Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng: Chuyển đổi số báo chí phải bắt đầu từ thay đổi tư duy
Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Ủy viên Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu với báo chí.
Tiền, công nghệ, nhân lực đều quan trọng trong “cuộc chơi lâu dài” này, nhưng trước hết phải bắt đầu từ thay đổi tư duy, trong đó vai trò của lãnh đạo cơ quan báo chí rất quan trọng.
Có thể xây dựng nền tảng số chung cho cơ quan báo chí
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, 2023 là năm các cơ quan báo chí, nhà xuất bản trở thành những nền tảng số. Kỳ vọng này sẽ thành hiện thực, thưa ông?
Có thể nói chuyển đổi số là xu hướng bắt buộc, không thể cưỡng lại đối với tất cả cơ quan báo chí. Hiện tại, đó là xu hướng tác động lớn đến xã hội và cũng là một trong những trọng tâm ưu tiên phát triển của Việt Nam. Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó gồm Bộ Thông tin và Truyền thông, có những chỉ đạo rất quyết liệt.
Bộ Thông tin Truyền thông đã phát động chương trình chuyển đổi số báo chí và được các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương hưởng ứng, tích cực tham gia, trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của cơ quan mình về nhân sự, tài chính, công nghệ…
Chúng ta thấy, hiện nay, hầu hết nội dung của các cơ quan báo chí đã được đưa lên môi trường số. Báo in truyền thống cũng “di chuyển” sang phiên bản điện tử, nhằm tiếp cận đa dạng bạn đọc hơn. Công chúng có thể đọc báo qua điện thoại thông minh rất nhanh chóng, thuận tiện.
Ngoài chú trọng nhân tố con người, VOV sẽ đầu tư vào công nghệ khi chuyển đổi số báo chí. Ảnh: Minh Hà.
Tất nhiên, mỗi cơ quan, đơn vị có cách làm khác nhau, tùy thuộc tôn chỉ, mục đích và nội lực của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng thể, để thực hiện tốt chuyển đổi số báo chí, tôi thấy cần lưu ý một số vấn đề.
Thứ nhất, chúng ta phải thay đổi được nhận thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đặc biệt là cán bộ làm công tác quản lý báo chí. Nếu nhận thức được xu hướng, nhu cầu tất yếu khách quan, người làm báo sẽ thay đổi tư duy và cách làm nghề cho phù hợp.
Thứ hai, việc đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên giỏi nghiệp vụ, có kỹ năng sản xuất nội dung để phân phối trên môi trường số rất quan trọng. Nếu như trước đây, với một vấn đề, phóng viên chỉ xử lý cho phát thanh, thì bây giờ, nội dung đó cần được xử lý để đăng tải trên các nền tảng khác, như báo điện tử, truyền hình, thậm chí báo in hay để tương tác ở mạng xã hội. Điều này đòi hỏi người làm báo phải “nghĩ khác, làm khác”, sáng tạo hơn so với cách làm truyền thống.
Thứ ba, một phần rất quan trọng là công nghệ. Đây cũng là bài toán thách thức của không ít cơ quan báo chí khi thực hiện chuyển đổi số. Nhiều tòa soạn hiện chưa tự chủ được công nghệ. Thực tế cho thấy, một số báo có nền tảng công nghệ tốt, hoặc đối tác là những công ty công nghệ mạnh, thường phát triển rất nhanh trên môi trường số. Họ có đội ngũ viết code, chủ động về kỹ thuật, thường xuyên cập nhật công nghệ mới, hệ thống hạ tầng đảm bảo… nên rất thuận lợi trong việc tiếp cận công chúng.
Trong khi đó, những đơn vị thuần báo chí, mặc dù tiềm năng nội dung lớn, vẫn gặp không ít khó khăn khi đa dạng kênh phân phối trên nền tảng số. Lãnh đạo tòa soạn có nhận ra vấn đề công nghệ không? Có chứ! Nhưng cái khó là tiềm lực để thu hút nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, trong bối cảnh kinh tế báo chí ở nhiều đơn vị còn rất khó khăn.
Tại buổi làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Hội Nhà báo Việt Nam sáng 13/6, nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, sẽ hỗ trợ những cơ quan báo chí có quy mô vừa và nhỏ, báo địa phương, gặp khó khăn về tài chính, công nghệ. Có thể xây dựng những nền tảng công nghệ chung cho báo chí. Vấn đề bây giờ là tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả.
Thứ tư, đó là thay đổi quy mô và quy trình quản trị, cách thức làm báo. Các cơ quan báo chí truyền thống, bây giờ thêm nền tảng số, phải tính xuất bản nội dung ở đâu trước, có sự nối tiếp nhau như thế nào. Dây chuyền sản xuất, mô hình quản trị cũng phải thay đổi so với trước.
Ông Phạm Mạnh Hùng (giữa) tại hội thảo quốc tế về “phát triển nguồn thu cho các đài phát thanh, truyền hình trong xu hướng chuyển đổi số”. Ảnh: Minh Hà.
Nhân tố con người quan trọng nhất
Chuyển đổi số không phải bắt đầu từ tiền đầu tư, công nghệ, mà là chuyển đổi tư duy, văn hóa trong tòa soạn và điều quan trọng là tư duy của lãnh đạo cơ quan báo chí. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
Ở đâu, lĩnh vực nào, vai trò lãnh đạo cũng quan trọng. Người lãnh đạo không nhận ra và nắm được xu thế mới, tổ chức đó sẽ lỡ cơ hội phát triển. Chuyển đổi số cũng vậy, con người là quan trọng nhất. Trong đó, nhận thức của lãnh đạo góp phần lớn vào thành công.
Khi nhận thức đúng vấn đề, người đứng đầu cơ quan báo chí sẽ có định hướng cho cả hệ thống tòa soạn phù hợp điều kiện của cơ quan mình: Ưu tiên nguồn lực nào để bắt kịp xu hướng thời cuộc? Đầu tư mạnh vào đâu nhằm tạo đột phá?...
Bên cạnh đó, người đứng đầu sẽ truyền cảm hứng, thúc đẩy đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên. “Thủ trưởng nào, phong trào đấy”. Tư duy lãnh đạo là công nghệ số, nhân viên sẽ phải tìm cách giỏi công nghệ, tư duy số, vì nằm trong dòng chảy chuyên môn của tòa soạn.
Vai trò quan trọng của lãnh đạo ở đây chính là thể hiện trong mối quan hệ biện chứng với tổ chức, đội ngũ cán bộ, nhân viên. Do đó, chúng ta phải chú ý cả 2 yếu tố mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tác nghiệp tại trường quay của Báo Điện tử VOV. Ảnh: Trung Hiếu.
Giải bài toán khó kinh tế báo chí như thế nào?
Một tòa soạn chuyển đổi số toàn diện có tỷ lệ thuận với việc chuyển đổi mô hình doanh thu? Thực tế hiện nay cho thấy, để tồn tại và phát triển, đa số cơ quan báo chí vẫn gặp khó về cơ chế tự chủ, cơ chế tài chính về đặt hàng cơ quan báo chí từ nguồn ngân sách Nhà nước; vẫn loay hoay, lúng túng giải quyết bài toán kinh tế báo chí?
Báo chí đang trong giai đoạn rất khó khăn khi quảng cáo truyền thống di chuyển sang nền tảng trực tuyến xuyên biên giới như Facebook, Tiktok… Phần còn lại cho báo chí chính thống rất ít.
Bên cạnh đó, bản quyền cũng là vấn đề cần nhắc tới. Sau khi được tòa soạn đăng tải, nội dung báo chí lập tức bị các mạng xã hội khai thác miễn phí. Vì vậy, báo gặp khó khăn trong việc tăng doanh thu từ chính sản phẩm của mình. Nếu có nguồn này, họ hoàn toàn có thể quay vòng đầu tư cho chuyển đổi số.
Một nguyên nhân khác là tác động của đại dịch Covid-19, kinh tế trong nước và thế giới khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn, nên cơ quan báo chí cũng khó khăn, bởi nguồn quảng cáo, tài trợ bị ảnh hưởng. Thực tế hiện tại duy trì được hoạt động như trước cũng là cố gắng rất lớn của nhiều cơ quan báo chí.
Trong bối cảnh ấy, đầu tư chuyển đổi số là câu chuyện không dễ dàng, nhất là với những đơn vị tự chủ 100% tài chính. Theo tôi, tòa soạn tự chủ khoảng 30% tài chính sẽ hợp lý, giúp báo chí yên tâm hoạt động, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ chính trị. Chúng ta hiểu kinh tế báo chí không phải là làm làm báo để kinh doanh đơn thuần, mà có thu nhập để phục vụ nhiệm vụ chính được Đảng, Nhà nước giao phó.
Đến thời điểm nào đó, phải có cơ chế để các hãng viễn thông chia sẻ doanh thu hoặc hỗ trợ báo chí. Các tờ, trang báo sản xuất nội dung, nhà mạng sử dụng dữ liệu đó cung cấp cho công chúng nhưng không có phần chia sẻ cho tòa soạn. Để làm được việc này, tất nhiên phải có sự can thiệp ở tầm chính sách vĩ mô và hệ thống quản trị.
Chính phủ đã có một hội nghị rất quan trọng về truyền thông chính sách với chủ đề "Nhận thức - Hành động - Nguồn lực" cuối tháng 11/2022, trong đó đề ra những giải pháp khả thi, cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách. Báo chí sẽ có cơ chế đặt hàng từ đơn vị chủ quản và cơ quan Nhà nước để truyền thông chính sách, qua đó vừa có nguồn thu chính đáng, vừa thực hiện tốt hơn vai trò tuyên truyền của mình.
Tôi thấy tín hiệu rất mừng khi tại buổi làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam vừa qua, Thủ tướng chỉ đạo giải quyết những bất cập về cơ chế, chính sách, về định mức kinh tế kỹ thuật, cho các loại hình báo chí. Đây là cơ sở để các bộ, ngành, tổ chức đặt hàng báo chí, giúp các tòa soạn khắc phục khó khăn và phát triển.
Bên cạnh đó, cơ quan chủ quản cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ, thúc đẩy báo chí, trong đó có lĩnh vực tài chính. Vai trò của chủ quản rất quan trọng, vừa giúp báo chí tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, vừa định hướng hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phát triển lành mạnh.
Ông Phạm Mạnh Hùng trao đổi với các chuyên gia công nghệ tại Triển lãm Công nghệ Phát thanh Truyền hình (Mỹ).
Không chạy đua mạng xã hội, tập trung báo chí chất lượng cao
Thực tế, không có mô hình chuyển đổi số chuẩn nào áp dụng cho tất cả cơ quan báo chí. Với Đài Tiếng nói Việt Nam, hành trình chuyển đổi số đang bắt đầu từ đâu và diễn ra như thế nào?
Đài tiếng nói Việt Nam là cơ quan báo chí chủ lực quốc gia. Trải qua thời gian dài phát triển, chúng tôi đã xây dựng được cơ quan truyền thông đa loại hình, đa phương tiện, với phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử. Trong đó, có 8 kênh phát thanh, 16 kênh truyền hình, hai báo điện tử.
Thời gian qua, các đơn vị báo chí của Đài nắm bắt rất nhanh xu hướng trên nền tảng số. Hai báo điện tử VOV và VTC News cập nhật tin tức nhanh chóng, chính xác, là kênh chính thống, tin cậy cho độc giả. Chúng tôi cũng phát triển một số ứng dụng riêng như Đài Kỹ thuật số VTC có VTC Now cũng rất đông người xem. Khối phát thanh có ứng dụng VOV Live, VOV Media.
Nội dung được ưu tiên phân phối trên báo điện tử, âm thanh vốn là thế mạnh. Ví dụ, Đọc truyện đêm khuya có hàng triệu người nghe trên YouTube. Đặc biệt, tác phẩm Con hẻm nhỏ của Báo Điện tử VOV đoạt giải Xuất sắc hạng mục Truyền thông số của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU) năm 2022.
Các đơn vị thuộc VOV đã hình thành được hệ sinh thái tương đối tốt. Tuy nhiên, về lâu dài, cần có một chiến lược bài bản và sự đầu tư lớn hơn để Đài Tiếng nói Việt Nam phát huy được vai trò của cơ quan báo chí Trung ương. Đặc biệt, chúng tôi sẽ ưu tiên đầu tư vào công nghệ.
Đài Tiếng nói Việt Nam đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động xuất bản báo chí thế nào? Ưu điểm và hạn chế của “người máy làm báo” là gì? Đài có kế hoạch ứng dụng công cụ GPT vào sản xuất nội dung không?
Nhiều báo điện tử đã áp dụng AI vào sản xuất nội dung. Vấn đề quan tâm của VOV rộng hơn là áp dụng AI thế nào cho hệ thống dữ liệu rất lớn của các kênh phát thanh, truyền hình. Tức là làm sao hệ thống hóa dữ liệu để tối ưu hóa được kênh phân phối trên các nền tảng. Đây là câu chuyện Đài đang tập trung tìm hướng giải quyết. Nếu hệ thống của mình tốt, bạn đọc có thể tiếp cận rất nhiều dữ liệu liên quan, chứ không chỉ xem một bài báo.
Có thể thấy mặt tích cực của AI trong việc sản xuất, phân phối nội dung là giúp công chúng “ăn” món mình thích, thông qua việc phân tích hành vi của người dùng. Nhưng nó cũng làm cho cho người đọc lười hơn, không đa dạng hóa thông tin ở lĩnh vực khác. Quá trình áp dụng AI cũng phải chú ý tính 2 mặt của vấn đề này.
Ông Phạm Mạnh Hùng cho rằng, công nghệ là bài toán thách thức của không ít cơ quan báo chí khi thực hiện chuyển đổi số.
Từng giữ vị trí Tổng biên tập Báo điện tử VOV, ông có thể chia sẻ về mô hình doanh thu và tòa soạn tập trung vào khâu nào để bứt phá?
Báo chí không nên đơn thuần chạy theo nhu cầu thông tin và đua tốc độ với mạng xã hội. Báo chí cần tận dụng thế mạnh của mình, đi sâu vào sản phẩm chất lượng, uy tín, đẩy mạnh báo chí dữ liệu, báo chí đa chiều, báo chí giải pháp…, là kênh tin cậy cho người dân. Họ xem thông tin trên mạng xã hội nhưng phải đọc báo để xác tín.
Với thông tin méo mó, xuyên tạc, chống phá chính quyền trên các nền tảng mạng, báo chí có trách nhiệm đấu tranh, vạch trần luận điệu, giúp người dân hiểu đúng bản chất vấn đề, từ đó có nhận thức đúng đắn.
Nếu biết đầu tư nguồn lực và tận dụng được thế mạnh của mình, các báo sẽ có những sản phẩm chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của đông đảo công chúng trên các nền tảng số. Những sản phẩm đó có sức sống lâu bền hơn “chạy đua tin tức”, vì nó lý giải được xu hướng, hiện tượng trong xã hội, phân tích chuyên sâu, đa chiều, phỏng vấn các chuyên gia uy tín… Muốn vậy, tòa soạn phải có nguồn nhân lực chất lượng, người làm báo có trình độ, hiểu biết, nhạy bén, chứ AI sẽ khó làm thay.
Về kinh tế báo chí, như nói ở trên, là vấn đề không dễ. Mỗi báo sẽ có hướng đi phù hợp cho mình. Muốn giải được bài toán này trong điều kiện hiện nay, phải áp dụng tổng thể nhiều giải pháp, trong đó có sự nỗ lực của từng cơ quan báo chí và cả cơ chế hỗ trợ từ Nhà nước.
Xin cảm ơn ông.
Xây dựng cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại
Ngày 6/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 348/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược “Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Theo đó, chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu xây dựng các cơ quan báo chí theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
Mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên nền tảng số (ưu tiên nền tảng số trong nước). 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và những mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo xu hướng báo chí số. Các cơ quan báo chí tối ưu hóa nguồn thu, trong đó 50% cơ quan báo chí tăng doanh thu tối thiểu 20%.
Ngày 5/6, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố thành lập Trung tâm Hỗ trợ Chuyển đổi số báo chí (thuộc Cục Báo chí), có nhiệm vụ hỗ trợ cơ quan báo chí thực hiện hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số trong Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Báo chí đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
Sáng 19/6, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức gặp mặt, chúc mừng các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023).
Tại buổi gặp mặt, Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) cho biết: Hệ thống báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam về cơ bản luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành của Luật Báo chí năm 2016, Luật Xuất bản, pháp luật của Nhà nước. Thông tin đăng tải trên các ấn phẩm điện tử, ấn phẩm in được cập nhật thường xuyên ngày càng phong phú, đa dạng, bám sát các sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật cũng như các thông tin quan trọng của đất nước.
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga: Tháo gánh nặng kinh tế cho báo chí
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, gánh nặng về tài chính là một phần nguyên nhân dẫn tới những tiêu cực trong báo chí, cần phải tháo điểm nghẽn này.
Kinh phí hoạt động cho báo chí thiếu rất nhiều
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho hay, bà nhận được phản ánh, kinh phí cho hoạt động báo chí còn thiếu rất nhiều.
Báo chí Cách mạng phải trở thành dòng chủ lưu trên không gian mạng
Báo chí ứng vạn biến nhưng luôn giữ được cái bất biến là những giá trị cốt lõi của báo chí cách mạng. Báo chí phải dẫn dắt thông tin trên không gian mạng.
Lời tòa soạn: Ngày 13/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi thăm, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam và gặp gỡ báo chí nhân kỉ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh: Báo chí cách mạng phải trở thành dòng chủ lưu trên không gian mạng, dẫn dắt thông tin trên không gian mạng. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại sự kiện này.
Quan tâm tới báo chí cách mạng chính là sự quan tâm tới sự nghiệp cách mạng. Bởi vì sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Mà báo chí là cầu nối giữa Đảng và quần chúng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính luôn có sự quan tâm đặc biệt tới báo chí cách mạng. Buổi gặp mặt thân tình hôm nay với lãnh đạo các cơ quan báo chí và nhà báo nhân 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam chính là tình cảm đó của Thủ tướng. Anh em báo chí rất trân trọng tình cảm đặc biệt này của Thủ tướng.
Báo chí cách mạng ra đời năm 1925 thì 5 năm sau thành lập Đảng Cộng sản, 20 năm sau cách mạng thành công. Điều đó nói nên tầm quan trọng và tính đi trước của công tác thông tin tuyên truyền. Báo chí cách mạng cách mạng ở chỗ tiên phong, đi đầu.
Chỉ thị số 7, ngày 21 tháng 3 năm 2023, của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, truyền thông chính sách là một chức năng của chính quyền các cấp và vì vậy chính quyền các cấp phải tổ chức bộ máy và bố trí ngân sách thường xuyên để làm công tác truyền thông, đặt hàng các cơ quan báo chí.
Trước đây, chúng ta coi công tác truyền thông là việc của báo chí, trong khi báo chí chỉ là một trong các phương tiện truyền thông. Thay đổi nhận thức này về làm công tác truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng, sẽ thay đổi căn bản công tác truyền thông chính sách của chính quyền các cấp. Bộ TT&TT đang sửa các văn bản pháp luật liên quan để hoàn thiện cơ chế đặt hàng báo chí, nhất là các nghị định, thông tư về nhuận bút, về định mức kinh tế kỹ thuật, sao cho phù hợp với thị trường. Các cơ quan báo chí hãy cùng làm với Bộ, chỉ có như vậy thì mới sát với cuộc sống.
Báo chí của chúng ta gần trăm năm nay tập trung vào làm nội dung, tập trung vào cây bút, trang giấy mà ít khi phải lo vấn đề công nghệ. Nhưng công nghệ số đã trở thành lực lượng sản xuất cơ bản của hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là báo chí.
Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ nhất và sâu rộng nhất là tới lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí.
Ngày 6 tháng 5 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược Chuyển đổi số báo chí. Để thực thi chiến lược này, Bộ TT&TT đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ chuyển đổi số báo chí, trực thuộc Cục Báo chí. Có khó khăn gì, cần hỗ trợ gì, các cơ quan báo chí hãy liên hệ với trung tâm này.
Bộ TT&TT đã, đang và sẽ huy động các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hỗ trợ một cách toàn diện, cả về hạ tầng, nền tảng công nghệ và nhân lực CNTT. Bộ TT&TT cũng sẽ chủ trì xây dựng một số nền tảng số dùng chung cho các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí nhỏ, hạn chế về các nguồn lực. Cơ quan báo chí lớn thì có thể đầu tư, phát triển công nghệ, cơ quan báo chí nhỏ thì nên thuê dịch vụ.
Trước đây, báo chí của chúng ta độc quyền về cả nội dung, kênh phân phối. Nhưng với sự xuất hiện của truyền thông xã hội thì không như vậy nữa. Một cá nhân trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng lớn như một tờ báo. Thông tin đến với người dân qua rất nhiều nền tảng số khác nhau, có thể là trang web, có thể là mạng xã hội.
Vụ đấu giá đất Cẩm Giang: “Trùm” Thủy “gỗ” lĩnh 4 năm 6 tháng tù
Bị cáo Thủy “gỗ” bị tuyên 4 năm 6 tháng về hai tội gây rối trật tự công cộng và trốn thuế. Cựu chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Giang Nguyễn Ngọc Đường bị tuyên 40 tháng tù.
TAND huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương) vừa tuyên án các bị cáo trong vụ gây rối trật tự công cộng, trốn thuế, mua bán trái phép hóa đơn và Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ…liên quan đấu giá đất thị trấn Cẩm Giang.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phạm Văn Thủy (SN 1970, trú tại thị trấn Cẩm Giang, huyện Cẩm Giàng) 28 tháng tù về tội gây rối trật tự công cộng, 26 tháng tù về tội trốn thuế. Tổng hình phạt là 4 năm, 6 tháng tù.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từ trần vào hồi 7h05 ngày 21/6 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau một thời gian lâm bệnh, hưởng thọ 86 tuổi.
Thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, ông Vũ Khoan, sinh năm 1937, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu đã từ trần vào hồi 7h5 phút, ngày 21/6/2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng ông Vũ Khoan sẽ được thông báo sau.
(Kiến Thức) - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, ông trùm giang hồ khét tiếng đất Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích".
(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Người dân dồn dập đổ ra các hướng quốc lộ, cửa ngõ đi các tỉnh để về quê đón năm mới 2024 bất ngờ, cảm động khi được lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp sức...
(Kiến Thức) - Sáng nay 5/9, lễ khai giảng năm học mới 2019 được trường Gateway cùng các trường trên cả nước tổ chức. Tuy nhiên, trái với không khí vui tươi, tưng bừng... không khí khai giảng tại trường Gateway có phần trầm lắng hơn.
(Kiến Thức) - Trước khi bịkhởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra hành vi cố ý gây thương tích liên quan một phụ xe bị đánh, đại gia Đường “Nhuệ” còn được biết đến do từng bị tố cáo đánh người tại trụ sở công an, siết nợ khét tiếng và đấu giá đất kiểu quân xanh quân đỏ?
Khu du lịch Quất Lâm (Nam Định) từng được mệnh danh là "thiên đường mại dâm" nhưng mới đây tỉnh Nam Định đã quyết định "xóa sổ"tụ điểm này để làm thay đổi bộ mặt, hình ảnh của bãi biển đầy tai tiếng.
(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.
Thấy mùi tử khí nồng nặc, người dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tỏa đi tìm thì phát hiện thi thể nữ giới lột truồng giấu trong bao tải bên đường. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa được điều động, luân chuyển, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Người phụ nữ khoảng 38 tuổi, có tiền sử thần kinh không bình thường bị tình nghi dẫn một bé gái 3 tuổi rời khỏi trường Mầm mon Thiên Hương (Hải Phòng), hiện chưa rõ tung tích bé gái.
Nghị định số 177/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Một người đàn ông đang lái xe ô tô trên đường Trần Quý Cáp (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bất ngờ bị mất lái, tông vào bên đường khiến chiếc xe bẹp dúm, tài xế mắc kẹt trong ghế lái.
Nhà thầu Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An chưa được chủ đầu tư quyết toán số tiền 10 tỷ đồng còn lại thi công xây dựng dự án khu đền thờ Nguyễn Cao.
Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.
Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh, nhóm bệnh được đến thẳng cơ sở y tế chuyên sâu, tuyến cuối không cần giấy chuyển tuyến mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Công an thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Bình (tên thường gọi Bình 'con') để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Ngày 13/1, lãnh đạo UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy ở trang trại chăn nuôi heo thịt làm khoảng 1.600 con heo bị chết.
Một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra tại km 19+200 đường tránh Huế thuộc phường Thuỷ Bằng, quận Thuận Hoá (TP. Huế), khiến một người phụ nữ tử vong thương tâm.
Để kê khai khấu trừ thuế cho Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ HX Nework, Vũ Văn Xuân và Nguyễn Thị Duyên đã mua bán 255 hóa đơn “khống” với giá trị hàng hóa 106 tỷ đồng.
Từ năm 2021 đến nay, Lê Thanh Hồng đưa ra thông tin gian dối về dự án BĐS do Công ty CP Đầu tư AVISA làm chủ đầu tư để rao bán, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.