Thứ nhất, Nhà nước Hồi giáo IS có sự phân chia rõ ràng về lãnh thổ nhưng không phải theo cách của một quốc gia hiện đại. Các quốc gia hiện đại hợp pháp hóa chủ quyền của họ bằng cách “phân chia” đường biên giới và coi đó là một “ranh giới bất khả xâm phạm”.
Tuy nhiên, quan niệm của IS về lãnh thổ được xây dựng trên khái niệm “linh hoạt lãnh thổ” vốn xuất hiện ở nhiều đế chế, chẳng hạn như Đế chế Ottoman.
Những đế chế này không công nhận đường biên giới hiện hữu mà tập trung vào đường biên giới mở và thực hiện các chiến dịch sách nhiễu ở khu vực biên giới. IS cũng hoạt động theo cách tương tự.
Việc để mất các vùng lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến chính phủ của một quốc gia hay một tổ chức phi nhà nước có ý định thiết lập một nền độc lập quốc gia (chẳng hạn như lực lượng dân quân người Kurd YPG).
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS ngày càng lớn mạnh. |
Thứ hai, “chiến dịch tuyên truyền” của phiến quân IS đang được khoa trương nhưng chiến lược thực tế của IS lại taaph trung vào các khu vực có đa số người Hồi giáo theo dòng Sunni ở Syria và Iraq.
Trong khi phong trào Salafi được truyền bá tư tưởng của trùm khủng bố al-Qaeda đã làm giảm bớt tình trạng chia rẽ giữa người Hồi giáo Sunni và Shiite, IS lại gia tăng căng thẳng phái phái trong khu vực.
Có hai khả năng xảy ra. Một mặt, chiến lược này có thể giúp IS nâng cao vị thế trong cộng đồng người Hồi giáo Sunni đang sống trong vòng kiểm soát của IS. Song trái lại, điều này có thể khiến tổ chức khủng bố IS không chinh phục hoặc nhận được sự ủng hộ tại những vùng đất tập trung đa số người Shiite.
Bí ẩn thứ ba và có lẽ là quan trọng của IS là sự “bất khả chiến bại”. IS đã tạo dựng cho chúng “danh tiếng” về “năng lực chiến đấu".
IS có thể thua trong một trận chiến, nhưng lại tạo dựng được hình ảnh "một kẻ yếu thế có năng lực". Nhóm phiến quân này tiếp tục truyền cảm hứng cho những người ủng hộ bọn chúng và trong cuộc chiến tuyên truyền, có vẻ như IS đang giành phần thắng.
Nhà nước Hồi giáo IS chứa đựng nhiều bí ẩn mà các nhà phân tích nhất thời chưa thể lý giải được.