Trong cuộc sống hiện thực, chúng ta gặp rất nhiều trường hợp rõ ràng họ có học thức, tài năng và nhiều phương diện khác là ngang bằng hoặc thấp hơn mình. Nhưng có một số họ lại trở thành quan lớn, có sự nghiệp hiển vinh hay một đại phú ông nào đó, mà chúng ta lại chỉ là một nhân viên, một người bán hàng rong…suốt ngày chỉ long đong lật đật lo lắng miếng cơm manh áo. Chẳng lẽ, đây chính là vận mệnh, là số kiếp sao?
Cần tu khẩu trước khi tu nhân tích đức
Lời nói như bát nước, đổ đi rồi khó mà lấy lại được, dẫu có lấy lại được rồi cũng không còn nguyên vẹn. Vì thế, trước khi tu thân, cần phải học cách tu cái miệng, tránh nói những lời dưới đây.
Khi nói Khẩu nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp. Khẩu ác nghiệp có 4 tội:
– Vọng ngữ (nói láo),
– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),
– Lưỡng thiệt (đâm thọc),
– Ác khẩu (chửi rủa).
“Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì? Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ… tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm; Và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp. Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.
Đời đời hưởng phúc thì cần du tâm dưỡng tính. |
Tu tâm dưỡng tánh để thay đổi vận mệnh
Liệu có phải rằng vận mệnh của một người từ khi sinh ra đến lúc lìa đời đều là đã được định sẵn từ trước? Và từ đó về sau, trong cả cuộc đời là không có cách nào thay đổi được?
Đương nhiên là không phải vậy! Nếu thực sự vận mệnh của chúng ta đã được định sẵn từ trước và không có cách nào có thể thay đổi được thì chẳng phải chúng ta sẽ không cần phải tích cực làm việc sao? Bởi vì dù làm việc gì thì cũng sẽ không sản sinh ra sự thay đổi, sao không để cuộc đời giống như “nước chảy bèo trôi”, thuận theo quỹ đạo của số mệnh mà sống?
Từ hàng ngàn năm qua, có rất nhiều người trong xã hội chúng ta đã dựa vào cách thông qua nỗ lực của bản thân mà khiến cho vận mệnh của mình được cải biến khá lớn. Những tình huống, những ví dụ như vậy có rất nhiều và chắc hẳn chúng ta đã từng bắt gặp trong xã hội.
Vận mệnh của một người tuy rằng đã được định sẵn từ trước nhưng vẫn có thể cải biến được, vậy phải làm sao mới cải biến được?
“Mệnh là do Trời định, vận là do chúng ta nắm giữ”. Vận mệnh có thể được ví như con thuyền, lên hay không, chèo lái như thế nào là do bản thân mình đối đãi.
Có thể nhiều người trong chúng ta đã từng nghe nói đến một câu rằng:“Mệnh là do Trời định, vận là do chúng ta nắm giữ.” Muốn sửa vận, thay đổi vận mệnh thì cách tốt nhất phải xuất phát từ bản thân chúng ta. Cải biến từ lời nói, hành vi của bản thân, cải biến tâm tính bản thân sẽ khiến cuộc đời đi theo hướng tốt đẹp.
Trung Quốc cổ đại có thuyết pháp gọi là “tích đức, tích đức”. Đến tết đón xuân, người ta thường dán câu đối: “Tích thiện nhân gia khánh hữu dư”(Tạm dịch: Gia đình tích thiện sẽ luôn có phúc).
Câu này nói rõ một điều rằng, con người nếu như muốn thay đổi vận mệnh của bản thân thì điểm quan trọng nhất chính là phải làm thật nhiều việc thiện.
Nếu một người trong lòng tràn ngập oán khí, tràn đầy những suy nghĩ độc ác thì sẽ khiến cho vận mệnh trở nên xấu, rất không tốt. Ngược lại, một người trong lòng hàm chứa thiện ý thì vô tình sẽ khiến vận mệnh của người đó chuyển biến tốt đẹp.
Từ xưa đến nay, rất nhiều tôn giáo đều dạy con người phải hướng thiện. Trải qua hàng ngàn năm, cho đến nay các tôn giáo đều vẫn dạy người ta như thế. Ngay trong xã hội hiện đại chúng ta ngày nay cũng có thể tìm ra những thuyết minh có nội hàm tương tự như vậy, như “tặng hoa hồng cho người, trên tay còn lưu lại hương thơm“, “giúp người là giúp mình, hại người là hại mình“…
Những lời dạy, tích đức tích đức, hành thiện tích đức của người xưa vẫn là những lời dạy còn nguyên giá trị sâu sắc cho người hiện đại chúng ta học tập!
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):