Phòng sốt virus cho trẻ

(Kiến Thức) - Việc phòng tránh sốt virus là rất khó và cũng không cần thiết bởi sốt virus không chỉ lây trực tiếp mà lây từ trong không khí. 

Phòng sốt virus cho trẻ
Hỏi: Con tôi 2 tuổi, vừa bị sốt cao 4 ngày 3 đêm, có lúc sốt đến 40,2o nhưng không ho, không sổ mũi, không khò khè. Tôi đoán cháu bị sốt virus nên chỉ cho uống hạ sốt. Quả nhiên là sau đó cháu khỏi. Tuy vậy, sau đợt ốm cháu bị sụt cân, lười ăn. Có cách nào để phòng nhiễm sốt virus không? - Bùi Hòa Bình (Yên Thế, Bắc Giang).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: Bạn đừng quá lo lắng về việc cháu sụt cân, lười ăn sau đợt ốm, bởi sau đó cháu sẽ ăn trở lại như một nhu cầu tự nhiên. Sốt virus nếu không có biến chứng thì ít ảnh hưởng gì. Việc phòng tránh sốt virus là rất khó và cũng không cần thiết bởi sốt virus không chỉ lây trực tiếp mà lây từ trong không khí. Mặt khác, nếu một người chưa nhiễm virus đó thì trước sau cũng nhiễm. 
Tuy nhiên, có người nhiễm chỉ ho lằng nhằng vài hôm là khỏi, có người lại sốt thoáng qua, có người sốt một hôm, có người lại sốt hàng tuần... Việc tiêm văcxin để phòng sốt virus (cũng như phòng cúm) cũng chưa thực sự hiệu quả bởi virus biến chủng liên tục. Sốt virus có thể khiến trẻ em cũng như người lớn ho, đau mỏi người, nổi ban, đi ngoài nhẹ. 
Khi sốt virus nhẹ, chỉ cần cho hạ sốt nếu sốt trên 38,5 độ; nếu bị ho thì dùng thuốc ho, nếu đau người thì dùng thuốc giảm đau. Việc phòng sốt virus bằng cách ly là không hiệu quả.

Cẩn thận mạt trong chăn gối có thể gây sốt virus

Cẩn thận mạt trong chăn gối có thể gây sốt virus
- Loài mạt làm tổ trong nhà khá nhiều nhưng chưa được người dân chú ý. Thậm chí có chủ nhà cho rằng mạt không gây bệnh hay cắn chết người nên không quan tâm.

Trẻ nhập viện, mất Tết vì bệnh sởi, sốt virus kéo dài

(Kiến Thức) - Kéo dài từ trước Tết tới tận những ngày đầu năm 2014, bệnh sởi và sốt virus ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh rất lo lắng.

Trẻ nhập viện, mất Tết vì bệnh sởi, sốt virus kéo dài
Thay đổi thời tiết, sốt virus gia tăng
Đó là nhận định của các bác sĩ Khoa điều trị tự nguyện, Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ trong những ngày gần đây phải nhập viện do sốt virus chính là sự thay đổi thời tiết thất thường.

Lạm dụng bột nêm dễ suy thận, cao huyết áp

(Kiến Thức) - Bột nêm, mỳ chính đang được nhiều người lạm dụng để tạo cho thức ăn có vị ngọt. Tuy nhiên, chính những loại gia vị này gây suy thận, cao huyết áp...

Lạm dụng bột nêm dễ suy thận, cao huyết áp
Gây nhiều bệnh mạn tính
ThS Đào Thanh Nga, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, mỳ chính và đặc biệt là bột nêm đang được quảng cáo làm từ thịt thăn, nước hầm xương tạo cho thức ăn có vị ngọt và làm dịu bớt vị mặn của muối, mắm. Điều này rất nguy hại cho sức khoẻ, bởi trong mỳ chính, bột nêm đều chứa glutamate. Chất này khi vào cơ thể phân ly thành natri clorua (giống như trong muối ăn). Bình thường natri có trong thức ăn (thịt, cá, sữa...) đủ cho cơ thể hấp thu. 

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.