Phiến quân IS còn bám trụ ở “thủ phủ” Raqqa bao lâu?

(Kiến Thức) - Dưới sức ép của Quân đội Syria và SDF, phiến quân IS có thể phải từ bỏ “thủ phủ” Raqqa do tình trạng đào ngũ và xung đột nội bộ gia tăng.

Đó là nhận định của hãng phân tích tình báo Stratfor, còn được gọi là "cái bóng của CIA".
Mặc dù phiến quân IS đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định ở Trung Đông, nhiều rạn nứt mới đã xuất hiện trong tổ chức Hồi giáo cực đoan này.
Phien quan IS con bam tru o “thu phu” Raqqa bao lau?
Những vùng lãnh thổ (màu đỏ) mà cái gọi là Nhà nước Hồi giáo bị mất ở Syria và Iraq cuối năm 2015 và đầu năm 2016. 
Hãng phân tích tình báo toàn cầu Strategic Forecasting Inc. (Stratfor) ngày 7/3 nhận định: "Lợi dụng ngừng bắn, các lực lượng trung thành với chế độ Assad – được sự hỗ trợ của Nga và Iran - đã tiến hành hai cuộc tấn công lớn: một nhằm vào thành phố al-Qaryatayn và một vào thành phố cổ Palmyra. Đồng thời, Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) cũng đang tiếp tục tấn công Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Syria, lần đầu tiến vào tỉnh Deir ez-Zor và tiến sát Raqqa, thủ phủ tự xưng của nhóm cực đoan IS”.
Tình trạng đào ngũ và mâu thuẫn nội bộ của IS
Stratfor, đôi khi được gọi vào là "cái bóng của CIA", lưu ý một thực tế rằng điều "có lẽ gây tổn hại nhất" cho cái gọi là Nhà nước Hồi giáo là mâu thuẫn nội bộ ngày càng gia tăng trong nhóm khủng bố này.
Bản tin Alalam ngày 6/3 thông báo về đụng độ dữ dội giữa cư dân Raqqa và phiến quân IS: "Một nguồn tin địa phương trong ở Raqqa khẳng định rằng khoảng 200 thành viên ISIS (Nhà nước Hồi giáo IS) đã đào tẩu chỉ trong vòng hai ngày qua. Trong khi đó, một nhóm gọi là Faylak al-Sham tuyên bố rằng hàng chục cựu chiến binh ISIS đã gia nhập nhóm ở phía bắc Aleppo”. Bản tin Alalam chio biết thêm rằng các cuộc tấn công của Quân đội Syria và các đồng minh ở phía đông Aleppo và đông bắc tỉnh Hama đang đe dọa đáng kể “thủ phủ” Raqqa của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Ngày 7 /3, một nguồn thạo tin, yêu cầu giấu tên, nói với Sputnik: "Khoảng 200 tay súng của Daesh (một tên khác của Nhà nước Hồi giáo) đã đứng về phía cư dân Raqqa, buộc tổ chức khủng bố này phải lập ra nhiều chướng ngại vật để ngăn chặn lối vào thành phố".
Nguồn tin này thuật lại rằng các cư dân Raqqa đã đụng độ với phiến quân IS trong ngày 6/3 và cắm cờ Syria ở 5 khu vực ngoại ô thành phố.
Hãng tin Al-Masdar News ngày 7/3 cũng xác định các nhóm kháng cự dân sự "đã giải phóng các khu vực ngoại ô Dawar Al-Sawama, Dawar Al-Durayah, Dawar Al-Meshlab, Bab Baghdad, và Dawar Al-Barazi trước khi màn đêm buông xuống vào ngày 6/3. Dựa trên các báo cáo do các quan chức chính phủ Syria công bố, trong vòng 48 giờ qua, các nhóm kháng dân sự đã giải phóng tổng cộng 10 khu dân cư ở tỉnh Al-Raqqa hiện do phiến quân IS nắm giữ”.
Các nhà phân tích của Stratfor nhấn mạnh rằng những “sự cố” như vậy đã "phân tán các lực lượng của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo vào thời điểm mà nhóm khủng bố này rất cần tập trung chiến binh ở tiền tuyến”.
Thỏa thuận ngừng bắn giúp Quân đội Syria tập trung đánh IS
Trong khi đó, theo Bộ Quốc phòng Nga, các nhóm vũ trang đối lập tiếp tục tham gia thỏa thuận ngừng bắn ở Syria. Nga và Quân đội Syria đã ngừng tấn công các đơn vị đối lập đồng ý tham gia thỏa thuận ngừng bắn và thông báo chính xác vị trí đóng quân của họ. Mặc dù lệnh ngừng bắn do Nga và Mỹ khởi xướng vẫn tiếp tục bị vi phạm, nhưng nó cũng tạo điều kiện cho người dân Syria khôi phục lại hệ thống cơ sở hạ tầng, cấp nước, cấp năng lượng bị chiến tranh tàn phá. Báo cáo của Stratfor nhấn mạnh: "Sự sụp đổ của thuận ngừng bắn dẫn đến cản trở quá trình đàm phán hòa bình là không nằm trong lợi ích của Nga".
Phien quan IS con bam tru o “thu phu” Raqqa bao lau?-Hinh-2
Không quân Nga ném bom mục tiêu IS ở ngoại ô "thủ phủ" Raqqa.
Theo thỏa thuận đã ký giữa Nga và Mỹ, hai liên minh tiếp tục chiến đấu chống lại phiến quân IS, chi nhánh al-Qaeda và các phần tử Hồi giáo cực đoan khác trong khu vực.
Một mặt trận mới chống IS đang được mở ra ở sa mạc của miền nam Syria. Các nhóm vũ trang, được Mỹ và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh hậu thuẫn, đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công toàn diện ở Syria. “Quân đội Syria mới” có căn cứ ở Jordan có nhiệm vụ đánh đuổi phiến quân IS khỏi tỉnh Deir ez-Zor. Vấn đề được đặt ra là liệu chiến dịch quân sự mới này có làm mất cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực.
Các nhà phân tích của Stratfor kết luận: "Còn lâu mới đánh bại hoàn toàn cái gọi là Nhà nước Hồi giáo và nhóm khủng bố này vẫn sẽ phản công ở một số khu vực và tiến hành các hoạt động khủng bố tàn phá ở cả Syria lẫn Iraq. Tuy nhiên, việc gây sức ép liên tục đã tiêu hao đáng kể sức chiến đấu của Nhà nước Hồi giáo, khiến cho nhóm khủng bố này không còn có thể đánh chiếm những vùng lãnh thổ rộng lớn trong các cuộc tấn công chiến lược như trước đây”.
Video Nga không kích phiến quân IS ở Syria (Nguồn Daily Mail):

Ba bí ẩn lớn về Nhà nước Hồi giáo IS

(Kiến Thức) - Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS ngày càng lớn mạnh, reo rắc khiếp sợ khắp Trung Đông. Dưới đây là ba bí ẩn lớn về nhóm phiến quân này.

Thứ nhất, Nhà nước Hồi giáo IS có sự phân chia rõ ràng về lãnh thổ nhưng không phải theo cách của một quốc gia hiện đại. Các quốc gia hiện đại hợp pháp hóa chủ quyền của họ bằng cách “phân chia” đường biên giới và coi đó là một “ranh giới bất khả xâm phạm”.
Tuy nhiên, quan niệm của IS về lãnh thổ được xây dựng trên khái niệm “linh hoạt lãnh thổ” vốn xuất hiện ở nhiều đế chế, chẳng hạn như Đế chế Ottoman.

Nhà nước Hồi giáo IS sắp trút hơi thở cuối cùng?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia về Trung Đông Patrick Cockburn, Nhà nước Hồi giáo (IS) sắp trút hơi thở cuối cùng trước đòn phối hợp giữa các liên quân do Nga-Mỹ cầm đầu.

Cuộc chiến ở Syria và Iraq đã dẫn đến sự ra đời của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo ở miền đông Syria và phía tây Iraq vào mùa hè năm 2014, theo nhà báo người Ireland và chuyên gia về Trung Đông Patrick Cockburn trong một bài viết đăng trên tờ London Review of Books.
Nha nuoc Hoi giao IS sap trut hoi tho cuoi cung?
Các lực lượng Iraq tái chiếm thành phố Ramadi từ tay phiến quân IS. 

Vạch trần tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hoạt động “hút cát đắp đảo” trái phép của Trung Quốc cho thấy tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của  Bắc Kinh và gây quan ngại sâu sắc trên toàn thế giới.

Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.

Vach tran tham vong “doc chiem  Bien Dong” cua Trung Quoc
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. 
Về việc Trung Quốc biến các bãi đá chìm thành đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhà phân tích Jean-Vincent Brisset nói:

“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.

“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.

Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.

Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:

“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.

Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.

Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.

Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.

Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.

Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.