Phó Thủ tướng thị sát công tác chống dịch tay chân miệng, sởi tại TPHCM

Chiều 11/10 tại TPHCM, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới thăm, động viên các y, bác sĩ và bệnh nhi bị tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1; thăm và làm việc tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Phó Thủ tướng thị sát công tác chống dịch tay chân miệng, sởi tại TPHCM
Pho Thu tuong thi sat cong tac chong dich tay chan mieng, soi tai TPHCM
 Phó Thủ tướng động viên gia đình có người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM. Ảnh: VGP/Đình Nam
‘Không để có dịch mới cấp tập đi chống’
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn có 4.066 ca mắc bệnh tay chân miệng điều trị nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó, thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.
Riêng Bệnh viện Nhi đồng 1, trong 9 tháng đầu năm, Bệnh viện tiếp nhận 2.180 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 46 ca nặng (độ 3, 4) và 1 ca tử vong. Tính riêng trong tháng 9, đã có 814 ca nhập viện, tăng 182,5% so với cùng kỳ năm 2017. Bệnh viện cũng đã cho nhập viện 83 ca sốt phát ban nghi sởi. Riêng trong ngày 10/10, Khoa Nhiễm đang điều trị 19 ca mắc sởi. Số ca sốt xuất huyết thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017 và có 2 ca tử vong.
“Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi xây dựng kế hoạch chuẩn bị và phối hợp bảo đảm chống dịch kịp thời”, ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết.
Theo Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Nguyễn Thanh Tùng, đơn vị đã chuẩn bị rất tích cực để ứng phó với tình hình dịch tay chân miệng có thể bùng phát như mở thêm khu cách ly dự phòng, bảo đảm đầy đủ thuốc điều trị đến cuối năm, sẵn sàng các đội cơ động chống dịch hỗ trợ các địa phương, giám sát can thiệp chống dịch tại chỗ, chẩn đoán các ca bệnh từ xa...
“Chúng tôi xác định chống dịch là công việc của toàn bệnh viện. Ngay trong tuần qua, khi xuất hiện ca sởi ở Khoa Tim mạch, Ban Giám đốc Bệnh viện đã tập trung chỉ đạo cách ly, điều trị kịp thời ngăn ngừa lây lan trong Khoa Tim mạch, vì đây là nơi các bệnh nhi thể trạng yếu nên không tiêm phòng vaccine sởi được”, ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết.
Cung cấp thêm thông tin về tình hình dịch tay chân miệng, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố khu vực phía nam.
Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số ca mắc bệnh tích lũy cao và gia tăng nhanh trong mấy tuần gần đây là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh... với hơn 4.000 ca từ đầu năm đến nay (chiếm 77% cả nước), chủ yếu gặp ở trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%). So với thống kê trung bình nhiều năm thì số ca mắc tay chân miệng năm nay là tương đương. Tuy nhiên số ca tử vong giảm mạnh nhờ sự vào cuộc quyết liệt của ngành y tế và đặc biệt là chính quyền địa phương, báo chí tuyên truyền giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thống kê của y tế dự phòng cho thấy những địa phương có nhiều khu công nghiệp thường tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch tay chân miệng rất cao.
Về diễn biến dịch sởi, dù chưa thấy biểu hiện bất thường nhưng ông Trần Đắc Phu cũng cảnh báo về chu kỳ của bệnh này là sau 4-5 năm có thể bùng phát do mỗi năm vẫn sót lại khoảng 10% trẻ chưa được tiêm chủng. Tới đây, ngành y tế sẽ phát động một số đợt tiêm vét để giảm nguy cơ dịch sởi bùng phát.
Tới thăm một số khoa, phòng ở Bệnh viện Nhi đồng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương tinh thần vượt qua khó khăn, vất vả của đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng đã căng mình ngày đêm chống dịch trong những lúc cao điểm. Đây cũng là lời cảm ơn của người dân gửi đến các y bác sĩ.
Pho Thu tuong thi sat cong tac chong dich tay chan mieng, soi tai TPHCM-Hinh-2
 Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng lưu ý bên cạnh phòng chống dịch tay chân miệng thì cũng không được chủ quan với diễn biến dịch sởi đang trong chu kỳ có khả năng bùng phát.
“Chúng ta phải rút kinh nghiệm không được để có dịch mới cấp tập đi chống dịch mà phải phòng dịch khi chưa có dịch. Ngành y tế là nòng cốt nhưng chính quyền cũng phải vào cuộc và phải kiên trì, không thể chủ quan. Ngay cả TPHCM, UBND thành phố đã có nhiều chỉ đạo về công tác này nhưng cần phải sát với những thay đổi thực tế", Phó Thủ tướng nói và đề nghị xem xét bố trí chế độ chống dịch đầy đủ cho các cán bộ y tế tham gia.
Mạnh dạn thí điểm tự chủ một số bệnh viện lớn
Cũng trong chiều 11/10, Phó Thủ tướng đã tới thăm và làm việc với cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại đây, Phó Thủ tướng đã lắng nghe nhiều kiến nghị, ý kiến của lãnh đạo Bệnh viện.
Hiện Bệnh viện Nhân dân 115 có trên 2.500 cán bộ, y bác sĩ, với 1.600 giường bệnh nhưng đang điều trị trên 2.000 bệnh nhân nội trú; Bệnh viện có 43 khoa phòng và thực hiện khám bệnh gần 1 triệu lượt/năm... Đáng chú ý, những năm qua, Bệnh viện Nhân dân 115 đã chủ động tìm kiếm nhiều nguồn vốn để tự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu điều trị ngày càng lớn của người dân.
Với định hướng phát triển thành bệnh viện đa khoa tự chủ, Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 Phan Văn Sáu đã nêu một số kiến nghị cụ thể về cơ chế đầu tư cơ sở thực hành, bảo đảm công tác đào tạo cho 1.000 sinh viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; giải quyết khó khăn về quỹ lương do chưa tính đầy đủ các cấu phần vào giá dịch vụ y tế; tháo gỡ vướng mắc do đặc thù bệnh viện tiếp nhận rất nhiều ca bệnh nặng nên thường xuyên vượt dự toán quỹ BHYT; thủ tục mua sắm trang thiết bị, xe cứu thương quá phức tạp, nhiêu khê...
“Chúng tôi mong muốn được chuyển sang cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập để có thể phát triển, đầu tư chuyên sâu vào một số ngành, kỹ thuật y khoa hiện đại”, ông Phan Văn Sáu bày tỏ.
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế, BHXH Việt Nam, đại diện Sở Tài chính và Sở Y tế TPHCM đã giải đáp một phần các kiến nghị của Bệnh viện Nhân dân 115.
Pho Thu tuong thi sat cong tac chong dich tay chan mieng, soi tai TPHCM-Hinh-3
 Phó Thủ tướng làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115 TPHCM. Ảnh: VGP/Đình Nam
Trao đổi về mong muốn tự chủ của Bệnh viện Nhân dân 115, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm “nơi nào, bệnh viện nào vượt lên, tự chủ được thì để anh em vượt lên để dồn ngân sách cho dự phòng, cho y tế tuyến dưới. Tuy nhiên, quá trình này cần phải có bước đi thận trọng để khắc phục nhưng bất cập trong xã hội hóa y tế trước đây nhưng không thể chậm”.
Từ những kết quả tích cực trong thực hiện tự chủ của hơn 20 trường đại học, Phó Thủ tướng cho biết tinh thần sẽ cho phép một số bệnh viện lớn thí điểm tự chủ.
“Một số bệnh viện lớn của chúng ta không kém nước ngoài trong khi người Việt tốn hàng tỷ USD chữa bệnh ở nước ngoài. Vì vậy cần có cơ chế tự chủ để các bệnh viện lớn nâng cao chất lượng, kỹ thuật điều trị, đồng thời có thể điều trị ngay cho những bệnh nhân có điều kiện trước kia phải ra nước ngoài điều trị, tiến tới thu hút được cả bệnh nhân nước ngoài đến khám chữa bệnh”, Phó Thủ tướng gợi mở và nhấn mạnh khi tự chủ, bệnh viện sẽ được tự quyết về cơ chế tiền lương, tuyển dụng, tính giá dịch vụ y tế ngoài bảo hiểm...
Về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị BHXH Việt Nam có giải pháp, cơ chế cân đối quỹ BHYT cho các bệnh viện tuyến trên, tuyến cuối có uy tín; Bộ Y tế khẩn trương giải quyết vấn đề về giá dịch vụ y tế, tính đủ các kết cấu chi phí trực tiếp, ban hành quy định về định mức mua sắm trang thiết bị... Nếu chưa ban hành ngay được thì có thể xem xét cơ chế đặc thù cho những bệnh viện thí điểm tự chủ.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đã cho ý kiến về một số kiến nghị của Bệnh viện Nhân dân 115 về hợp tác công tư, giao dự toán chi BHYT, mua xe cứu thương...

Bé trai teo hoàn toàn dạ dày do uống nhầm hóa chất

Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị một trường hợp uống nhầm hóa chất chưa từng có trong y văn.

Bé trai teo hoàn toàn dạ dày do uống nhầm hóa chất

Dựng tóc gáy lời khai kẻ giết chủ nợ, trói chân tay phi tang

(Kiến Thức) - Chỉ vì vay một số tiền nhưng đến kỳ hạn không thể tra, đối tượng Nguyễn Hùng Dũng đã nhẫn tâm sát hại chủ nợ, sau đó còn trói chân tay thi thể, bịt túi nilon vào đầu phi tang xuống sông. 

Dựng tóc gáy lời khai kẻ giết chủ nợ, trói chân tay phi tang
Tối qua (21/6), trao đổi với PV quá trình điều tra vụ phát hiện thi thể bị trói chân tay, lãnh đạo Công an TP Đà Nẵng cho hay đã bắt được nghi phạm giết người.
Theo đó, nghi phạm vụ án mạng là Nguyễn Hùng Dũng (49 tuổi, ngụ ngụ phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà, Đà Nẵng). Ngoài ra, cơ quan điều tra còn bắt giữa vợ của Dũng vì được xác định có liên quan tới vụ án kinh hoàng.

Tiết lộ bất ngờ về xác chết mất chân tay dưới kênh nước

(Kiến Thức) - Theo cơ quan điều tra, nguyên nhân cái chết của người đàn ông mất chân tay nằm dưới kênh nước không phải là do sát hại mà là vì ngạt nước. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa lý giải được tại sao người này mất chi. 

Tiết lộ bất ngờ về xác chết mất chân tay dưới kênh nước
Thông tin tới báo chí vụ việc phát hiện thi thể mất chân tay nghi bị sát hại, ngày 27/6, Công an tỉnh Bình Dương cho hay, danh tính thi thể là ông Trần Hùng Sơn (SN 1958, quê quán Nam Định). Ông Sơn được tìm thấy trong tình trạng mất phần tay và chân, nằm chết dưới kênh nước trước công ty Yazaki (phường Dĩ An, TX Dĩ An).
Tiet lo bat ngo ve xac chet mat chan tay duoi kenh nuoc
 Hiện trường phát hiện thi thể lạ thường. Nguồn ảnh: Tiền Phong

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.