Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: “Báo chí phải đổi mới để đủ sức ...cạnh tranh”

Phó Thủ tướng "đặt hàng" các cơ quan báo chí có thêm nhiều phương thức, hình thức chuyển tải thông tin, nhất là qua mạng xã hội, để đến được với người dân nhiều hơn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: “Báo chí phải đổi mới để đủ sức ...cạnh tranh”
Sáng 31/1, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Nhân Dân phối hợp tổ chức Giao ban báo chí đầu xuân Quý Mão. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến dự.
Sau khi lắng nghe các ý kiến tại buổi giao ban, nhân dịp Xuân Quý Mão 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới lãnh đạo các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan thông tấn - báo chí, các nhà báo lão thành và toàn thể những người làm báo cả nước.
Theo Phó Thủ tướng, trong năm 2022, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí là những thách thức có tính sống còn, mang tính toàn cầu như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, hạn chế của các mô hình phát triển hiện nay… từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động để phát triển.
Pho Thu tuong Tran Hong Ha: “Bao chi phai doi moi de du suc ...canh tranh”
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại giao ban báo chí đầu xuân.
Phó Thủ tướng chia sẻ, những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, khi tháp tùng Thủ tướng Chính phủ đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các con đường giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam, ông cảm nhận được không khí hồ hởi, phấn khởi của người dân, chính quyền, doanh nghiệp trước những cơ hội phát triển mới được mở ra từ những tuyến cao tốc.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, hoạt động giao ban báo chí trở thành một hoạt động thường niên, là truyền thống đầu năm và đây cũng là cơ chế quan trọng để Đảng, Nhà nước cùng các cơ quan báo chí trao đổi, đồng hành cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Đồng thời, theo Phó Thủ tướng, hiện chúng ta đang bước vào giai đoạn cơ hội, quyết tâm có đủ, sự ủng hộ của các cơ quan, Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội về cơ chế. Tuy nhiên, trong thế giới có nhiều biến đổi như hiện nay thì thách thức đối với các cơ quan báo chí cũng rất lớn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các cơ quan báo chí phải đổi mới để có đủ sức mạnh, năng lực để cạnh tranh với các loại hình, phương thức truyền thông mới, mạng xã hội,... nhằm thu hút, đáp ứng được yêu cầu của độc giả.
Theo đó, báo chí phải nhanh, nhạy, chính xác, chuyên nghiệp, sát với thực tiễn hơn. Không chỉ đơn thuần thông tin, phản ánh mà các cơ quan báo chí cần xây dựng đội ngũ có tính chuyên nghiệp, có thể coi là những chuyên gia, người am hiểu sâu về lý luận, ngoại giao, kinh tế, nghệ thuật, công nghệ, chuyển đổi số.
"Các đồng chí cần đề xuất cụ thể. Nhà nước phải làm gì. Các cơ quan báo chí phải làm gì", Phó Thủ tướng nói.
Thứ hai là phải làm rõ vấn đề cơ chế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí. Đồng thời, các cơ quan báo chí phải xây dựng nhiều tác phẩm, ấn phẩm; đầu tư nhiều hình thức thể hiện, chuyển tải đa dạng, phong phú để trở thành "món ăn tinh thần hằng ngày" không thể thiếu của độc giả, không chỉ người dân mà cả các nhà quản lý.
Phó Thủ tướng "đặt hàng" các cơ quan báo chí có thêm nhiều phương thức, hình thức chuyển tải thông tin, nhất là qua mạng xã hội, để đến được với người dân nhiều hơn, với sự thống nhất về tư tưởng, chính trị, chủ trương.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh các cơ quan báo chí không chỉ thông tin thuần tuý mà cần chủ động phản ánh những bất cập, khó khăn, vướng mắc để cơ quan quản lý có phản ứng chính sách kịp thời, nhanh nhạy; có các chuyên đề, nghiên cứu rất hệ thống, đồng bộ, đưa ra những mô hình, cách làm hay, nhân rộng những cơ chế, chính sách mới, thậm chí đề xuất hướng tháo gỡ vướng mắc.
Mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành với Chính phủ, các bộ, ngành, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, cơ quan "chọn mặt gửi vàng", gắn bó hơn nữa với báo chí – "cầu nối" để chuyển tải thông tin về định hướng, nhiệm vụ, công việc thuộc lĩnh vực quản lý tới người dân.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, trong năm 2023, các cơ quan báo chí tập trung thực hiện tốt, hiệu quả kế hoạch lấy ý kiến, phản hồi của nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), để chúng ta có thể xây dựng được một đạo luật đáp ứng kỳ vọng của nhân dân, trở thành nền tảng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại buổi giao ban, ông Lại Xuân Môn - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, năm 2023 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, năm bản lề trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021 - 2025.
Ông Lại Xuân Môn cho rằng, báo chí cần nêu cao ngọn cờ tiên phong trong công tác tuyên giáo của Đảng; phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và trước Nhân dân, tập trung thông tin, tuyên truyền đầy đủ, sâu sắc, toàn diện tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng, đất nước, nhất là Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, các nghị quyết Trung ương.
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý, trong góp ý, phản biện phải gắn với khoa học, giải pháp khả thi chứ không phải đưa ra những sản phẩm báo chí gây tâm lý bi quan, chán nản trước những khó khăn, thách thức.
Báo chí cần có nhiều hơn nữa những bài viết, chương trình truyền năng lượng, cảm hứng tích cực; cần nhiều hơn những tác phẩm được viết với một cái tâm trong sáng, với trách nhiệm, bản lĩnh, sự thấu hiểu và chia sẻ.
"Hơn ai hết, báo chí phải tạo ra dòng thông tin chủ lưu tích cực, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc" - ông Lại Xuân Môn nhấn mạnh.
Trước đó, tại giao ban, lãnh đạo một số cơ quan báo chí chia sẻ về những khó khăn, thách thức phải vượt qua, nhất là trong hoạt động kinh tế báo chí, để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể là triển khai các nội dung theo sát các đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, hoạt động của Chính phủ, Quốc hội.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam có sự phối hợp nhịp nhàng để các cơ quan báo chí triển khai thông tin bảo đảm sự phong phú, tuân thủ chỉ đạo và quan trọng nhất là đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

>>> Mời độc giả xem thêm video Những chia sẻ đầu tiên của tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Rất xúc động khi nhận nhiệm vụ mới

Chiều 5/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có những chia sẻ đầu tiên bên hành lang Quốc hội trên cương vị mới.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Rất xúc động khi nhận nhiệm vụ mới
Chiều 5/1, với đa số tán thành, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Hà làm Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngay sau đó, tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có chia sẻ với báo giới bên hành lang Quốc hội. Ông cho biết, rất xúc động và biết ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tin tưởng giao nhiệm vụ, giới thiệu ông giữ chức vụ này.

Những chia sẻ đầu tiên của tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Chiều 5/1, bên hành lang Quốc hội, tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có những chia sẻ đầu tiên với phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống. Ông cho biết, ông rất xúc động khi nhận nhiệm vụ mới.

Những chia sẻ đầu tiên của tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Những chia sẻ đầu tiên của tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phân công nhiệm vụ của các  Phó Thủ tướng Chính phủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái
Theo quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái được phân công theo dõi chỉ đạo các lĩnh vực công tác, các cơ quan và làm nhiệm vụ Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 06/9/2021 về phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.