Phó Thủ tướng: Sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Trả lời giải pháp "gỡ khó" cho tự chủ đại học, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho hay, Nhà nước sẽ lựa chọn để có đầu tư công, đặc biệt là đối với các trung tâm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.

Đặt câu hỏi chất vấn tới Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà sáng 6/6, đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí (đoàn Khánh Hoà) cho hay, thực hiện quyền tự chủ là chủ trương lớn và là giải pháp đã phát triển các trường đại học và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
"Xin Phó Thủ tướng cho biết quá trình tự chủ đại học thời gian qua đã đạt được những kết quả gì, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân cản trở chủ trương tự chủ đại học? Giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với việc này trong thời gian tới?", đại biểu Trí đặt câu hỏi.
Pho Thu tuong: Se tiep tuc hoan thien co che tu chu dai hoc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: QH. 
Đánh giá câu hỏi của đại biểu Lê Hữu Trí "rất hay", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, chủ trương tự chủ của các trường đại học trong thời gian qua đã phát huy tác dụng rất lớn. Các trường đại học đã tự chủ trong chuẩn bị nội dung chương trình cũng như các kinh phí đào tạo. Đặc biệt, các trường đăng ký tự chủ đã cải thiện các chỉ số đánh giá của quốc tế liên quan đến tự chủ đại học.
Để giải quyết những khó khăn trong thời gian tới, theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đầu tiên, chúng ta sẽ tiếp tục hoàn thiện quy định về cơ chế tự chủ đối với các trường đại học, trong đó tiếp tục phân cấp hơn nữa cho các trường.
Cùng với đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm của quản lý nhà nước thông qua việc xác định, thẩm định, đánh giá các chương trình đào tạo cũng như mở ra các tiêu chuẩn, tiêu chí khi mở ra các trường đào tạo mới. Đây là một việc hết sức là cần thiết.
Một vấn đề nữa hết sức quan trọng, đó là tài chính. "Không vì tự chủ mà ảnh hưởng đến đầu tư những cơ sở vật chất cần thiết như các phòng thí nghiệm trọng điểm", ông Hà nhấn mạnh.
Đối với một số lĩnh vực, Phó Thủ tướng cho hay, Nhà nước sẽ lựa chọn để có đầu tư công, đặc biệt là đối với các trung tâm, phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, xác định đầu tư đặt hàng đối với các lĩnh vực khoa học, công nghệ, các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, các lĩnh vực mới để chuẩn bị cho các nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế.
Như vậy, sẽ là sự kết hợp giữa tự chủ với việc điều chỉnh các chính sách của nhà nước. Nhà nước sẽ quản lý thông qua các tiêu chí để đánh giá kết quả đầu, đặc biệt sẽ thu hút sự tham gia đánh giá của các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực này và công bố uy tín của các trường.
"Tôi cho rằng chính sách về tự chủ tài chính và tự chủ của các trường, làm rõ ràng hơn vị trí pháp lý và trách nhiệm thì sẽ giải quyết được", ông Hà nói.

Tại Hội thảo Giáo dục năm 2023 về 'Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học được tổ chức vào  tháng 11/2023, trao đổi sâu từ góc độ thể chế với những “cái vướng” đang tạo ra lực cản cho tự chủ đại học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, hệ thống quy phạm pháp luật mở đường cho tự chủ đại học chưa có được sự đồng bộ và chia sẻ của hệ thống pháp luật khác.

Từ những dẫn chứng cụ thể về vướng mắc trong các quy định về đơn vị tự chủ công lập, vấn đề viên chức, vấn đề quản lý tài sản công, vấn đề sở hữu trí tuệ… Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để thực hiện được tự chủ đại học đầy đủ, có chiều sâu thì cần phải tạo được hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ. Bộ trưởng cũng đề xuất có thể tính đến làm một Luật để sửa nhiều Luật, tránh những chồng chéo hiện nay.

ĐBQH: Có thể cho báo chí ghi âm, ghi hình từ phòng truyền hình trực tiếp

Đại biểu Nguyễn Tạo, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng có thể cho phép báo chí ghi âm, ghi hình phiên tòa tại phòng riêng có truyền hình trực tiếp.

Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định ghi âm, ghi hình khi tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp, đặc biệt với phóng viên báo chí.
Nên cho phép báo chí ghi âm, ghi hình từ phòng truyền hình trực tiếp

Sửa luật Thủ đô: Cần thay đổi thói quen và quan niệm

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo ra một khung pháp lý mang tính vượt trội cho Thủ đô phát triển, giải quyết những bức xúc, nhếch nhác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 28/5/2024, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội, GS.TS Hoàng Văn Cường đã có trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh dự thảo Luật này.
Sua luat Thu do: Can thay doi thoi quen va quan niem
 Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường trao đổi với PV bên hành lang Quốc hội về Luật Thủ đô (sửa đổi). Ảnh: Mai Loan.

Đại biểu Quốc hội: Cần phải bỏ độc quyền vàng miếng

Theo ĐB Trịnh Xuân An, cần phải bỏ độc quyền vàng miếng, để không tạo ra những bất cập một cách vô lý, để thị trường tự điều tiết, tất nhiên, trong chừng mực phải có sự quản lý..

Quan trọng là thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với thế giới 
Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống bên hành lang Quốc hội sáng 29/5, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), nhìn nhận giá vàng hiện nay đang rất khó dự đoán.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.