Phóng sự phá rừng của VTV: Cần phải xin lỗi lương dân!

Từ phóng sự phá rừng của VTV, những người dân tộc chân chất ngày ngày cặm cụi với nương rẫy, giờ lại mang tiếng phá rừng.

Phóng sự phá rừng của VTV: Cần phải xin lỗi lương dân!
Sau khi chương trình “Chuyển động 24h” (CĐ 24h, thuộc Đài Truyền hình Việt Nam - VTV) phát sóng phóng sự về phá rừng ở tỉnh Đắk Lắk, một số người dân nghèo ở thôn Giang Đông, xã Ea Đáh, huyện Krông Năng đã bị gán cho tai tiếng “lâm tặc”, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn.
“Tôi rất đau lòng!”
Trong căn nhà xập xệ của vợ chồng ông Vừ Dũ Dinh và bà Sùng Thị Mao, đã hơn 15 giờ mà bà vẫn nằm chèo queo trên giường. Bên cạnh là đứa con trai út 8 tuổi đang bưng tô cơm chan nước trắng lùa vội. Thấy khách, bà Mao ngồi dậy, thở dài: “Đang yên ổn làm ăn, giờ họ bảo mình phá rừng như vậy. Người trong làng cũng đến đây nói như vậy. Buồn lắm! Mấy phóng viên ấy có học, còn mình không biết chữ, mình ngu nên mới bị họ lừa như vậy”.
Phong su pha rung cua VTV Can phai xin loi luong dan
Bà Sùng Thị Mao buồn rầu khi hàng xóm bàn tán bà là “lâm tặc” sau khi xem phóng sự về phá rừng của chương trình "Chuyển động 24h" Ảnh: NHƯ PHÚ 
Đưa chúng tôi ra hiện trường hạ cây trong rẫy, chốc chốc ông Vừ Dũ Dinh lại giật giật cánh tay, giọng đầy bực dọc: “Chừng này tuổi rồi. Cháu nội, cháu ngoại nhiều rồi. Còn sức đâu nữa mà họ bảo mình phá rừng. Mà xưa giờ mình có phá rừng bao giờ đâu mà họ nói như vậy”. Ông Dinh bảo nhiều ngày qua, ông không làm được gì vì nhiều người đến hỏi ông về chuyện phá rừng.
Trong khi đó, dù ngồi bên cạnh mẹ nhưng em Vàng A Tu (14 tuổi, một nhân vật khác xuất hiện trong phóng sự phá rừng của CĐ24h) vẫn không giấu nỗi lo lắng. “Em không biết gì hết mà những người kia lại đưa em vào chuyện này. Em rất sợ!” - Tu bộc bạch.
Bà Hờ Thị Cha (mẹ em Vàng A Tu) cho hay hôm đó, con bà bị “dụ dỗ” chặt cây mà bà không hay biết gì. Giờ xảy ra việc như vậy, bà không vừa lòng.
“Tôi không cho phép ai làm gì với con tôi. Tôi thấy rất đau lòng với những gì người ta làm với con tôi. Nếu người ta không trả lại công bằng cho con tôi thì tôi có thể làm những việc mà tôi không muốn. Tôi thương con tôi. Dù nhà có ăn cơm với nước lã cũng vui. Đừng làm với con tôi như vậy” - bà Cha bức xúc.
Ông Đinh Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND xã Ea Đáh, cho hay hơn 10 năm trước, việc phá rừng ở đây có xảy ra. “Tôi chẳng hiểu mục đích của việc dàn dựng này là gì, phải chăng nói xấu chính quyền địa phương? Họ nói vậy là vấn đề quan tâm công tác bảo vệ rừng của địa phương không có. Chúng tôi đang phản ánh việc đó. Từ xã đến huyện, đến tỉnh cũng đang có phản hồi” - ông Hạnh khẳng định.
Cần bồi thường và xin lỗi công khai
Theo luật sư (LS) Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Khánh Hòa, vụ việc này cần điều chỉnh theo Luật Báo chí. Trước mắt, chi tiết đưa lên không đúng sự thật đã vi phạm Luật Báo chí là phản ánh không đúng sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Nếu bình thường sẽ xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tác phẩm, bồi thường, buộc xin lỗi công khai.
Bên cạnh đó là việc lợi dụng quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền tự do báo chí xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, LS Hà cho rằng đó là điều không ai muốn.
Luật sư Phạm Công Út (Đoàn LS TP HCM) khẳng định: “Xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, tức là người ta (những người dân tộc thiểu số - PV) không phải như vậy nhưng anh lợi dụng chương trình của mình để đẩy người ta vào rủi ro mà họ phải chịu trong khi họ không phải là lâm tặc. Họ đốn cây trong đất rẫy nhà mình nhưng anh la toáng lên đây là phá rừng. Nếu họ bị khởi tố (về hành vi phá rừng - PV) và sau đó được xác định là khởi tố oan thì anh (tức nhóm PV dàn dựng - PV) bị điều chỉnh bởi điều 258 Bộ Luật Hình sự” - LS Út phân tích.
Theo LS Út, hình sự một vụ việc tương tự như thế là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, LS Út khẳng định: Người chặt cây ban đầu không biết mục đích người quay phim là quay để làm gì, thông điệp đưa ra là gì nhưng sau khi xem truyền hình, họ mới biết mình là diễn viên đóng thế vai lâm tặc. Đây là phóng sự truyền hình chứ không phải phim truyện nên người xem nhìn họ ở vai phản diện là lâm tặc. Do đó, họ có quyền yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai trên truyền hình theo Luật Báo chí, thậm chí nếu có thiệt hại thì có thể yêu cầu bồi thường tổn thất về danh dự, uy tín.

Ông Trần Trung Hiển, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, cho hay các cơ quan chức năng tỉnh đang khẩn trương làm rõ một số chi tiết không đúng và không khách quan trong phóng sự phá rừng của CĐ24h như điều tra ban đầu của công an tỉnh.

Ông Dinh không vũ phu, nghiện rượu
Về thông tin ông Vừ Dũ Dinh nghiện rượu, hay đánh vợ, đánh con như trong một số bản tin CĐ24h gần đây, ông Giàng A Nụ - Trưởng thôn Giang Đông, xã Ea Đáh - khẳng định là lần đầu tiên ông nghe như vậy.
Ông Nụ quả quyết: “Lâu nay, tôi ở đây chưa bao giờ thấy và cũng chưa bao giờ nghe nói ông Dinh đánh vợ, đánh con. Ông Dinh chưa vi phạm bất cứ điều gì trong thôn cả. Chuyện uống rượu thì thỉnh thoảng ông Dinh có uống nhưng cũng uống như những người trong thôn thôi. Làm gì có chuyện nghiện rượu! Nghiện rượu thì làm sao ông nuôi nổi 9 người con của mình?”.
>>> Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):

Cán bộ phá rừng và sự dối trá!

(Kiến Thức) - Chỉ đích danh kẻ phá rừng đã khó nhưng để “xử” được họ thì càng khó hơn vì dính đến “quân ta” bởi phá rừng trước hết là do cán bộ.

Cán bộ phá rừng và sự dối trá!
Can bo pha rung va su roi tra!
Nạn phá rừng nhức nhối vì có sự tiếp tay của cán bộ. Ảnh minh họa. 

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (2011-2020) do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) chiều 9/4, ông Nguyễn Đức Luyện, phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông bất ngờ “xin được nói những nội dung ngoài báo cáo, kiến nghị chưa có trong báo cáo” chắc chắn khiến không ít người giật mình.

Đình chỉ thêm 3 cán bộ biên phòng vụ phá rừng pơ mu

Sau 10 ngày phát hiện vụ phá rừng pơ mu tại khu vực cửa khẩu biên giới Nam Giang, 3 cán bộ biên phòng đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ thêm 3 cán bộ biên phòng vụ phá rừng pơ mu
Tính đến hết ngày 21/7, sau hơn 10 ngày phát hiện vụ tàn phá rừng pơ mu tại khu vực cửa khẩu biên giới Nam Giang, cơ quan điều tra đã tịch thu 43 m3 gỗ các loại. 4 cán bộ trong đó có 3 cán bộ biên phòng bị tạm đình chỉ công tác.
Liên quan vụ phá rừng pơ mu tại Tiểu khu 351 thuộc khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung thuộc huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, tính đến nay đã đình chỉ 4 lãnh đạo quản lý khu vực biên giới.

Giết người ở Quảng Ninh, trốn về Hải Phòng, bị bắt sau 20 năm

(Kiến Thức) - Hơn 20 lẩn trốn vì hành vi giết người, kẻ thủ ác thay tên đổi họ, về quê làm nông dân, thợ xây. Nhưng cuối cùng, hắn vẫn bị bắt giữ.

Giết người ở Quảng Ninh, trốn về Hải Phòng, bị bắt sau 20 năm
Vào rạng sáng 7/8, tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, tổ công tác của Phòng cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ Vũ Văn Lệ (SN 1970, đăng ký thường trú tại phường Hà Trung, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).
Đối tượng Vũ Văn Lệ đã bị cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh ra lệnh truy nã đặc biệt về tội “giết người” từ năm 1994. Theo tài liệu của Công an tỉnh Quảng Ninh, vào ngày 14/10/1994, xuất phát từ mâu thuẫn giữa em trai Lệ với một người cùng xóm, Vũ Văn Lệ đã dùng dao nhọn đâm, khiến nạn nhân tử vong. Ngay sau khi gây án, Lệ đã bỏ trốn.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.