Phó Thủ tướng Lê Thành Long thị sát vùng ngập lụt, thăm hỏi người dân Sơn La

Sáng 4/8, Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã đến thị sát, kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Sơn La và thăm hỏi, động viên người dân vùng bị ảnh hưởng nặng nề.

Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La
Phó Thủ tướng Lê Thành Long động viên người dân vùng bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại Sơn La - Ảnh: VGP/Nguyễn Đức
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đi xuồng thị sát vùng ngập sâu nhất của bản Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen (TP. Sơn La) - khu vực đã bị ngập nhiều ngày nay, có nơi ngập đến 11m.
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-2
Phó Thủ tướng tặng quà, thăm hỏi động viên người dân vùng ngập lụt - Ảnh: VGP/Nguyễn Đức
Sau đó, Phó Thủ tướng và đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Sơn La tại điểm trường bản Phiêng Nghè.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công cho biết, từ đêm 23/7, tỉnh hứng chịu đợt mưa lớn nhất trong vòng 30 năm qua.
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-3
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-4
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-5

Mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và ngập lụt nghiêm trọng tại TP. Sơn La - Ảnh: VGP/Nguyễn Đức

Mưa lớn đã gây lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Mai Sơn, Thuận Châu và ngập lụt nghiêm trọng tại TP. Sơn La; làm 11 người chết, mất tích; ước tính thiệt hại trên 500 tỷ đồng. Tỉnh đang tập trung khắc phục cơ sở hạ tầng, bảo đảm đời sống người dân. Trong đó, có 29 điểm trường cần sớm sửa chữa để đón học sinh vào năm học mới. Có 36 công trình nước sạch hư hỏng cần ưu tiên sửa chữa để cung cấp cho người dân.
Riêng xã Chiềng Đen, mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng diện rộng. Hiện nay, còn khoảng 50 hộ dân tại các bản Phiêng Nghè, Nam Niệu và cụm dân cư Bôm Nam, bản Nam Giáng, vẫn đang bị ngập sâu trong nước. Xã Chiềng Đen đã huy động "4 tại chỗ" di chuyển tài sản giúp nhân dân; Ban Chỉ huy quân sự và Công an thành phố Sơn La tăng cường lực lượng hỗ trợ các hộ dân tiếp tục khắc phục hậu quả mưa lũ. Hiện nay, các hộ dân bị ngập úng, sụt sạt nhà ở đã được bố trí đến nơi ở tạm thời tại nhà người thân và nhà văn hoá các bản lân cận.
Tuy nhiên, khó khăn nhất của tỉnh Sơn La là bố trí nguồn lực sắp xếp ổn định dân cư; đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai và tỉnh đang tiếp tục rà soát cụ thể thiệt hại để đề xuất phương án; trong đó có các nội dung tối ưu sẽ trình với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành xem xét, cân đối nguồn lực đầu tư xây dựng hầm thoát nước đảm bảo tiêu thoát lũ và chống ngập úng trên địa bàn tỉnh.
Cùng với đó, xây dựng hệ thống kè chống sạt lở dọc suối tại các khu vực chảy ra sông Đà; kiến nghị Trung ương hỗ trợ nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông các tuyến từ xã đến bản và đầu tư thiết bị cho lực lượng cứu hộ.
Phát biểu tại cuộc làm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long gửi lời thăm hỏi ân cần của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đảng bộ, chính quyền và người dân vùng bị lũ lụt. Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định đời sống người dân vùng ngập lụt; ghi nhận tinh thần chủ động phòng chống mưa lũ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và bà con nhân dân.
Phó Thủ tướng nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh Sơn La 10 tỷ đồng để nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa lũ, ngập lụt.
Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Sơn La tập trung chỉ đạo, triển khai công tác khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua, đồng thời tiếp tục theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó các đợt thiên tai trong thời gian tới theo các Công điện của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, Tỉnh cần quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo đảm ổn định đời sống cho người dân, nhất là đối với các đối tượng yếu thế, hộ nghèo, hộ khó khăn bị mất người thân, nhà cửa do thiên tai.
Tỉnh tập trung rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu để có phương án bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân, đặc biệt cần chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-6
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh báo cáo tình hình khi đi thị sát vùng ngập lụt - Ảnh VGP/Đức Tuân
Tỉnh cần huy động các lực lượng để hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, nhất là sửa chữa lại nhà cửa bị hư hại, dọn vệ sinh môi trường ngay sau khi lũ rút, không để bùng phát dịch bệnh; bảo đảm cung ứng lương thực, thực phẩm, thuốc men; khôi phục bệnh viện, trường học bị hư hỏng.
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-7
Pho Thu tuong Le Thanh Long thi sat vung ngap lut, tham hoi nguoi dan Son La-Hinh-8
Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Nguyễn Thành Công báo cáo tình hình tại cuộc làm việc - Ảnh VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng lưu ý cần hết sức cảnh giác, có cảnh báo vùng nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra tình huống bất ngờ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long và đoàn công tác đã trao quà cho 39 gia đình bị ngập úng tại bản Phiêng Nghè, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La.

Chậm ban hành văn bản, vì sao chưa có chế tài xử phạt?

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về việc doanh nghiệp làm chậm bị xử phạt, còn chậm ban hành văn bản thì chưa có chế tài.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Tư pháp: Tại sao nhiều doanh nghiệp sai phạm hay làm chậm thì bị xử phạt nghiêm, nhưng các cơ quan chậm ban hành hướng dẫn hay ban hành văn bản không khả thi thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, dù tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp? Bộ trưởng có quan điểm và giải pháp gì về vấn đề này?
Cham ban hanh van ban, vi sao chua co che tai xu phat?
 Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương). 

Có thể bổ sung, siết chặt chế tài với người bỏ cọc

Liên quan tới chế tài đối với người bỏ cọc, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, sẽ tính đến những vi phạm về tài chính, quy định thêm về cấm tham gia đấu giá hoặc siết chặt hơn các điều kiện.

Ngày 28/11, giải trình trước Quốc hội sau phiên thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo tổng kết, đánh giá của Chính phủ, 5 năm qua đã có khoảng 200.000 cuộc đấu giá, trên 90% là tài sản công, chủ yếu là quyền sử dụng đất. Số tiền chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá thành thu cho Nhà nước, thu cho tổ chức, thu cho cá nhân là 110.000 tỷ đồng.
Co the bo sung, siet chat che tai voi nguoi bo coc
 Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long. Ảnh: QH.
Giải pháp để ngăn chặn, hạn chế thông đồng, dìm giá, hay tình trạng "quân xanh", "quân đỏ", ông Long cho biết các thủ tục đang được thực hiện theo hướng công khai, minh bạch, kéo dài thời hạn nếu cần thiết. Đồng thời, quy định chặt chẽ hơn về hồ sơ, xét duyệt, trình tự, thủ tục và quy trình xem xét, xét duyệt giá, kể cả bổ sung trường hợp tham gia đăng ký đấu giá mà không trả giá thì mất tiền đặt trước.
Liên quan đến nội dung đại biểu Quốc hội băn khoăn, là chế tài đối với người bỏ cọc, ông Long cho biết sẽ nghiên cứu theo hướng làm sâu sắc hơn nữa và những gì còn có thể bổ sung, siết chặt trong các quy định của pháp luật chuyên ngành sẽ góp ý để hoàn thiện.
Đồng thời cũng tính đến những vi phạm về mặt tài chính có quy định thêm về cấm tham gia đấu giá hoặc siết chặt hơn các điều kiện trong quy định của pháp luật chuyên ngành hay không.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.