Phóng viên trực tết: Mùng 1 xách máy ra đường, dán mặt “người tình mặt vuông”

(Kiến Thức) - Trực tết để đưa những bản tin thời sự nóng bỏng đến với người dân cả nước dịp tết đến xuân về luôn là niềm vui với những người làm báo. Với họ mỗi lần trực tết luôn có những kỷ niệm khó quên.

Phóng viên trực tết: Mùng 1 xách máy ra đường, dán mặt “người tình mặt vuông”
Trong thời khắc giao thừa hay ngày đầu năm phơi phới sắc xuân, thay vì ngắm pháo hoa, đi chúc tết người thân, ăn những bữa cơm đoàn viên ngày đầu năm mới, nhiều phóng viên, nhà báo đã phải chung thủy với “người tình mặt vuông”, lang thang trên phố để phục vụ bạn đọc những bản tin nóng bỏng, đầy ắp tính thời sự về không khí tết, tình hình an toàn giao thông, an ninh trật tự, giá cả thị trường, các lễ hội xuân…
Giống như tất cả mọi người, trong những ngày cuối năm cũ, đầu năm mới, đặc biệt trong thời khắc giao thừa, các phóng viên, nhà báo cũng đều mong muốn sum vầy đầm ấm bên gia đình. Tuy nhiên, do nhiệm vụ công việc, niềm đam mê với nghề báo, họ luôn lấy việc truyền tải thông tin trong dịp Tết đến với bạn đọc trên cả nước, để mọi người vui xuân trọn vẹn với họ là niềm vui, xua tan đi những tâm trạng khi trực tết.
Phong vien truc tet: Mung 1 xach may ra duong, dan mat “nguoi tinh mat vuong”
Trực tết dù vất vả thế nào nhưng nhiều phóng viên, nhà báo vẫn xung phong để nhận nhiệm vụ. Bởi với họ, sự đam mê, nhiệt huyết với nghề báo luôn là động lực để họ cống hiến cho độc giả những thông tin hữu ích nhất vào bất cứ thời điểm nào. Ảnh minh họa
Vắng mặt bữa cơm đầu năm bởi những lý do đặc biệt
Là một phóng viên chuyên theo dõi mảng thời sự, với phóng viên Trần Vương, Báo Lao Động việc trực tết không còn xa lạ. Nhân tết Nguyên đán Kỷ Hợi, phóng viên Trần Vương đã chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ khi tác nghiệp trong thời khắc thiêng liêng này.
Phóng viên Trần Vương cho biết, với những người làm báo, việc trực tin bài và sản xuất vào những ngày đặc biệt là điều khó tránh khỏi bởi đặc thù nghề nghiệp. Khi phần đông người bước vào các kỳ nghỉ lễ, các ngày nghỉ, tập trung vui chơi, đông người thì lúc đó, các phóng viên lại thường là những người phải trực, sản xuất tin bài phục vụ bạn đọc.
Phong vien truc tet: Mung 1 xach may ra duong, dan mat “nguoi tinh mat vuong”-Hinh-2
 Ngày mùng 1, mọi người sum họp đoàn viên thì phóng viên Trần Vương xách máy ra đường.
“Nói là trực nhưng tôi nghĩ đó cũng không phải là gì to tát, nó chỉ là một công việc bình thường với những người làm báo, điều đặc biệt ở đây là việc này chúng ta thực hiện vào ngày nghỉ. Thông thường, với kỳ nghỉ lễ dài như kỳ nghỉ Tết âm lịch hay Tết dương lịch thì các phóng viên đều phải thay nhau trực tin, bài và sản xuất tin bài vào ngày trực đó. Là một phóng viên theo dõi các tin tức thời sự, dĩ nhiên chúng tôi cũng không ngoại lệ”, phóng viên Trần Vương cho biết.
Chia sẻ về kỷ niệm trực tết, phóng viên Trần Vương đã kể lại một kỷ niệm rất thú vị nhưng cũng đầy sâu lắng mà nhiều người làm báo đều phải trải qua trong khi trực tết ngày đầu năm tết 2018.
“Tôi còn nhớ, Tết năm 2018, xuân Mậu Tuất, tôi nhận lịch trực Tết vào ngày mùng 1 đầu năm. Trong không khí phơi phới sắc xuân, những người thực hiện nhiệm vụ sản xuất tin bài cũng nhanh chóng vào công việc. Ngày đầu năm, mặt mũi ai nấy cũng tươi cười, phấn khởi, chúc nhau những lời tốt đẹp ước vọng cho năm mới hanh thông. Từ sáng sớm, tôi đã ra khỏi nhà cầm theo balo. Thấy thế, bố tôi không quên dặn: “Trưa nay đại gia đình sum họp ở nhà bà. Nhớ lịch nhé con”. Tôi trả lời “vâng ạ, con sẽ đến sau một chút” rồi nhanh chóng lên xe đi làm.
Phong vien truc tet: Mung 1 xach may ra duong, dan mat “nguoi tinh mat vuong”-Hinh-3
 Phóng viên Trần Vương - Báo Lao động.
Giờ trưa tới, khi mọi người đã tập trung đông đủ nhưng vẫn chưa thấy tôi đâu, anh họ tôi mới mở điện thoại ra xem thì mới thấy bài của tôi được đăng báo. Điều bất ngờ hơn với mọi người là hình ảnh của quê hương trong ngày đầu năm lại xuất hiện. Lúc đó mọi người trong nhà mới biết là tôi đang phải trực tin, bài vào ngày đầu năm. Vậy đó, ngày Tết, lý do vắng mặt trong bữa cơm gia đình và câu trả lời được mọi người theo dõi qua tin tức trên trang báo. Được mọi người theo dõi, biết và chia sẻ công việc của mình cũng làm chúng tôi thấy rất ấm lòng”, phóng viên Trần Vương nhớ lại.
Thời khắc giao thừa vẫn “chung thủy với người tình mặt vuông”
Với trọng trách là một thư ký tòa soạn một tờ báo điện tử, trực Tết hầu như đã là chuyện "thường ngày ở huyện" với nhà báo Trịnh Lê Nam.
Theo nhà báo Trịnh Lê Nam chia sẻ, là thư ký tòa soạn lại là đàn ông nên so với cánh phụ nữ, anh thường xuyên lãnh trách nhiệm trực những ngày đặc biệt nhất của dịp Tết - 30 và mùng 1 Tết.
“Dẫu vậy, năm nào cũng thế, trực Tết luôn đem lại cảm giác khó tả”, nhà báo Trịnh Lê Nam nói.
Nhà báo Trịnh Lê Nam tậm sự, dù năm nào cũng phải 2 ngày trực tết. Tuy nhiên, thật khó để mà thích nghi và coi là bình thường với ngày 30 Tết.
Phong vien truc tet: Mung 1 xach may ra duong, dan mat “nguoi tinh mat vuong”-Hinh-4
 Nhà báo Trịnh Lê Nam.
“Trong khi vợ tôi hay cha mẹ tôi tất bật làm cỗ thì mình ôm máy tính ngồi lách cách lách cách. Rồi thì đêm 30, giữa lúc tiếng pháo hoa rền vang, nhà nhà chúc tụng thì mình đang tăng tốc lực xuất bản tin bài giao thừa. Nghĩ thật nao lòng, nhưng biết làm sao được, mình làm cái nghề đòi hỏi sự hi sinh không thua gì... bộ đội thì mình phải chịu thôi.
Đó là chưa kể việc anh chị em sang nhà chơi mùng 1, không khỏi ái ngại cảnh nhanh nhanh uống chén rượu còn vào ngồi trực tiếp. Khó tả lắm!
Tuy nhiên, việc báo truyền tải được những thông tin mang tính thời sự trong thời khắc thiêng liêng luôn là niềm vui của những người làm báo”, nhà báo Nam nghĩ đến thời điểm trực tết với những tâm trạng buồn vui khó tả.
Phóng viên Mạnh Hưng hiện đang công tác tại một tờ báo điện tử khi nói về trực tết cho biết, là một phóng viên mảng thời sự vào các dịp lễ Tết phải trực tin, bài. Đó vừa là nhiệm vụ nhưng cũng là niềm vui của các phóng viên.
“Ban đầu trực tết tôi cũng hơi buồn nhưng lần 2, 3 thành quen đi. Sau đó tự bản thân hiểu rằng vai trò của những phóng viên trực ngày Tết rất quan trọng, thể hiện ở việc vừa là đầu nối cập nhật thông tin thời sự, tình hình an ninh xã hội đến với bạn đọc, tạo tính thời sự của tờ báo không bị mất đi. Để phục vụ truyền tải thông tin liên tục đến cho độc giả nắm bắt kịp thời”, phóng viên Mạnh Hưng nói.
Phong vien truc tet: Mung 1 xach may ra duong, dan mat “nguoi tinh mat vuong”-Hinh-5
 Phóng viên Mạnh Hưng.
Phóng viên Mạnh Hưng cũng chia sẻ những khó khắc khi trực tế: “Tuy nhiên việc phải trực Tết vẫn gặp phải cũng không ít khó khăn, do thời điểm đó hầu hết nhân sự đều được nghỉ theo chế độ của tòa soạn và rất ít nhân sự tham gia hỗ trợ trực tin bài. Trong trường hợp tin bài nhiều ồ ạt, người trực không kịp xử lý, do đó sẽ lên sau báo khác rất nhiều, giảm đi tính thời sự thông tin”.
Nói về ước nguyện trong năm mới 2019, các phóng viên nói chung và những phóng viên trực tết đều mong muốn việc được truyền tải những thông tin vui về một năm mới nhiều hạnh phúc, mọi người mọi nhà.
Phóng viên Bùi Văn Đại – Chuyên trang Phapluatplus – Báo Pháp luật Việt Nam cảm thấy ấm lòng khi thấy thời khắc giao thừa nhà nhà sum họp, đoàn viên với những tiếng cười rộn rã. Anh mong muốn năm mới 2019 sẽ không còn những vụ tai nạn thương tâm, không còn những vụ giết người, không còn tệ nạn cướp bóc và những người dân được sống trong yên bình, ấm no, hạnh phúc.
Phóng viên Lê Tân, báo Thanh Niên mong muốn một năm sẽ chỉ còn những thông tin vui về kinh tế xã hội của đất nước, nhà nhà no ấm. Bởi xã hội yên bình, mọi người hạnh phúc thì cũng là niềm hạnh phúc với những người làm báo.

Chàng phóng viên BBC siêu đẹp trai làm chị em mê mệt

(Kiến Thức) - Mỗi lần chàng phóng viên BBC siêu đẹp trai James Longman xuất hiện trên màn ảnh là dường như hội chị em không còn để ý chút gì đến phần tin tức. 

Chàng phóng viên BBC siêu đẹp trai làm chị em mê mệt
Chang phong vien BBC sieu dep trai lam chi em me met
 James Longman, 29 tuổi, người Anh, là phóng viên đài BBC thường trú ở Beirut, thủ đô của Liban. Gần đây, chàng phóng viên BBC siêu đẹp trai này đã tạo nên cơn sốt trên cộng đồng mạng nước Anh và châu Âu khi những hình ảnh của anh bất ngờ được một vài tài khoản Twitter chia sẻ liên tục. Vẻ ngoài vừa nam tính, mạnh mẽ vừa có chút lãng tử, hào hoa của James đã khiến các chị em như bị chinh phục ngay từ cái nhìn đầu tiên. 

Chùm ảnh: Phóng viên băng rừng lội suối tác nghiệp

(Kiến Thức) - Thường xuyên phải tác nghiệp ở nơi địa hình hiểm trở, khó khăn nhưng nhiều phóng viên vẫn cố gắng vượt qua để có thể thu thập thông tin đầy đủ, chính xác.

Chùm ảnh: Phóng viên băng rừng lội suối tác nghiệp
Chum anh: Phong vien bang rung loi suoi tac nghiep

Đang là phóng viên công tác tại báo Công an TP HCM, anh Đoàn Tuấn (SN 1985) thường xuyên thâm nhập thực tế, vượt qua các địa hình hiểm trở để tác nghiệp. Ảnh: Phóng viên Tuấn đang phải "vật lộn" trên một đoạn đường đất trơn trượt trong quá trình tác nghiệp tại Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

Hiểm nguy rình rập phóng viên trên chiến trường

(Kiến Thức) - Nhân kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5), hãng thông tấn Reuters đã đăng tải loạt ảnh phần nào giúp độc giả hiểu thềm về công việc của những phóng viên chiến trường cũng như hiểm nguy mà họ phải đối mặt.

Hiểm nguy rình rập phóng viên trên chiến trường
Các phóng viên Afghanistan xuất hiện tại hiện trường vụ nổ bom thứ hai ở thủ đô Kabul, Afghanistan, ngày 30/4/2018. Phiến quân IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về hai vụ đánh bom ở Kabul hôm 30/4 khiến 26 người thiệt mạng. (Nguồn ảnh: Reuters)
 Các phóng viên Afghanistan xuất hiện tại hiện trường vụ nổ bom thứ hai ở thủ đô Kabul, Afghanistan, ngày 30/4/2018. Phiến quân IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm về hai vụ đánh bom ở Kabul hôm 30/4 khiến 26 người thiệt mạng. (Nguồn ảnh: Reuters)
Nhà báo người Palestine Yaser Murtaja, 30 tuổi, đã bị thương trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel ở biên giới Israel-Gaza, miền nam Dải Gaza ngày 6/4/2018.
 Nhà báo người Palestine Yaser Murtaja, 30 tuổi, đã bị thương trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel ở biên giới Israel-Gaza, miền nam Dải Gaza ngày 6/4/2018.
Phóng viên ảnh của hãng thông tấn Reuters Gleb Garanich vẫn tác nghiệp dù bị thương trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, Ukraine, ngày 30/11/2013.
 Phóng viên ảnh của hãng thông tấn Reuters Gleb Garanich vẫn tác nghiệp dù bị thương trong cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, Ukraine, ngày 30/11/2013.
Phóng viên chiến trường của New York Times Tyler Hicks (phải, đeo kính) và Lynsey Addario (ngoài cùng bên trái), phóng viên ảnh của Getty Images John Moore (thứ hai từ trái sang), phóng viên ảnh tự do Holly Pickett (thứ ba từ trái sang) và phóng viên ảnh tự do Philip Poupin (thứ tư từ trái sang) tháo chạy trong một vụ đánh bom nhằm vào chốt kiểm soát gần mỏ dầu Ras Lanuf, Libya, ngày 11/3/2011.
 Phóng viên chiến trường của New York Times Tyler Hicks (phải, đeo kính) và Lynsey Addario (ngoài cùng bên trái), phóng viên ảnh của Getty Images John Moore (thứ hai từ trái sang), phóng viên ảnh tự do Holly Pickett (thứ ba từ trái sang) và phóng viên ảnh tự do Philip Poupin (thứ tư từ trái sang) tháo chạy trong một vụ đánh bom nhằm vào chốt kiểm soát gần mỏ dầu Ras Lanuf, Libya, ngày 11/3/2011.
Phóng viên người Pháp Remi Ochlik tác nghiệp tại Cairo, Ai Cập, ngày 23/11/2011. Được biết, Remi đã thiệt mạng tại thành phố Homs, Syria, ngày 22/2/2012.
 Phóng viên người Pháp Remi Ochlik tác nghiệp tại Cairo, Ai Cập, ngày 23/11/2011. Được biết, Remi đã thiệt mạng tại thành phố Homs, Syria, ngày 22/2/2012.
Yannis Behrakis, một phóng viên ảnh người Hy Lạp làm việc cho hãng thông tấn Reuters, nấp sau bức tường trong một cuộc đấu súng giữa lực lượng Israel và phiến quân Palestine ở thành phố Ramallah, Bờ Tây, hồi tháng 3/2001.
 Yannis Behrakis, một phóng viên ảnh người Hy Lạp làm việc cho hãng thông tấn Reuters, nấp sau bức tường trong một cuộc đấu súng giữa lực lượng Israel và phiến quân Palestine ở thành phố Ramallah, Bờ Tây, hồi tháng 3/2001.
Một binh sĩ Iraq đưa một nhà báo bị thương ở chân trong cuộc giao tranh giữa lực lượng Iraq và phiến quân IS tới bệnh viện gần khu vực Thành cổ Mosul ngày 13/7/2017.
 Một binh sĩ Iraq đưa một nhà báo bị thương ở chân trong cuộc giao tranh giữa lực lượng Iraq và phiến quân IS tới bệnh viện gần khu vực Thành cổ Mosul ngày 13/7/2017.
Lễ tang của nhà báo người Palestine Ahmed Abu Hussein, 24 tuổi, tại Dải Gaza ngày 26/4/2018. Anh qua đời do bị thương trong lúc đưa tin về cuộc biểu tình dọc biên giới Gaza-Israel cách đây hai tuần.
 Lễ tang của nhà báo người Palestine Ahmed Abu Hussein, 24 tuổi, tại Dải Gaza ngày 26/4/2018. Anh qua đời do bị thương trong lúc đưa tin về cuộc biểu tình dọc biên giới Gaza-Israel cách đây hai tuần.
Nữ phóng viên chạy đến nơi ẩn nấp để tránh các tay súng bắn tỉa IS ở Aleppo, Syria, ngày 10/10/2014.
 Nữ phóng viên chạy đến nơi ẩn nấp để tránh các tay súng bắn tỉa IS ở Aleppo, Syria, ngày 10/10/2014.
Phóng viên Ayman al-Sahili của hãng thông tấn Reuters bị trúng đạn ở chân khi anh đang cố ghi lại những hình ảnh chiến sự ở thành phố Aleppo, Syria, ngày 31/12/2012.
 Phóng viên Ayman al-Sahili của hãng thông tấn Reuters bị trúng đạn ở chân khi anh đang cố ghi lại những hình ảnh chiến sự ở thành phố Aleppo, Syria, ngày 31/12/2012.
Nữ nhà báo ngã xuống đất sau khi hít phải hơi cay trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Israel và người biểu tình Palestine gần biên giới Israel-Gaza ngày 23/10/2015.
 Nữ nhà báo ngã xuống đất sau khi hít phải hơi cay trong cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Israel và người biểu tình Palestine gần biên giới Israel-Gaza ngày 23/10/2015.
Phóng viên tự do người Palestine Moamen Qreiqea ngồi xe lăn chụp ảnh những người biểu tình đang kêu gọi Israel thả những tù binh Palestine mà quân đội nước này đã bắt giam, tại thành phố Gaza ngày 1/10/2012.
Phóng viên tự do người Palestine Moamen Qreiqea ngồi xe lăn chụp ảnh những người biểu tình đang kêu gọi Israel thả những tù binh Palestine mà quân đội nước này đã bắt giam, tại thành phố Gaza ngày 1/10/2012. 
Người dân Palestine khiêng một phóng viên bị thương trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và phiến quân Palestine tại thành phố Jenin ở Bờ Tây ngày 24/5/2005.
 Người dân Palestine khiêng một phóng viên bị thương trong cuộc đụng độ giữa cảnh sát và phiến quân Palestine tại thành phố Jenin ở Bờ Tây ngày 24/5/2005.
Phóng viên David Lewis (trái) làm việc cho hãng tin Reuters nấp sau một chiếc xe bọc thép của Liên Hợp Quốc trong một vụ xả súng ở Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Công-gô, ngày 11/11/2006.
 Phóng viên David Lewis (trái) làm việc cho hãng tin Reuters nấp sau một chiếc xe bọc thép của Liên Hợp Quốc trong một vụ xả súng ở Kinshasa, Cộng hòa Dân chủ Công-gô, ngày 11/11/2006.
Phóng viên Abed Qmar Qusini người Palestine làm việc cho hãng tin Reuters ngã xuống đường sau khi bị thương trong cuộc đụng độ ở thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 3/5/2004.
 Phóng viên Abed Qmar Qusini người Palestine làm việc cho hãng tin Reuters ngã xuống đường sau khi bị thương trong cuộc đụng độ ở thành phố Nablus, Bờ Tây, ngày 3/5/2004.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.