Phòng bệnh nhiễm não mô cầu

(Kiến Thức) - Bệnh nhiễm não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria meningitidis gây ra.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng sinh mủ ở hệ thống các màng bao quanh não và tủy sống nên được gọi là bệnh viêm màng não mủ. Vi khuẩn còn có thể gây nhiễm khuẩn huyết, gây choáng dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hít phải các giọt nhỏ dịch tiết mũi họng có chứa vi khuẩn não mô cầu. Người bệnh và người lành mang trùng (người mang vi khuẩn não mô cầu ở họng mà không có biểu hiện bệnh) là nguồn chứa vi khuẩn gây bệnh. Người ta ước tính người lành mang trùng chiếm khoảng từ 10 - 20% dân số. 
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 - 20 tuổi, những người sống trong khu vực tập thể đông người (nhà trẻ, trường học, chung cư, doanh trại...) và các cơ địa suy giảm miễn dịch (cắt lách hoặc rối loạn chức năng lách, thiếu hụt bổ thể...).
Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh, thông thoáng nơi ở và nơi làm việc, có thể tiêm văcxin phòng bệnh. Khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám tại các cơ sở khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.
Hiện tại trên thế giới có nhiều loại văcxin ngừa não mô cầu nhưng tại Việt Nam, mới lưu hành văcxin "polysaccharide" chứa 2 tuýp huyết thanh A và C (có tên gọi là "Polysaccharide Meningococcal A+C Vaccine"). Cách chích ngừa văcxin "polysaccharide" chứa 2 tuýp huyết thanh A và C. Trẻ em > 2 tuổi và người lớn thì tiêm 1 liều, thời gian bảo vệ khoảng 3 năm (tiêm nhắc lại mỗi 3 năm).

Bé 8 tháng lây bệnh viêm não mô cầu cho cả nhà

Ngày 9/2, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận đã phát hiện trường hợp đầu tiên trong năm 2012 mắc bệnh viêm não mô cầu.

Một bệnh nhi bị viêm não mô cầu. Ảnh minh họa: IE
Một bệnh nhi bị viêm não mô cầu. Ảnh minh họa: TTXVN
Bệnh nhân là bé trai Cao Vũ P (sinh tháng 6/2011, ngụ phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa).

Sở Y tế Đồng Nai cho biết: bé P. khởi phát bệnh vào ngày 3/2 với các triệu chứng sốt cao, đi cầu lỏng, chán ăn, nôn… Đến ngày 5/2, gia đình đã đưa bé P nhập viện Bệnh viện nhi Đồng Nai.

Qua các bước xét nghiệm, các bác sỹ chẩn đoán bé Cao Vũ P bị mắc bệnh viêm não mô cầu và tiến hành điều trị tích cực cho bé. Đến thời điểm hiện nay, tình trạng sức khỏe của bé P đã tiến triển tốt.

Sau khi phát hiện trường hợp trên, ngành y tế đã lập danh sách theo dõi và làm các xét nghiệm đối với tám người đã tiếp xúc với bé P và phát hiện bốn người thân của bé có kết quả dương tính với bệnh viêm não mô cầu.

Ngành y tế đang theo dõi tám trường hợp trên, đồng thời cho uống thuốc phòng viêm não mô cầu. Riêng trường hợp bé P đang được bệnh viện nhi Đồng Nai cách ly và điều trị.

Ngành y tế Đồng Nai đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và thành phố Biên Hòa phun hóa chất, khử khuẩn môi trường trong khu vực.

Bị quai bị, cẩn thận dẫn đến viêm não!

Hỏi: Con gái tôi được 3 tuổi, bị bệnh quai bị có ảnh hưởng đến sức khoẻ của cháu sau này không? Tôi định khi cháu hết bệnh sẽ đi tiêm ngừa, bệnh viện chủ nhật có dịch vụ tiêm theo yêu cầu không? Phương Trinh (huyện Bình Chánh, TPHCM).

 
BS Trương Hữu Khanh trả lời:
Bệnh quai bị đa số sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

12 thực phẩm ít “ngậm” thuốc trừ sâu, được bán đầy chợ Việt với giá rẻ bèo, 5.000 đồng là có thể mua

Lo ngại về dư lượng thuốc trừ sâu khiến việc chọn lựa thực phẩm sạch và an toàn là ưu tiên hàng đầu của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc bảo vệ thực vật. Dưới đây là 12 loại rau củ quả được cho là an toàn, giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng.