Chậm ban hành văn bản, vì sao chưa có chế tài xử phạt?

Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về việc doanh nghiệp làm chậm bị xử phạt, còn chậm ban hành văn bản thì chưa có chế tài.

Chậm ban hành văn bản, vì sao chưa có chế tài xử phạt?
Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương) chất vấn Bộ trưởng Tư pháp: Tại sao nhiều doanh nghiệp sai phạm hay làm chậm thì bị xử phạt nghiêm, nhưng các cơ quan chậm ban hành hướng dẫn hay ban hành văn bản không khả thi thì chưa có chế tài cụ thể và đủ mạnh, dù tác động rất lớn đến người dân và doanh nghiệp? Bộ trưởng có quan điểm và giải pháp gì về vấn đề này?
Cham ban hanh van ban, vi sao chua co che tai xu phat?
 Đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương). 
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn, nhận xét "đây là câu hỏi rất hay mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng rất trăn trở".
Liên quan nội dung trên, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (đoàn Bình Thuận) nêu thực trạng hiện còn 13 trên 129 văn bản quy định chi tiết của luật, nghị định đã có hiệu lực pháp luật trong nhiệm kỳ này, nhưng vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể. Cá biệt có văn bản còn nợ tới 2 năm 9 tháng.
Một số văn bản chưa đảm bảo chất lượng, vừa ban hành thời gian ngắn đã sửa đổi, bổ sung hoặc không phù hợp với thực tiễn và vẫn có bất cập, vướng mắc. Như vấn đề trạm dừng nghỉ đã được chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và các vấn đề khác mà các vị đại biểu Quốc hội thảo nêu tại kỳ họp lần này.

"Vậy thì trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong vấn đề xây dựng thể chế này như thế nào và trách nhiệm của các vị bộ trưởng, trưởng ngành trong vấn đề trên và hướng giải pháp trong thời gian tới?", đại biểu chất vấn

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết là việc đã có từ lâu. Bộ đã cố gắng có nhiều giải pháp nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để. Năm 2023, Bộ Tư pháp thống kê còn 12 văn bản nợ với các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực pháp luật.
Cham ban hanh van ban, vi sao chua co che tai xu phat?-Hinh-2
 Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long.
Theo ông Long, nguyên nhân là do bộ, ngành chưa có sự chủ động, chưa cố gắng và chưa lường hết các vấn đề.
Ngoài ra, một số luật yêu cầu số lượng văn bản quy định chi tiết khá nhiều như Luật Kinh doanh bảo hiểm có đến 37 nội dung quy định chi tiết. Một số văn bản từ lúc thông qua cho đến khi có hiệu lực thi hành tương đối ngắn như nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù cho địa phương.
"Đối với Bộ Tư pháp, chúng tôi chịu trách nhiệm chung trong việc chậm ban hành, và Bộ cũng có trách nhiệm trong tham mưu chung cho Chính phủ về thẩm định, rà soát và đôn đốc", ông Long nói.
Bộ trưởng Tư pháp đề nghị các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách công tác xây dựng pháp luật, văn bản. Trong giai đoạn soạn thảo cần cố gắng xác định rõ các nội dung quy định chi tiết; quá trình thẩm tra, các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ để các vấn đề chưa rõ thì chưa nên đề xuất đưa vào chính sách; giới hạn số lượng văn bản bằng cách gộp nội dung quy định chi tiết.
"Điểm cuối cùng chúng tôi rất hy vọng, tức là trách nhiệm của việc chậm ban hành văn bản, hệ quả và cuối cùng truy trách nhiệm chính trị, trách nhiệm về chuyên môn, trách nhiệm về hành chính như thế nào phụ thuộc rất lớn vào con người.
Chính vì thế, từ những quy định về kiểm tra, giám sát của Đảng, vừa rồi Bộ Chính trị ban hành quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sắp tới trong công tác xây dựng văn bản.
Đây sẽ là một kênh cùng với giám sát của Quốc hội sẽ tạo được đà phát triển và khắc phục được tốt hơn những tồn tại, hạn chế cho đến bây giờ", Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho hay.
>>> Mời quý độc giả xem video đại biểu Dương Khắc Mai, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội trao đổi kỳ vọng về phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV rằng bộ trưởng trả lời thẳng thắn, không lòng vòng":
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Ngày 2/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp tổ chức Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức KH&CN trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".

VUSTA lấy ý kiến của trí thức trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Tham dự Hội nghị, về phía các cơ quan Trung ương, có bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ); ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn Phòng Quốc hội.
VUSTA lay y kien cua tri thuc truoc ky hop thu 6, Quoc hoi khoa XV
 Quang cảnh Hội nghị "Lấy ý kiến của trí thức khoa học và công nghệ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV".
Về phía VUSTA, có TSKH Phan Xuân Dũng. Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA; TS Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch VUSTA; ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA.

Kỳ họp thứ 6: Không chất vấn Bộ trưởng theo nhóm lĩnh vực phụ trách

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ không chất vấn theo nhóm lĩnh vực phụ trách của từng Bộ trưởng mà chất vấn chung trách nhiệm của các thành viên Chính phủ.

Kỳ họp thứ 6: Không chất vấn Bộ trưởng theo nhóm lĩnh vực phụ trách
Chiều 19/10, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 6: Khong chat van Bo truong theo nhom linh vuc phu trach
 Họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

GĐ Sở Y tế Hà Nội: Nhiều vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đề nghị chuyển quy định đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế theo Luật Đấu thầu, gỡ những vướng mắc, bất cập.

GĐ Sở Y tế Hà Nội: Nhiều vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế
Sáng 2/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025…
GD So Y te Ha Noi: Nhieu vuong mac trong dau thau, mua sam thiet bi y te
  Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội), Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: QH.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.