Phó thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt...

Phó thủ tướng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát
Ngày 3/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì phiên họp Ban chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác điều hành giá 7 tháng đầu năm và những tháng còn lại của năm 2023. Tại phiên họp, các ý kiến thống nhất cho rằng trong những tháng đầu năm nguồn cung các hàng hóa thiết yếu được đảm bảo, giá cả cơ bản ổn định, diễn biến đúng với kịch bản điều hành giá cả Ban Chỉ đạo điều hành giá đã đề ra…
Pho thu tuong yeu cau theo doi chat che dien bien gia ca, lam phat

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh VGP. 

Từ nay đến cuối năm, dư địa điều hành giá "dễ thở hơn", đủ điều kiện để có thể xem xét lộ trình điều chỉnh các mặt hàng, dịch vụ nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường vào thời điểm thích hợp để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. Đồng thời bảo đảm sự đồng thuận xã hội, giảm bớt áp lực sang các năm tiếp theo.
Về những tháng còn lại của năm 2023, Phó thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, bám sát các kịch bản đã đề ra; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây lạm phát trong nước; thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng nhà nước quản lý.
Phó thủ tướng cũng yêu cầu đảm bảo cung cầu hàng hóa, chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhất là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp lễ, tết cuối năm...
Phó thủ tướng Lê Minh Khái nêu: "Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Tổ chức triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá".
Trong những tháng cuối năm, phải đảm bảo cung cầu đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nông sản, dịch vụ giáo dục và vật tư giáo dục, dịch vụ y tế, vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải… Cụ thể, đối với mặt hàng xăng dầu, cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để sẵn sàng các biện pháp phù hợp; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước; không để thiếu hụt, đứt gẫy nguồn cung xăng dầu. Sớm hoàn thiện để trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg...
Đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương đôn đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo phương án giá điện cập nhật hàng quý năm 2023 để thực hiện giá bán điện theo quy định. Sớm hoàn thiện việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và Quyết định 28/2014/QĐ-TTg quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện...
Về quản lý giá các mặt hàng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình sản xuất và nguồn cung, nhất là các nông sản vào chính vụ để định hướng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường, hạn chế các yếu tố tác động đến giá cả, đảm bảo lợi ích của người dân, doanh nghiệp và đất nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu trong nước và mục tiêu quản lý lạm phát. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính triển khai thực hiện nghiêm Luật Giá số 16/2023/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2023.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý về dịch vụ giáo dục và vật tư giáo dục. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tổng thể các yếu tố tác động, trên cơ sở đó đề xuất lộ trình, mức độ điều chỉnh phù hợp. Về giá dịch vụ y tế, Bộ Y tế khẩn trương rà soát, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Về vật liệu xây dựng, cần bảo đảm nguồn cung, nhất là các loại vật liệu phục vụ xây dựng các công trình giao thông, các công trình trọng điểm.
Đối với giá dịch vụ vận tải, Bộ Giao thông Vận tải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, nhất là giai đoạn cuối năm khi nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa tăng cao.
>>> Xem thêm video: Những chia sẻ đầu tiên của tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. 

Nguồn: Lý Thùy.

Bổ nhiệm Trợ lý Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Ông Nguyễn Đăng Trương, Vụ trưởng Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Bổ nhiệm Trợ lý Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 526/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đăng Trương, Vụ trưởng Vụ Phát triển hạ tầng và đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giữ chức Trợ lý Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Bo nhiem Tro ly Pho Thu tuong Tran Hong Ha
Ông Nguyễn Đăng Trương, Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà 

Phó Thủ tướng: Sớm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị, các cấp, ngành, địa phương phải nỗ lực vượt khó, khắc phục hạn chế, bất cập, trong đó có việc sớm giải quyết, tháo gỡ vướng mắc về đất đai.

Phó Thủ tướng: Sớm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai
Sáng 22/5, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và ngân sách nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
Báo cáo của Chính phủ cho biết, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2022 sau khi đánh giá bổ sung đã có nhiều thay đổi tích cực hơn so với báo cáo ở kỳ họp Quốc hội trước.
Chẳng hạn, GDP tăng 8,02% so với năm trước (đã báo cáo là khoảng 8%); thu NSNN năm 2022 đạt 1.815,5 nghìn tỷ đồng (cao hơn 201,4 nghìn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội)…
Điều này phản ánh sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các địa phương, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt trong những tháng cuối năm để kịp thời hóa giải những khó khăn, thách thức.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận định, trong thời gian tới, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tác động, ảnh hưởng nặng nề trên nhiều lĩnh vực, nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động kép" từ các yếu tố tiêu cực bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài nhiều năm.
Chúng ta vừa phải thực hiện tốt các nhiệm vụ thường xuyên ngày càng nhiều, yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao; vừa phải tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài và kịp thời ứng phó với những vấn đề cấp bách, mới phát sinh.
Bối cảnh đó đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải nỗ lực vượt khó, khắc phục hạn chế, bất cập, phát huy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tiếp tục tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
Trong đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy nhanh tiến độ, kết thúc điều tra, truy tố để đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở.
Sớm giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Cùng với đó, cần đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2023 đạt tối thiểu 95%. Đồng thời chú trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư và khuyến khích các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên, bãi đổ thải… Thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng.
Chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn.
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Quốc hội việc tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để đẩy nhanh triển khai dự án.
“Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển KTXH trong thời gian tới là rất nặng nề; đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần đổi mới sáng tạo, tự lực, tự cường, củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Mời quý độc giả xem video Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có các cuộc gặp với nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Nikai Toshihiro và Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Tanaka Akihiko.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm làm việc tại Nhật Bản, dự Hội nghị Tương lai châu Á
Pho Thu tuong Tran Luu Quang tham lam viec tai Nhat Ban, du Hoi nghi Tuong lai chau A
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang gặp nguyên Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Nguồn: TTXVN)

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.