Phòng, chống tham nhũng: Miễn tù bằng nộp tiền khó diệt “giặc nội xâm”

Nếu người có chức vụ quyền hạn tham nhũng bị phát hiện, chỉ phải nộp lại tài sản mà không bị xử lý hình sự, họ sẽ không sợ… khó diệt “giặc nội xâm”.

Phòng, chống tham nhũng: Miễn tù bằng nộp tiền khó diệt “giặc nội xâm”
Tại Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (giai đoạn 2012 - 2022) mới đây, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí kiến nghị Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng cho chủ trương giao Ban Nội chính Trung ương hoặc Viện KSND tối cao nghiên cứu đề xuất cách làm theo hướng tăng phòng ngừa, giảm xử lý hình sự mà thay thế bằng khởi kiện dân sự và tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả.
Theo ông Trí, làm như vậy sẽ thu hồi tài sản nhà nước bị tham nhũng, thất thoát và việc khắc phục hậu quả sẽ tốt hơn nhiều do chủ thể vi phạm sẽ chủ động khắc phục để họ không bị xử lý hình sự nữa. Đồng thời, cách làm này vừa hiệu quả trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, vừa nhân văn và thuyết phục.
Kiến nghị trên đã thu hút được sự quan tâm của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình với kiến nghị, nhiều ý kiến khác không đồng tình việc cán bộ tham nhũng rồi trả lại tiền là xong, không truy cứu hình sự. Bởi những người tham nhũng là những người được học hành tử tế, hiểu biết pháp luật, vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm, không có vùng cấm, bất kể người đó là ai và việc xử lý hình sự là cần thiết. Nếu không phạt tù sẽ dẫn đến nhờn luật, khó diệt được tận gốc “giặc nội xâm”. Cần xử nặng và có những biện pháp để "không muốn, không thể và không dám tham nhũng".
Phong, chong tham nhung: Mien tu bang nop tien kho diet “giac noi xam”
Phan Quốc Việt và các bị can vụ Việt Á. 
Không xử lý nghiêm, chỉ chú trọng thu hồi tài sản, có thể còn làm tăng nguy cơ tham nhũng.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội bày tỏ nhất trí với quan điểm Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí về việc cần tăng cường các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tham nhũng và tích cực thu hồi tài sản. Bởi chính sách pháp luật của Việt Nam hiện nay đối với tội phạm về tham nhũng là xử lý nghiêm minh và chú trọng việc thu hồi tài sản.
“Thời gian qua chúng ta đã làm rất tốt chủ trương xử lý nghiêm minh, kịp thời phát hiện vi phạm và công tác thu hồi tài sản từng bước đạt hiệu quả. Bởi vậy, thời gian tới đây tiếp tục duy trì chính sách kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh, tăng cường công tác thu hồi tài sản và thực hiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm. Nếu chỉ thu hồi tài sản và "hành chính hóa", "dân sự hóa" hành vi tham nhũng thì sẽ không đảm bảo hiệu quả mà cần phải tiếp tục phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh với mọi hành vi tham nhũng dù là tham nhũng vặt hay tham nhũng lớn”, luật sư Cường nêu ý kiến.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có nhiều hành vi được xác định là hành vi tham nhũng như: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi….
Phần lớn các hành vi tham nhũng ở Việt Nam được xác định là tội phạm, được quy định trong bộ luật hình sự. Người thực hiện hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật phải bị áp dụng chế tài hình sự trong đó có nhiều tội danh quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:1. Tội tham ô tài sản (Điều 253); 2. Tội nhận hối lộ (Điều 354); 3. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); 4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); 5. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); 6. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358);7. Tội giả mạo trong công tác (Điều 359)…
Về mặt lý luận, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến khách thể mà pháp luật hình sự bảo vệ.
Hành vi cấu thành tội phạm kể từ thời điểm thực hiện các hành vi theo điều luật mô tả. Pháp luật quy định, không xét xử oan sai, cũng không bỏ lọt tội phạm. Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội là hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Kết án oan người vô tội cũng là hành vi vi phạm pháp luật.
Bởi vậy việc xử lý tội phạm hay không xử lý tội phạm không thể tùy tiện mà phải căn cứ vào quy định pháp luật. Khi hành vi tham nhũng đã thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý. Nếu không đề cao nhiệm vụ phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh mà chỉ chú trọng đến việc thu hồi tài sản thì có thể còn làm tăng nguy cơ tham nhũng.
Nếu những người có chức vụ quyền hạn tham nhũng mà bị phát hiện, chỉ phải nộp lại tài sản mà không bị xử lý hình sự thì họ sẽ không sợ, sẽ càng củng cố quyết tâm thực hiện hành vi tham nhũng đến cùng.
Phong, chong tham nhung: Mien tu bang nop tien kho diet “giac noi xam”-Hinh-2
Tiến sĩ, luật sư Đặng Van Cường. 

Phòng tham nhũng không có nghĩa là không chống hay chống tham nhũng một cách hời hợt 

Theo quy định của pháp luật, hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước thỏa mãn dấu hiệu cấu thành một trong các tội danh trong nhóm tội về tham nhũng, người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả chỉ là tình tiết giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự. Khuyến khích người phạm tội bồi thường khắc phục để được hưởng khoan hồng là việc cần làm và phải có những giải pháp để đảm bảo hiệu quả.
Đối với các giải pháp phòng ngừa tội phạm thì phải thực hiện đồng bộ, đầy đủ thì mới đạt hiệu quả, trong đó có các giải pháp như: làm tốt công tác nhân sự, tuyển chọn nhân sự và bộ máy nhà nước phải là những người có đức, có tài, sử dụng đúng vị trí, đúng khả năng, phù hợp với năng lực để họ có cơ hội phấn đấu; toàn cải cách tiền lương để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người có chức vụ quyền hạn;
Cần phải liên tục đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức, năng lực, bản lĩnh chính trị, đạo đức của cán bộ; cần tăng cường công tác quản lý kinh tế; công khai, minh bạch, tăng Cường cơ chế giám sát, quản lý tài chính chặt chẽ để người có chức vụ quyền hạn không thể tham nhũng, không có cơ hội để thực hiện hành vi tham nhũng phải có tham nhũng cũng không có chỗ để cất giấu tài sản;
Cần vận dụng các phương tiện kỹ thuật, thành tựu khoa học công nghệ và phòng chống tham nhũng, học hỏi kinh nghiệm quốc tế; cần phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội.
Để phòng chống tham nhũng hiệu quả phải hướng đến những mục tiêu làm sao cho người có chức vụ quyền hạn không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng.
Việc học tập kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á và Đông Nam Á là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, vẫn phải trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, trong đó có nguyên tắc là mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải xử lý hình sự, không oan sai và không bỏ lọt tội phạm. Không nên hình sự hóa quan hệ dân sự kinh tế. Cũng không nên hành chính hoá, dân sự hóa quan hệ hình sự. Bởi vậy, người có chức vụ quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự thì phải xử lý hình sự chứ không thể thỏa thuận với họ về việc nộp tài sản thì sẽ miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong đấu tranh "phòng - chống" tham nhũng thì "phòng" và "chống" là hai nhiệm vụ khác nhau, có mối liên quan, quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, đề cao các giải pháp phòng tham nhũng là đúng hướng và tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển văn minh của xã hội. Phòng tham nhũng không có nghĩa là không chống hoặc chống tham nhũng một cách hời hợt. Cần phải kết hợp hài hòa giữa phòng và chống, hoạt động phòng tham nhũng không thể thay thế cho hoạt động chống tham nhũng.

>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng:

(Nguồn: VTV1).

Đà Nẵng thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 21/5, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã thống nhất quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Đà Nẵng thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng làm Trưởng ban. Các Phó Trưởng ban gồm: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Nội chính Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố.
Da Nang thanh lap Ban chi dao ve phong, chong tham nhung, tieu cuc
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng làm Trưởng ban 

Quy định quyền hạn Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh

Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.

Quy định quyền hạn Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hải Dương: Thống nhất thành lập BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương trực thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy do ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy là trưởng ban.

Hải Dương: Thống nhất thành lập BCĐ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Chiều 14/6, tại Hội nghị lần thứ 65, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Hải Dương.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.