Phát minh mới của Bill Gates: Nhà vệ sinh... không dùng nước

Phát minh mới của Bill Gates: Nhà vệ sinh... không dùng nước

(Kiến Thức) - Từ khi rời bỏ vị trí CEO của Microsoft, Tỷ phú công nghệ Bill Gates đã bỏ ra hàng trăm triệu USD để phát triển nhà vệ sinh không cần nước, giúp đảm bảo sức khỏe cho hàng ngàn người dân Ấn Độ.

Sau khi rời khỏi vị trí CEO Microsoft, tỷ phú Bill Gates đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của các nước nghèo, trong đó có nỗ lực tạo ra nhà vệ sinh kiểu mới. Nhà vệ sinh “Con hổ”, hiện đã được đưa vào sử dụng tại Ấn Độ, là thành quả mới nhất từ những nghiên cứu do ông tài trợ.
Sau khi rời khỏi vị trí CEO Microsoft, tỷ phú Bill Gates đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của các nước nghèo, trong đó có nỗ lực tạo ra nhà vệ sinh kiểu mới. Nhà vệ sinh “Con hổ”, hiện đã được đưa vào sử dụng tại Ấn Độ, là thành quả mới nhất từ những nghiên cứu do ông tài trợ.
Nhà vệ sinh “Con hổ” được đưa vào sử dụng từ năm 2015 tại nhiều gia đình và trường học trên khắp Ấn Độ.
Nhà vệ sinh “Con hổ” được đưa vào sử dụng từ năm 2015 tại nhiều gia đình và trường học trên khắp Ấn Độ.
Nhìn bên ngoài không khác gì một hố xí thông thường, nó tiết kiệm vượt trội nhờ không cần nhiều nước, cũng không gây mùi. Chất thải được xử lý bằng giun hổ (Eisenia fetida), loài giun ăn phân.
Nhìn bên ngoài không khác gì một hố xí thông thường, nó tiết kiệm vượt trội nhờ không cần nhiều nước, cũng không gây mùi. Chất thải được xử lý bằng giun hổ (Eisenia fetida), loài giun ăn phân.
Nhờ có giun ở dưới, nhà vệ sinh kiểu mới không cần dội nước, do vậy không cần phải xả xuống cống.
Nhờ có giun ở dưới, nhà vệ sinh kiểu mới không cần dội nước, do vậy không cần phải xả xuống cống.
Tỷ phú Bill Gates giới thiệu về nhà vệ sinh do mình tài trợ nghiên cứu và phát triển tại triển lãm về nhà vệ sinh kiểu mới ở Bắc Kinh, tháng 11/2018.
Tỷ phú Bill Gates giới thiệu về nhà vệ sinh do mình tài trợ nghiên cứu và phát triển tại triển lãm về nhà vệ sinh kiểu mới ở Bắc Kinh, tháng 11/2018.
Giun được nuôi phía dưới bể phốt, khi ăn phân chúng thải ra nước, khí CO2 và chất thải. Chất thải của giun có ít các chất độc hại hơn so với phân người. Nước do giun thải ra khi thấm xuống đất sẽ được lọc tự nhiên, do vậy không cần phải xử lý thêm.
Giun được nuôi phía dưới bể phốt, khi ăn phân chúng thải ra nước, khí CO2 và chất thải. Chất thải của giun có ít các chất độc hại hơn so với phân người. Nước do giun thải ra khi thấm xuống đất sẽ được lọc tự nhiên, do vậy không cần phải xử lý thêm.
Quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, do hai vợ chồng tỷ phú Bill Gates sáng lập, đã trao tặng 4,8 triệu USD cho Trường Vệ sinh và Y dược nhiệt đới London để hoàn thiện công nghệ này. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng hỗ trợ 170.000 USD cho hoạt động thử nghiệm nhà vệ sinh tại Ấn Độ, Myanmar và Uganda.
Quỹ từ thiện Bill và Melinda Gates, do hai vợ chồng tỷ phú Bill Gates sáng lập, đã trao tặng 4,8 triệu USD cho Trường Vệ sinh và Y dược nhiệt đới London để hoàn thiện công nghệ này. Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng hỗ trợ 170.000 USD cho hoạt động thử nghiệm nhà vệ sinh tại Ấn Độ, Myanmar và Uganda.
Hiện tại, đã có hơn 4.000 nhà vệ sinh kiểu mới được lắp đặt tại Ấn Độ.
Hiện tại, đã có hơn 4.000 nhà vệ sinh kiểu mới được lắp đặt tại Ấn Độ.
Tiger Toilet không cần xả nước và cũng không kết nối với hệ thống thoát nước như nhà vệ sinh truyền thống. Khi một người đi vệ sinh, chất thải của họ sẽ rơi thẳng xuống khoang chứa đầy giun Eisenia Fetida bên dưới. Họ có thể đổ thêm một chút nước từ xô để làm sạch bồn cầu vì trong Tiger Toilet không có thiết bị xả tự động.
Tiger Toilet không cần xả nước và cũng không kết nối với hệ thống thoát nước như nhà vệ sinh truyền thống. Khi một người đi vệ sinh, chất thải của họ sẽ rơi thẳng xuống khoang chứa đầy giun Eisenia Fetida bên dưới. Họ có thể đổ thêm một chút nước từ xô để làm sạch bồn cầu vì trong Tiger Toilet không có thiết bị xả tự động.
Tại triển lãm Tái phát minh nhà vệ sinh diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 11/2018, Bill Gates cho biết ông sẵn sàng bỏ ra thêm 200 triệu USD để phát triển những công nghệ mới cho nhà vệ sinh không cần cống, nhờ đó giúp triển khai dễ dàng hơn ở những nước nghèo.
Tại triển lãm Tái phát minh nhà vệ sinh diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 11/2018, Bill Gates cho biết ông sẵn sàng bỏ ra thêm 200 triệu USD để phát triển những công nghệ mới cho nhà vệ sinh không cần cống, nhờ đó giúp triển khai dễ dàng hơn ở những nước nghèo.
Giun hổ có thể loại bỏ tới 99% vi khuẩn trong phân, và thải ra phân hữu cơ, nước và CO2. Phân của giun có thể sử dụng làm phân bón. Khả năng xử lý của giun tốt hơn hẳn so với bể phốt thông thường. Do xử lý khá sạch nên nhà vệ sinh Con hổ không gây mùi nhiều, cũng ít thu hút ruồi, muỗi hơn so với nhà vệ sinh thông thường.
Giun hổ có thể loại bỏ tới 99% vi khuẩn trong phân, và thải ra phân hữu cơ, nước và CO2. Phân của giun có thể sử dụng làm phân bón. Khả năng xử lý của giun tốt hơn hẳn so với bể phốt thông thường. Do xử lý khá sạch nên nhà vệ sinh Con hổ không gây mùi nhiều, cũng ít thu hút ruồi, muỗi hơn so với nhà vệ sinh thông thường.
Mỗi nhà vệ sinh Con hổ có giá khoảng 350 USD (8,1 triệu đồng) cùng nhiều đặc tính ưu việt do đó cực kỳ phù hợp với những Quốc gia đang phát triển. Đối với bản thân Bill Gates, ông cho rằng tầm quan trọng của một nhà vệ sinh kiểu mới không hề thua kém máy tính cá nhân hay smartphone.
Mỗi nhà vệ sinh Con hổ có giá khoảng 350 USD (8,1 triệu đồng) cùng nhiều đặc tính ưu việt do đó cực kỳ phù hợp với những Quốc gia đang phát triển. Đối với bản thân Bill Gates, ông cho rằng tầm quan trọng của một nhà vệ sinh kiểu mới không hề thua kém máy tính cá nhân hay smartphone.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.