hiện tình trạng nhân viên đại lý trà trộn phụ tùng giả, trôi nổi bên ngoài vào lắp cho khách tại các đại lý chính hãng. Trước những phản ánh của khách hàng, công ty đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý phụ tùng tại các đại lý. Theo đó, công ty sẽ quản lý “đầu vào” và “đầu ra” của các loại hoá đơn phụ tùng. Dựa trên hoá đơn thanh toán của các đại lý với khách hàng, công ty sẽ rà soát xem số phụ tùng được giao cho các đại lý (đầu vào) có khớp với dữ liệu trên hoá đơn thanh toán của khách hàng hay không. Như vậy, nếu khách hàng chỉ chấp nhận cho các đại lý thay phụ tùng theo hoá đơn bảo dưỡng thì sẽ không sợ bị lắp phụ tùng giả, không chính hãng.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Lân, GĐ kinh doanh đại lý Mazda Phạm Văn Đồng cho biết, đại lý chính hãng chắc chắn sẽ không bao giờ có chuyện để phụ tùng giả lọt vào và chỉ bán phụ tùng chính hãng. Đối với bộ phận phụ tùng tại đại lý Mazda, lãnh đạo vẫn thường xuyên kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Còn kho phụ tùng kiểm soát chặt chẽ về mặt hồ sơ, chứng từ, giá nhập, giá bán, công tác trưng bày ở kho. Kho phải bày theo tiêu chuẩn, nhận diện của hãng. Bên cạnh đó, đối với các đại lý, hãng cũng có chế tài rất nghiêm khắc khi phát hiện đại lý hoặc showroom có kinh doanh phụ tùng giả.
“Ví dụ như khi phát hiện có kinh doanh phụ tùng giả, lần đầu có thể sẽ bị cắt hoa hồng tiền bán tất cả các loại phụ tùng trong một hoặc nhiều tháng. Đến lần thứ 2 nếu bị phát hiện, nặng nhất có thể không còn được làm đại lý của hãng nữa. Chế tài nghiêm khắc, các showroom, đại lý Thaco tuyệt đối không có phụ tùng giả”, ông Lân khẳng định.
Tuy nhiên, ông Lân cũng cho biết, tại một vài đại lý tuy chỉ kinh doanh phụ tùng chính hãng nhưng vẫn có một số cá nhân, là nhân viên cán bộ mang phụ tùng ngoài, có giá bán chỉ bằng khoảng 70%, không phải chính hãng giới thiệu trực tiếp cho khách hàng, quảng cáo chất lượng tương đương. Khách hàng cần lưu ý phụ tùng này sẽ không có hóa đơn của đại lý, bảo hành của hãng và rủi ro sẽ phải tự chịu.
Đại diện Toyota Việt Nam (TMV) cũng cho biết, hãng có một bộ phận phụ trách về phụ tùng và bộ phận này cũng có các hoạt động để ngăn ngừa phụ tùng giả và đại lý kinh doanh phụ tùng chính hãng. Để ngăn chặn phụ tùng giả, tại các đại lý Toyota thường có quầy bày một số loại phụ tùng chính hãng.
“Ví dụ để phân biệt bugi chính hãng và hàng giả, TMV có đưa ra các so sánh như bugi chính hãng sẽ có điện cực trung tâm làm bằng đồng bởi đặc tính dẫn điện tốt, tăng khả năng chịu nhiệt của bugi và điện cực không bị nóng chảy tại điểm đốt nóng trong khi bugi giả, điện cực trung tâm không được làm bằng đồng, có khả năng chịu nhiệt kém. Thêm vào đó, phụ tùng chính hãng Toyota sẽ có tem chính hãng, có mã vạch rõ ràng và kiểm tra được thông qua cá

Toyota Việt Nam khuyến cáo người dùng về phụ tùng ôtô giả

(Kiến Thức) - Theo Toyota Việt Nam, việc người tiêu dùng lỡ mua hoặc sử dụng phụ tùng không chính hãng có thể gây vỡ lốc động cơ, bể kính chắn gió... đặc biệt là có thể gây ra tai nạn đáng tiếc.

Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức gửi thông tin tới người tiêu dùng khuyến nghị không nên sử dụng phụ tùng giả trôi nổi trên thị trường. Theo báo cáo từ các đại lý chính hãng TMV trong năm 2017 đã xảy ra rất nhiều trường hợp phát hiện phụ ôtô tùng giả không tương thích được lắp trên các xe của hãng.

Thị trường ôtô Việt Nam nhập khẩu hơn 400 xe/ngày

(Kiến Thức) - Theo thống kế từ Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xe ôtô nhập khẩu nguyên chiếc bắt đầu tăng mạnh trong quý I/2019. Trung bình mỗi ngày có tới hơn 400 xe ôtô được đưa về nước.

Cụ thể, trong quý I/2019 vừa qua thị trường ôtô Việt Nam đã chi tổng số hơn 883 triệu USD để nhập khẩu 39.000 xe ôtô nguyên chiếc các loại. Trung bình mỗi ngày có 433 xe được nhập về nước. Trị giá trung bình ôtô nhập khẩu cũng tăng nhẹ đạt trung bình 22.640 USD khoảng 520 triệu đồng.

Phụ tùng ôtô nào cần thay thế bảo dưỡng để an toàn?

dưỡng, thay thế phụ tùng xe ôtô theo định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi lưu thông.

Bảo dưỡng ô tô định kỳ theo số km xe chạy hay thời gian định kỳ là yếu tố cần để chiếc xe vận hành bền bỉ, ổn định. Tuỳ theo từng số km xe sử dụng mà các hạng mục bảo dưỡng, phụ tùng thay thế xe khác nhau. Mức chi phí cho việc này cũng tăng đều. Dưới đây là những hạng mục bảo dưỡng, những phụ tùng thay thế theo các cấp km sử dụng, bảo dưỡng xe ô tô định kỳ 5000 km, 10.000 km, 20.000 km, 40.000 km, 80.000 km, 100.000 km...

Đọc nhiều nhất

Tin mới