Phòng không Ukraine vất vả đối phó UAV cảm từ từ Nga

Cách hiệu quả nhất để đối phó với các UAV cảm tử là sử dụng hệ thống phòng không tầm thấp hoặc vũ khí bộ binh - thay vì sử dụng các loại tên lửa phòng không đắt đỏ.

Loại UAV cảm tử Lancet từ Nga được coi là một loại vũ khí nguy hiểm, và có thể gây hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường. Đây là một vấn đề quân đội Ukraine đang phải đau đầu giải quyết.

 

Suốt từ tháng 12/2022 tới nay, lực lượng vũ trang Ukraine đã thử nghiệm nhiều cách thức để đánh chặn UAV cảm tử từ phía Nga. Các chuyên gia nhận định rằng, cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để đối phó với UAV cảm tử, là sử dụng vũ khí phòng không tầm thấm, hoặc thậm chí sử dụng vũ khí cá nhân.

Trước đó, Ukraine từng sử dụng tên lửa phòng không để tấn công UAV cảm tử, dù hạ được UAV, nhưng lại rất tốn kém vì tên lửa phòng không có giá lên tới vài trăm nghìn USD hay thậm chí cả triệu USD mỗi quả, trong khi đó UAV của phía Nga chỉ có giá vài chục nghìn USD mỗi chiếc.

Video được đăng tải đã mô tả một chiếc Lancet bị bắn hạ bởi súng phòng không ZU-23-2, hiện đang là một loại vũ khí “chống Lancer” khá hiệu quả. Ngoài ra, các binh lính Ukraine cũng có thể hạ Lancer bằng các loại súng trường.

UAV cảm tử Lancer do đơn vị sản xuất Nga ZALA sản xuất, và gồm 2 phiên bản. Phiên bản nhỏ gọn Lancet-1 có trọng lượng 5kg, mang theo đầu đạn nổ 1kg và có thời gian hoạt động tối đa 30 phút cùng tầm hoạt động 40km. Phiên bản Lancet-3 có trọng lượng lên tới 12kg, có thể mang từ 3kg – 5kg đầu đạn nổ và có tầm hoạt động tối đa 70km.

Và dù có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 300km/h khi tấn công mục tiêu, loại UAV này vẫn có thể bị bắn hạ bởi các súng ZU-23-2 bởi Lancer chỉ có tốc độ di chuyển trung bình từ 80km/h tới 110km/h.

Việt Nam ghi nhận mức tiêu thụ ôtô kỷ lục trong năm 2022

Bất chấp biến động của nền kinh tế, lượng tiêu thụ ôtô tại Việt Nam vẫn đạt kỷ lục trong năm 2022, vượt mốc nửa triệu xe bán ra trong vòng một năm.

  

Sau 2 năm trải qua đại dịch Covid-19, năm 2022 vừa qua thị trường ôtô Việt Nam đã dần hồi sức, người dùng đã mạnh tay mua sắm khi Chính phủ và các hãng xe đều có nhiều chính sách ưu đãi.

Nhu cầu mua sắm ôtô của người Việt gia tăng trong năm 2022, tạo điều kiện không chỉ cho các thương hiệu ôtô phổ thông, mà ngay cả những nhà phân phối ôtô hạng sang tiếp tục lập nên những kỷ lục về doanh số.

Viet Nam ghi nhan muc tieu thu oto ky luc trong nam 2022

Toyota bán chạy nhất tại Việt Nam với tổng doanh số đạt 91.115 xe.

Theo đó lượng xe ôtô mới bán ra tại Việt Nam năm 2022 đạt mức kỷ lục 509.141 xe. Số lượng này bao gồm 404.635 xe của VAMA và các hãng nhập khẩu, 81.582 xe của TC Motor - hãng bán xe Hyundai và 22.924 xe của VinFast (chưa gồm số liệu tháng 9,10 do hãng không công bố).
Hầu hết hãng xe tăng trưởng mạnh
Theo thống kê, năm 2022, hãng xe quốc dân của Nhật, Toyota là thương hiệu xe bán chạy nhất tại Việt Nam với tổng doanh số đạt 91.115 xe. Con số này cũng là con số kỷ lục của hãng trong nhiều năm qua, góp phần giúp Toyota chiếm 25,4% thị phần VAMA.
Làm nên thành công này của Toyota chính là nhờ mẫu xe chủ lực Vios (23.259 chiếc). Không chỉ “gánh team”, chiếc sedan cỡ B này còn xuất sắc trở thành chiếc xe bán chạy nhất năm.
Viet Nam ghi nhan muc tieu thu oto ky luc trong nam 2022-Hinh-2

Hyundai với doanh số 2022 đạt 81.582 xe, tăng 15% so với năm 2021.

Xếp ngay sau Toyota là thương hiệu Hyundai với tổng doanh số năm 2022 đạt 81.582 xe, tăng 15% so với năm 2021. Đóng góp vào thành công của hãng là mẫu xe chủ lực Accent với 22.645 xe bán ra. Bên cạnh đó, “tân binh” Creta cũng cho thấy sức hút của mình khi mới ra mắt đã đạt được doanh số ấn tượng với 12.096 chiếc.
Đứng thứ 3 là hãng Kia với 60.729 xe bàn giao tới tay khách hàng trong năm 2022, chiếm khoảng 17% thị phần VAMA. Đóng góp vào doanh số của hãng xe Hàn Quốc trong năm qua không thể không kể đến 2 mẫu K3 và Seltos.
Tiếp theo là Mitsubishi đạt doanh số 39.861 xe với “con át chủ bài” là chiếc Xpander. Mẫu MPV này đã đóng góp một nửa doanh số cho hãng với 21.238 xe. Sự tăng trưởng ngoạn mục này đã đưa Xpander lên vị trí top 1 phân khúc MPV.
Viet Nam ghi nhan muc tieu thu oto ky luc trong nam 2022-Hinh-3

“Vua bán tải” Ford Ranger ghi nhận doanh số 15.537 chiếc.

Cùng là con “gà đẻ trứng vàng” như Kia, Mazda đã đóng góp cho sự thành công của THACO trong năm 2022 với tổng doanh số 36.052 xe. Mẫu SUV CX-5 vẫn là sản phẩm chủ lực, “đại diện thương hiệu” cho mẫu xe Nhật Bản với 12.700 xe bàn giao đến khách hàng.
Năm 2022, Honda cũng ghi nhận doanh số ấn tượng với tổng 30.654 xe bán ra. Trong đó mẫu sedan cỡ B City đã “cân team” khi đóng góp 1 nửa doanh số cho hãng đạt 14.696 xe.
“Vua bán tải” Ford Ranger ghi nhận doanh số 15.537 chiếc, đã góp phần giúp Ford đạt tổng doanh số năm 2022 là 28.847 chiếc. Cùng với đó, việc ra mắt một loạt sản mới trong năm qua cũng giúp các xe của Ford phủ kín các phân khúc.
Viet Nam ghi nhan muc tieu thu oto ky luc trong nam 2022-Hinh-4
Mitsubishi đạt doanh số 39.861 xe với “con át chủ bài” là chiếc Xpander. 
Năm 2022 cũng được coi là năm thành công của mẫu xe Việt Nam VinFast với tổng doanh số trong 10 tháng đạt 22.924 xe (không thống kê tháng 9, 10). Cùng với đó, 2022 cũng cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của dòng xe này khi lần đầu tiên xuất khẩu xe sang một thị trường “khó tính” như Mỹ.
Xe gầm cao lên ngôi
Trong năm qua cũng thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong phân khúc xe gầm cao CUV/SUV. Chỉ tính riêng các thành viên trực thuộc VAMA, loại xe này đạt doanh số tổng 120.447 chiếc. Trong khi đó, ở phân khúc sedan chỉ đạt 90.984 chiếc và MPV là 55.288 chiếc.
Viet Nam ghi nhan muc tieu thu oto ky luc trong nam 2022-Hinh-5
Trong năm qua cũng thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong phân khúc xe gầm cao CUV/SUV với doanh số tổng 120.447 chiếc.  
Điều này cho thấy, loại xe này ngày càng chiếm được lòng tin của nhiều người bởi tính đa dụng, nội thất tiện nghi, rộng rãi, phù hợp sử dụng cho các gia đình.
Chính các hãng xe cũng “lường” trước được điều này nên ngày càng có nhiều những xe thuộc phân khúc CUV/SUV ra đời.

Phi công cảm tử Thần Phong sống sót: Dằn vặt vì không được chết

Các phi công Nhật bước vào trong phòng và được cấp một cái đơn với nội dung hỏi họ có muốn làm một phi công cảm tử Thần Phong (Kamikaze) hay không.

Lá đơn có 3 sự lựa chọn dành cho người điền: “Tôi tha thiết ước muốn gia nhập”, “Tôi ước muốn được gia nhập”, và “Tôi không muốn gia nhập”.

Đó là vào năm 1945. Nhiều người trong số họ là sinh viên đại học mà trước đó được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhưng vào thời điểm này Nhật Bản đang cạn dần quân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới