Philippines phản đối loại Triều Tiên khỏi Diễn đàn khu vực ASEAN

Bộ Ngoại giao Philippines không ủng hộ việc loại Triều Tiên khỏi Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), dù Mỹ đưa ra đề xuất trên.

Người phát ngôn DFA Robespierre Bolivar ngày 3/8 cho rằng Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là diễn đàn duy nhất mà cộng đồng quốc tế, trong đó có các nước Đông Nam Á, có thể bày tỏ trực tiếp với Triều Tiên mối quan ngại về các vụ thử tên lửa và chương trình hạt nhân của nước này, qua đó các bên tham gia có thể tìm được "những phương thức hợp tác" để giải quyết tình hình hiện nay.
Philippines phan doi loai Trieu Tien khoi Dien dan khu vuc ASEAN
 Philippines đang cai hội nghị chuyên đề của Diễn đàn khu vực ASEAN ngày 9/7/2017 ở thủ đô Manila. (Nguồn: ASEAN 50)
Trước đó, ngày 2/8, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Susan Thornton cho biết Washington sẽ xúc tiến các cuộc thảo luận về cách thức loại Triều Tiên khỏi ARF, trong khuôn khổ một nỗ lực lớn hơn nhằm cô lập Bình Nhưỡng về mặt ngoại giao và buộc nước này chấm dứt các vụ thử tên lửa và từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
ARF là diễn đàn đối thoại an ninh quan trọng ở khu vực châu Á, quy tụ 27 thành viên, gồm cả Mỹ và Triều Tiên. Hội nghị cấp bộ trưởng ARF dự kiến diễn ra tại Manila, Philippines ngày 7/8 tới.
Trong diễn biến liên quan, tùy viên báo chí Đại sứ quán Mỹ tại Philippines, bà Molly Koscina cho biết Mỹ đang kêu gọi tất cả các nước "hạ cấp" quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, trong bối cảnh ngoại trưởng các nước ASEAN sẽ tới Manila tham dự hội nghị thảo luận các vấn đề khu vực quan trọng.
Những động thái của Mỹ diễn ra sau khi Triều Tiên đêm 28/7 lần thứ 2 phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mà theo đánh giá của các chuyên gia, có khả năng đe dọa an ninh của Mỹ. Hiện cả Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí tiếp tục hợp tác nhằm gây sức ép tối đa lên Triều Tiên buộc nước này từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, trong khi Bình Nhưỡng kiên quyết bảo vệ chương trình hạt nhân và tên lửa trên là phục vụ mục đích phòng vệ.

Những thách thức chờ đợi Cộng đồng Kinh tế ASEAN

(Kiến Thức) - Việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN quả là một thành tựu mang tính đột phá, nhưng nhiều thách thức trong quá trình “ hoàn thiện” vẫn còn tồn đọng.

Mười nhà lãnh đạo của  Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã ký tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN - một phần của Cộng đồng ASEAN lớn hơn bao gồm các lĩnh vực chính trị, an ninh, văn hóa và hội nhập xã hội.
Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN,  Thủ tướng Malaysia Najib Razak ca ngợi Cộng đồng ASEAN là  "thành tựu mang tính đột phá" và kêu gọi các nước thành viên để thúc đẩy hội nhập.

Philippines đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN

Ngày 15/1, Philippines tổ chức buổi lễ đánh dấu chính thức đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2017.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.