Phát hiện xác cá voi khổng lồ phân hủy dạt vào bờ

(Kiến Thức) - Xác một con cá voi nặng hàng chục tấn (bị trôi dạt vào bờ biển, đang trong quá trình phân hủy nặng) được chính quyền địa phương chôn cất.

Xác con cá voi được người dân phát hiện vào trưa ngày 1/11, tại vùng biển giáp danh giữa 2 xã Hải An và Hải Ninh của huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Xác cá voi nặng hàng chục tấn.
Xác cá voi nặng hàng chục tấn.
Một số người dân sống bằng nghề chài lưới trên vùng biển huyện Tĩnh Gia cho biết, vào khoảng thời gian kể trên, họ nhìn thấy xác một con cá voi nặng hàng chục tấn dạt vào bờ.
Khi người dân phát hiện, xác cá voi dạt vào bờ đang trong quá trình phân hủy mạnh, nặng mùi, phần đầu và đuôi đã bị mất, nhưng vẫn còn dài hơn chục mét.
Xác cá voi trên được phát hiện ngay sau khi thủy triều rút xuống. Mấy ngày trước, người dân nơi đây đã thấy ở ngoài khơi có một vật lạ trôi lập lờ trên mặt nước.
Xác cá voi bị phân hủy nặng.
Xác cá voi bị phân hủy nặng.
Đến hôm nay (1/11) khi nước vừa rút thì họ thấy một vật khổng lồ nằm bất động trên bờ. Ban đầu những người phát hiện, họ cứ tưởng đó là xác máy bay chứ không nghĩ có loài cá to đến thế.
Theo những người dân sống bằng nghề chài lưới trên biển, đây là lần đầu tiên vùng biển này đón một xác cá trôi dạt vào nên thu hút rất đông người dân địa phương đến xem. Người dân khu vực đang làm lễ thắp hương, mong "cụ cá" phù hộ cho người dân làng chài.
Người dân đến xem cá voi chết rất đông.
Người dân đến xem cá voi chết rất đông.
Sau khi được cấp báo, chính quyền địa phương đã có mặt tại hiện trường, lên phương án xử lý chôn cất. “Vì là loại cá quý hiếm và linh thiêng nhưng hiện nó đang bị phân hủy mạnh nên việc làm lễ, chôn cất sẽ được chúng tôi tiến hành ngay trong thời gian sớm nhất”, cán bộ địa phương cho biết.

Ảnh hiếm cá voi sát thủ tấn công cá heo

Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).
 Nữ nhiếp ảnh gia Jodi Frediani đã chụp lại cảnh cá voi sát thủ phi thân tấn công cá heo tại vịnh Monterey (Mỹ).

Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
 Cô Frediani cùng với những người khác có mặt trên chiếc thuyền lênh đênh trên mặt biển đuổi theo cá voi sát thủ trong hơn 45 phút mới chộp được những khoảnh khắc ấn tượng này.
“Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.
 “Cá voi và cá heo di chuyển với tốc độ rất nhanh và rất dễ động. Chúng sử dụng tốc độ và sự nhanh nhạy của cơ thể để di chuyển săn mồi và tẩu thoát”, nhà sinh vật học của hiệp hội Cascadia Research Collective là Robin Baird có trụ sở tại Washington, Mỹ cho hay.

Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.
 Cá voi sát thủ tấn công từ nhiều hướng khiến cho chú cá heo rất khó khăn trong việc tìm đường tẩu thoát.

“Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.
 “Bạn hãy tượng tượng rằng con cá voi đuổi theo cá heo với tốc độ 20 hải lý nên miệng của nó không thể mở ra để cắn đối phương. Bởi lẽ hàm của nó không thể mở rộng khi đang di chuyển với tốc độ lớn như vậy. Do đó, nó thường có xu hướng phi thân lên mặt nước rồi há to miệng để đớp con mồi khi đang ở trên không”, nhiếp ảnh gia Frediani chia sẻ.

“Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.
 “Tôi từng nhìn thấy cảnh tượng như vậy ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, hành động cá voi tấn công cá heo có thể xảy ra nhưng thường rất hiếm gặp. Đối với những loài bơi chậm như hải cẩu, sư tử biển thì cá voi rất thích sử dụng đuôi của chúng đập bay con mồi lên khỏi mặt nước để tấn công chí mạng”, nhà sinh thái biển Robert Pitman tại Trung tâm Đại dương quốc gia và cơ quan khí quyển vũ trụ (NOAA) có mặt trên chiếc thuyền đó, cho biết.

Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…
 Cá voi sát thủ được chia làm ba loại. Loại thứ nhất là “cư dân” cá voi sát thủ có lưng tròn. Trong các vùng nước lạnh ngoài khơi British Columbia, những con cá voi này rất khoái ăn cá hồi. Loại thứ hai thích ăn các loài động vật có vú như hải cẩu, cá voi…

Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.
 Loại cá voi thứ ba nhắm tới mục tiêu là những con cá mập và chúng thích săn mồi ở ngoài khơi. Thế giới ghi nhận một trường hợp con người bị cá voi tấn công đó là vào khoảng những năm 1970. Từ đó cho đến nay, không xảy ra vụ cá voi tấn công con người nào.

Kỳ lạ cá voi sát thủ kiếm ăn nuôi con tật nguyền

Chú cá voi tật nguyền mất vây lưng và vây ngực phía bên phải nên không có khả năng săn mồi. Nó có thể đã chết nếu như không có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chia cho ít thức ăn.
 Chú cá voi tật nguyền mất vây lưng và vây ngực phía bên phải nên không có khả năng săn mồi. Nó có thể đã chết nếu như không có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình chia cho ít thức ăn.

Nhiếp ảnh gia Rainer Schimpf chụp được hình các thành viên gia đình chăm sóc tử tế chú cá voi tật nguyền mà không bỏ rơi nó.
 Nhiếp ảnh gia Rainer Schimpf chụp được hình các thành viên gia đình chăm sóc tử tế chú cá voi tật nguyền mà không bỏ rơi nó.

Đây là một trong số rất ít trường hợp cá voi sát thủ tận tình chăm sóc đồng loại không có khả năng săn mồi. Nó thể hiện loài động vật ăn thịt kinh khủng này cũng có tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau.
 Đây là một trong số rất ít trường hợp cá voi sát thủ tận tình chăm sóc đồng loại không có khả năng săn mồi. Nó thể hiện loài động vật ăn thịt kinh khủng này cũng có tình thương yêu, cảm thông, chia sẻ khó khăn với nhau.

"Những thành viên trong gia đình cá voi chăm sóc con vật không có hai vây cho thấy động vật có vú này không chỉ là cỗ máy giết người tàn nhẫn mà cũng có tình cảm, biết quan tâm và chăm sóc cho các thành viên khuyết tật", nhiếp ảnh gia Schimpf cho hay.
 "Những thành viên trong gia đình cá voi chăm sóc con vật không có hai vây cho thấy động vật có vú này không chỉ là cỗ máy giết người tàn nhẫn mà cũng có tình cảm, biết quan tâm và chăm sóc cho các thành viên khuyết tật", nhiếp ảnh gia Schimpf cho hay.

Ông Schimpf chụp được ảnh con vật đặc biệt này khi theo dõi, quan sát 7 "cỗ máy giết người" cùng săn một con cá voi lưng xám Bryde dài 15m và trọng lượng khoảng 15 tấn.
 Ông Schimpf chụp được ảnh con vật đặc biệt này khi theo dõi, quan sát 7 "cỗ máy giết người" cùng săn một con cá voi lưng xám Bryde dài 15m và trọng lượng khoảng 15 tấn.

Chú cá voi tật nguyền này đo cùng các thành viên khác trong gia đình đứng ngoài xem quá trình săn mồi.
 Chú cá voi tật nguyền này đo cùng các thành viên khác trong gia đình đứng ngoài xem quá trình săn mồi.

Cá voi sát thủ là loài động vật săn mồi và giết các loài cá voi lớn hơn để ăn thịt.
 Cá voi sát thủ là loài động vật săn mồi và giết các loài cá voi lớn hơn để ăn thịt.

Đây là trường hợp cá voi sát thủ tật nguyền thứ hai được phát hiện kể từ năm 1996. Khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một con thiếu mất đuôi và một phần của vây lưng. Họ cho rằng, nó bị như vậy là do vướng vào cánh quạt thuyền.
 Đây là trường hợp cá voi sát thủ tật nguyền thứ hai được phát hiện kể từ năm 1996. Khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một con thiếu mất đuôi và một phần của vây lưng. Họ cho rằng, nó bị như vậy là do vướng vào cánh quạt thuyền.

Sau một thời gian dài người ta không nhìn thấy và cho rằng nó đã chết. Nhưng 7 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa.
 Sau một thời gian dài người ta không nhìn thấy và cho rằng đã chết. Nhưng 7 năm sau, nó lại xuất hiện một lần nữa.

Con cá voi sát thủ tật nguyền đó được nhìn thấy lần cuối ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia vào năm 2008.
 Con cá voi sát thủ tật nguyền đó được nhìn thấy lần cuối ở ngoài khơi bờ biển Queensland, Australia vào năm 2008.

Đọc nhiều nhất

Tin mới