Phi công đầu tiên lái thủy phi cơ qua 5 quốc gia về Việt Nam

Với hành trình 10 ngày vượt qua 14.000 km, 5 quốc gia, Đại úy Nguyễn Văn Thuận trở thành phi công đầu tiên lái thủy phi cơ từ Canada về nước.

Phi công đầu tiên lái thủy phi cơ qua 5 quốc gia về Việt Nam
Đại úy Nguyễn Văn Thuận (28 tuổi), Phó phi đội trưởng Phi đội 2, Lữ đoàn 954, Quân chủng Hải quân là phi công đầu tiên và duy nhất cho đến nay lái thủy phi cơ DHC-6 từ Canada về Việt Nam.
Sinh ra trên miền quê hiếu học huyện Giao Thủy (Nam Định), có anh trai cả là lái tàu hàng hải thuộc Quân chủng Hải quân, từ bé Nguyễn Văn Thuận đã có tình yêu rất lớn với biển đảo nên anh quyết tâm thi vào Học viện Hải quân. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp THPT, anh đăng kí thi chuyên ngành thuyền trưởng, với ước mơ sau này sẽ được lái một con tàu mặt nước.
Thi đỗ Học viện Hải quân, học được 2 năm, anh trúng tuyển vào khóa học tàu ngầm. Chưa dừng lại, khi có chương trình đào tạo về lái máy bay kiểu mới dành cho hải quân, người lính trẻ lại đăng kí. Vượt qua các vòng kiểm tra ngặt nghèo, Thuận trúng tuyển. Anh cùng 7 học viên đầu tiên của Việt Nam được tuyển chọn sang Canada để đào tạo phi công quốc tế cá nhân và phi công thương mại chở khách.
Phi cong dau tien lai thuy phi co qua 5 quoc gia ve Viet Nam
Vượt 14.000 km, qua 5 quốc gia bay về nước
Lần đầu ra nước ngoài học tập trong thời gian 2 năm, anh rất lo lắng, sống ở quê ít được trau dồi tiếng Anh, vấn đề lớn nhất đối với Thuận khi đó là ngoại ngữ. Ở nhà anh mới được học giao tiếp cơ bản, còn các thuật ngữ về hàng không lại rất khó, đòi hỏi quyết tâm rất lớn mới vượt qua được.
"Tôi cùng các anh em được cử đi học lái máy bay DHC-6, với các loại máy bay khác ở Việt Nam có người đi trước truyền đạt lại kinh nghiệm, nhưng với loại máy bay mới chỉ có 1 giáo viên duy nhất là người nước ngoài, học viên phải vượt qua nhiều rào cản mới có thể nắm bắt được" anh Thuận chia sẻ.
Ngày 10/3/2011, sau 3 tháng học tiếng Anh, thầy giáo nói với anh một câu ngắn gọn “Ngày mai bay nhé”. Đó là lần đầu anh cầm lái một chiếc máy bay. Anh Thuận kể: "Người ta mất 6 tháng để học tiếng Anh, nhưng tôi chỉ mất 3 tháng, sau đó lại là người đầu tiên trong nhóm học được bay nên rất vinh dự, tự hào. Chuyến bay đầu tiên cùng với thầy cảm giác hồi hộp xen lẫn thích thú".
Tốt nghiệp năm 2013, Nguyễn Văn Thuận nhận bằng phi công cá nhân và bằng phi công thương mại, anh được chọn ở lại Canada làm trợ giảng phiên dịch cho các sĩ quan của Việt Nam được cử sang theo khóa học sửa chữa máy bay.
Đến tháng 10/2013, anh được giao nhiệm vụ lái chiếc thuỷ phi cơ DHC-6 đầu tiên của Hải quân Việt Nam về nước. 50 giờ bay trên không, qua 5 quốc gia, 7 sân bay với tổng quãng đường 14.000 km và kéo dài liên tục trong 10 ngày.
Ấn tượng nhất hành trình đó là chặng cuối cùng. Anh tự hào: "Lúc máy bay bay về đến bầu trời Việt Nam, nghe thấy giọng người Việt từ trên đài chỉ huy, những người anh em đã bay cùng mình, những người thân lâu ngày không gặp ở bên dưới đón chờ, cảm giác hồi hộp không gì miêu tả được.
Tôi cảm thấy mình thật may mắn. Hành trình kéo dài 10 ngày, đó là trải nghiệm tuyệt vời tôi không bao giờ quên trong sự nghiệp".
Ngày 29/10/2013, thủy phi cơ DHC-6 đã hạ cánh tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa), Nguyễn Văn Thuận khi đó mới 22 tuổi trở thành phi công đầu tiên và duy nhất đến nay của Hải quân thực hiện nhiệm vụ này.
Người vận chuyển cho Trường Sa
Bay biển là nội dung rất khó vì thời tiết diễn biến phức tạp, có thể gây cảm giác sai nếu phi công không cẩn trọng, tỉ mỉ, tỉnh táo. Bay ra Trường Sa lại càng khó hơn khi phải bay hoàn toàn trên biển với khoảng cách hơn 250 hải lý.
"Đường băng sân bay Trường Sa là một trong những đường băng hẹp nhất tôi từng bay. Để đạt được trình độ phê chuẩn cất - hạ cánh ở sân bay Trường Sa đòi hỏi phi công phải có kỹ năng, tính kỷ luật, không được sai sót dù là 1cm", Đại úy Thuận nói.
Với hơn 1.450 giờ bay huấn luyện và nhiệm vụ tích lũy, thực hiện 8 chuyến bay ra Trường Sa, Đại úy Nguyễn Văn Thuận trở thành phi công cấp 1 - cấp cao nhất của phi công quân sự Việt Nam khi tuổi còn rất trẻ.
Không chỉ có nhiều sáng kiến trong huấn luyện giúp tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, anh còn xây dựng các phương thức bay tại các sân bay Trường Sa, Phan Rang, Kiến An đảm bảo an toàn tuyệt đối và hiệu quả.
Gắn bó với bầu trời 6 năm, Đại úy Nguyễn Văn Thuận luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ quan trọng và đột xuất như bay trinh sát, tuần tiễu, chở đoàn cán bộ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bay chuyển quân giữa các đơn vị đặc công hay bay ra Trường Sa...

Thán phục 10 nữ phi công chiến đấu giỏi nhất thế giới

(Kiến Thức) - Nữ đại úy phi công Kim Campbell, Mariam Al-Mansouri hay Trung tá Christine Mau,...đều là những nữ phi công chiến đấu tài giỏi và nổi tiếng trên thế giới. Trong đó, phi công Mariam Al-Mansouri từng điều khiển chiếc F-16 không kích phiến quân IS tại Syria.

Thán phục 10 nữ phi công chiến đấu giỏi nhất thế giới
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi
 Trung tá Christine Mau là nữ phi công lái máy bay chiến đấu tàng hình F-35A đầu tiên của Không quân Mỹ. Ngoài ra, nữ phi công chiến đấu này cũng đạt được thành tựu lớn khác trong lịch sử Không quân Mỹ. (Nguồn ảnh: Wonders List)
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-2
Jammie Jamieson (37 tuổi) là nữ phi công đầu tiên được phép điều khiển chiếc F-22 Raptor, tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Được biết, cô sinh tại Tacoma và sống ở Prosser từ năm 1982 cho tới khi vào học tại Học viện Không quân Mỹ năm 1996. 
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-3
 Nữ đại úy phi công Kim Campbell sinh ngày 6/6/1975 ở Honolulu, Hawaii, Mỹ. Cô là một trong 50 nữ phi công chiến đấu của Không quân Mỹ năm 2003. Cô tốt nghiệp bằng cử nhân Khoa học từ Học viện Không quân Mỹ năm 1997 và nhận bằng về lĩnh vực An ninh Quốc tế từ Đại học Reading (Anh) và ngành Quản trị Kinh doanh từ Đại học Imperial College London của Anh.
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-4
 Patricia Yapp, sinh năm 1976 ở Sandakan (Sabah), là nữ phi công chiến đấu đầu tiên của Không quân Hoàng gia Malaysia. Theo Wonders List, cô là nữ phi công chiến đấu đầu tiên của Châu Á điều khiển chiếc MiG-29 của Nga. Năm 2000, cô tốt nghiệp Đại học Teknologi Malaysia (UTM) chuyên ngành Kỹ sư Hàng không.
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-5
 Mariam Al-Mansouri, sinh năm 1979 tại Abu Dhabi, là nữ phi công chiến đấu đầu tiên của lực lượng Không quân Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE). Năm 2007, cô theo học tại trường Khalifa bin-Zayed của Không quân UAE và tốt nghiệp loại xuất sắc. Năm 2014, cô điều khiển chiếc F-16 và tham gia vào chiến dịch không kích phiến quân IS tại Syria.
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-6
 Nữ phi công F-14 Tomcat đầu tiên của Hải quân Mỹ là Carey Lohrenz. Phi công Carey sinh năm 1968 tại Racine, bang Wisconsin, và tốt nghiệp trường Đại học Wisconsin năm 1990.
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-7
Yu Xu, sinh năm 1986 tại Thành Đô, là một nữ phi công của Trung Quốc. Cô là người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên được cho phép điều khiển chiếc máy bay Chengdu J-10 do nước này tự chế tạo. 
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-8
 Đại úy Katie Higgins trở thành nữ phi công đầu tiên trong phi đội bay Blue Angels (Những thiên thần xanh) vào tháng 9/2014. Cô tốt nghiệp Đại học Annapolis với tấm bằng cử nhân về Khoa học Chính trị năm 2008.
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-9
 Nicola Baumann, sinh năm 1985, trở thành nữ phi công chiến đấu thứ hai trong lịch sử Không quân Đức vào năm 2007. Năm 2015, cô đã hoàn thành chương trình huấn luyện bay với tư cách là phi công điều khiển tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Than phuc 10 nu phi cong chien dau gioi nhat the gioi-Hinh-10
Niloofar Rahmani, sinh năm 1992, là nữ phi công lái máy bay cánh bằng đầu tiên trong lịch sử Afghanistan và là nữ phi công đầu tiên của Không quân Afghanistan. Cô tốt nghiệp học viện không quân năm 2012 và từng được cử sang Mỹ để học chuyển loại máy bay C-130. Tháng 4/2018, Chính phủ Mỹ đã cho phép phi công Rahmani tị nạn chính trị tại nước này.

Pháo tự hành PTL-02 chống tăng với cỡ nòng 100mm như "muỗi đốt inox"?

(Kiến Thức) - Khi mà các loại xe tăng ngày càng được trang bị giáp dày, giáp bảo vệ chủ động cực kỳ hiệu quả thì cỡ nòng 100mm trên pháo tự hành PTL-02 của Trung Quốc dường như đã quá lỗi thời.

Pháo tự hành PTL-02 chống tăng với cỡ nòng 100mm như "muỗi đốt inox"?
Phao tu hanh PTL-02 chong tang voi co nong 100mm nhu
Khẩu pháo tự hành chống tăng của Trung Quốc mang tên PTL-02 đã ra đời từ những năm đầu của thập niên 2000 và tới khoảng năm 2004, khẩu pháo tự hành này được gia nhập vào biên chế của Quân đội Trung Quốc. Nguồn ảnh: Sina.

Người bay và loạt công nghệ "viễn tưởng" sẽ được dùng trong quân sự

(Kiến Thức) - Những công nghệ "viễn tưởng" vô cùng hiện đại được ra đời trong thời gian gần đây sẽ có khả năng sẽ sớm thay đổi bộ mặt của các cuộc xung đột trong tương lai.

Người bay và loạt công nghệ "viễn tưởng" sẽ được dùng trong quân sự
Nguoi bay va loat cong nghe
 Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 đã cho ra đời rất nhiều công nghệ, thiết bị thế hệ mới đủ nhỏ gọn để người lính có thể được trang bị đại trà và chúng hoàn toàn có đủ khả năng để khiến toàn bộ các cuộc xung đột trong tương lai bị thay đổi. Nguồn ảnh: BI.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.