Phó Thủ tướng: Phòng chống bão lũ còn chủ quan, thụ động

Sau ảnh hưởng bởi cơn bão số 1, số 2 báo cáo, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định công tác phòng chống thiên tai còn chủ quan, thụ động.

Phó Thủ tướng: Phòng chống bão lũ còn chủ quan, thụ động
Chiều 8/8, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã tổ chức hội nghị “Rút kinh nghiệm công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 1 và số 2”. Đánh giá về tình hình dự báo bão, nhiều địa phương nhận định, công tác dự báo bão chưa sát với diễn biến thực tế.
Ông Phạm Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định chia sẻ, thực tế, bão số 1 khi đi vào tỉnh Nam Định rất mạnh, gió giật trên cấp 13 ở các địa phương và trên cấp 12 ở TP Nam Định. Theo ông Nghị, đây là cơn bão lớn nhất từ năm 1986, không như trung tâm dự báo khí tượng dự báo.
“Thông tin dự báo bão, hướng đi là chính xác. Tuy nhiên, dự báo cấp độ gió chưa chuẩn, không dự báo được việc bão kéo dài khi vào bờ nên gây thiệt hại lớn, dù đã chủ động phòng chống. Bão vào mạnh hơn so với dự báo, thiệt hại do bão ở Nam Định trên 3.000 tỷ đồng”, ông Nghị nói.
Bão số 1 gây thiệt hại lớn cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Việt Hùng
 Bão số 1 gây thiệt hại lớn cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Việt Hùng
Về vấn đề này, tiến sĩ Hoàng Đức Cường – Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thừa nhận, bão số 1 di chuyển gần bờ biển, bão đột ngột dừng lại và di chuyển chậm khi đổ bộ.
Theo tiến sĩ Cường, các bản tin chưa dự báo được sự chậm lại bất thường này nên cũng chưa cảnh báo được thời gian duy trì gió mạnh ở các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp lâu hơn so với quy luật bình thường.
TS. Cường đưa ra dẫn chứng: “Thực tế các trung tâm dự báo quốc tế như Mỹ, Nhật cũng không dự báo được, đây là hạn chế về mặt khoa học công nghệ dự báo bão”.
Nói về công tác này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận, công tác dự tính, dự báo đòi hỏi phải nâng cao hơn. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho dự báo phải hết sức chú ý.
Với tư cách Trưởng Ban chỉ đạo, ông Cường đề nghị, Bộ Tài Nguyên và Môi trường kiến nghị Chính phủ hỗ trợ nâng cao cơ sở vật chất, nhân lực cho công tác dự báo, tăng tiềm lực khoa học công nghệ làm cơ sở dự báo cảnh báo ngày một sát hơn với thực tế.
“Nếu cần hợp tác quốc tế để đối phó với những kịch bản biến đổi khí hậu, đối phó với thiên tai để chúng ta có thể đưa ra những dự báo khá sát với tình hình thực tiễn làm tham mưu cho công tác phòng chống lụt bão”, ông Cường đề xuất.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, cơn bão số 1 và số 2 đã gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng về người và tài sản. Các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương đã vào cuộc quyết liệt, sự chủ động trong phòng chống bão của người dân nên đã giảm thiểu, hạn chế thấp nhất được thiệt hại về người và tài sản.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng cũng cho rằng, công tác phòng chống, ứng phó với mưa bão có nơi còn bị động, lung túng, chủ quan. Tính chủ động còn chưa cao, còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên.
Việc sơ tán, cưỡng chế người dân ra khỏi các vị trí nguy hiểm ở nhiều nơi chưa quyết liệt. Công tác dự báo mặc dù đã được triển khai tích cực nhưng vẫn chưa lường trước được những diễn biến phức tạp của thời tiết, thiên tai.
“Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo nâng cao năng lực của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương và các cơ quan cảnh báo liên quan. Trong đó, đặc biệt quan tâm nâng cao nâng cao năng lực về công nghệ và về con người, thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế”, Phó thủ tướng chỉ đạo.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 1 và số 2 gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Bão số 1 khiến 7 người chết và mất tích, 63 người bị thương, tổng thiệt hại ước tính trên 6.442 tỷ đồng.

Bão số 2 dù không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nhưng gây mưa lũ sạt lở khiến 13 người chết và mất tích, 19 người bị thương. Các thiệt hại về nhà cửa, nông nghiệp, giao thông ước tính trên 266 tỷ đồng

Lũ quét làm 3 người chết, 7 người mất tích ở Lào Cai

(Kiến Thức) - Mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn các huyện Bát Xát và Sa Pa của tỉnh Lào Cai làm 3 người chết, 7 người mất tích...

Lũ quét làm 3 người chết, 7 người mất tích ở Lào Cai
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, từ ngày 4/8 đến 7h ngày 5/8, khu vực vùng núi phía Bắc đã có mưa to đến rất to. Mực nước các sông suối thượng lưu trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình đang lên nhanh. Mưa lớn đã gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn các huyện Bát Xát và Sa Pa của tỉnh Lào Cai làm 3 người bị chết, 7 người mất tích và 46 hộ dân bị cô lập do cầu treo bị nước lũ cuốn trôi.
Thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất tại tỉnh Lào Cai, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, từ 19h ngày 4/8 đến 7h ngày 5/8/2016, mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn các huyện Bát Xát và Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Theo Báo cáo nhanh số 131/BC-VPTT ngày 5/8/2016 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lào Cai, lũ quét, sạt lở đất đã khiến 6 người bị mất tích tại huyện Bát Xát (xã Tòng Sành: 3 người, xã Phìn Ngan: 3 người), 46 hộ dân tại các xã Phìn Ngan và Quang Kim, huyện Bát Xát bị cô lập do cầu treo bị cuốn trôi và bị ngập sâu; 110 hộ dân tại xã Cốc San, huyện Bát Xát bị ngập lụt khoảng 1m; 2 cầu bị sập, lũ cuốn trôi; đường Quốc lộ 4D tại xã Cốc San, huyện Bát Xát bị ngập sâu 1,5-2m và xã Trung Chải, huyện Sa Pa bị sạt lở gây ách tắc giao thông.

Ảnh: Lũ lớn cuồn cuộn nhấn chìm Lào Cai trong biển nước

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đêm qua và rạng sáng 5/8, tỉnh Lào Cai có mưa lớn trên diện rộng khiến nhiều địa phương xảy ra lũ lớn và ngập lụt.

Ảnh: Lũ lớn cuồn cuộn nhấn chìm Lào Cai trong biển nước
Tại thành phố Lào Cai, lũ lớn từ đầu nguồn suối Ngòi Đum và suối Đôi đổ về bất ngờ gây ngập nhiều hộ dân ở tổ 1A, tổ 1B (phường Kim Tân) và tổ 14 (phường Nam Cường). Theo thống kê ban đầu tại ở tổ 1A, tổ 1B (phường Kim Tân) đã có trên 50 nhà dân bị ngập sâu và tổ 14 (phường Nam Cường) có 6 nhà bị ngập.
Tại thành phố Lào Cai, lũ lớn từ đầu nguồn suối Ngòi Đum và suối Đôi đổ về bất ngờ gây ngập nhiều hộ dân ở tổ 1A, tổ 1B (phường Kim Tân) và tổ 14 (phường Nam Cường). Theo thống kê ban đầu tại ở tổ 1A, tổ 1B (phường Kim Tân) đã có trên 50 nhà dân bị ngập sâu và tổ 14 (phường Nam Cường) có 6 nhà bị ngập. 

Tài xế taxi Mai Linh bị đồng nghiệp truy sát chém thấu ngực

Mâu thuẫn với nhau trong lúc đỗ xe chờ khách, tài xế Nguyễn Văn Phước lái xe cho hãng taxi Mai Linh đã bị truy sát chém thấu ngực.

Tài xế taxi Mai Linh bị đồng nghiệp truy sát chém thấu ngực
Tối 7/8, sau khi được phẫu thuật anh Nguyễn Văn Phước (32 tuổi), tài xế hãng taxi Mai Linh tại Nghệ An, trú phường Lê Lợi, TP Vinh đã qua cơn nguy kịch.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.