Phát hiện thêm 65 loài mới ở Việt Nam

Trong số 115 loài mới được phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Việt Nam có 65 loài, Thái Lan 33 loài, Myanmar 5 loài, Lào 15 loài, Campuchia 7 loài.

Phát hiện thêm 65 loài mới ở Việt Nam
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật không phải "dạng vừa"
Báo cáo Các loài kỳ lạ được WWF biên soạn từ các công trình nghiên cứu của hàng trăm các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới Thái Lan cho biết, có 11 loài lưỡng cư, hai loài cá, 11 loài bò sát, 88 loài thực vật và ba loài động vật có vú được phát hiện trong năm qua tại Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.
Trong số 115 loài mới này còn bao gồm một loài ếch có màu sắc tuyệt đẹp được tìm thấy tại các dãy núi đá vôi của Việt Nam, hai loài chuột chũi được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học Nga – Việt, và một loài cá tại Campuchia có thân dài và đường vân vằn đậm nét. Các phát hiện này đã nâng tổng số các loài được tìm thấy tại khu vực, gồm các loài thực vật, chim, động vật có vú, bò sát, cá và lưỡng cư, từ năm 1997 tới 2016, thành tổng cộng 2.524 loài.
Loài chuột chũi Euroscaptor orlovi phát hiện ở Việt Nam.
Loài chuột chũi Euroscaptor orlovi phát hiện ở Việt Nam. 
Ông Stuart Chapman, Trưởng đại diện WWF-Greater Mê Công nhận định: “Cứ một tuần, hơn hai loài mới được phát hiện và con số hơn 2.500 loài trong 20 năm qua đã cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng đối với sự đa dạng sinh học toàn cầu. Và mặc dù khu vực đang phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa, những phát hiện này tiếp thêm hy vọng cho chúng ta rằng các loài từ loài hổ to lớn cho tới loài rùa nhỏ bé đều có cơ may sống sót”.
Trong số những loài mới phát hiện, nổi bật có loài thằn lằn cá sấu Việt Nam (Shinisaurus crocodilurus vietnamensis) có kích thước trung bình, sống ở vùng nước ngọt và các khu rừng thường xanh tại miền bắc Việt Nam và phía nam Trung Quốc. Ước tính chúng chỉ còn khoảng 200 cá thể tại Việt Nam và đang bị đe dọa tuyệt chủng do sinh cảnh bị phá hủy, tác động từ hoạt động khai thác than và bị buôn bán làm thú cưng. Tiến sĩ Thomas Ziegler, trưởng nhóm nghiên cứu phát hiện ra loài này, đã nhân cách hóa chúng thành nhân vật Shini trong một cuốn truyện tranh cho trẻ em về tầm quan trọng phải bảo vệ các loài thằn lằn.
Hai loài chuột chũi (Euroscaptor orlovi và Euroscaptor kuznetsovi) được phát hiện tại các con sông suối của miền bắc Việt Nam đã cho các nhà khoa học cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử và sự hình thành của các loài động vật có vú tại khu vực Đông Dương. Tiến sĩ Alexei Abramov, một trong những người phát hiện ra hai loài này nhận định: một trong những lý do các loài chuột chũi có thể phát triển ổn định quần thể đó là do chúng sống dưới mặt đất, trong các khu vực được bảo vệ và do đó tránh bị săn bắt bất hợp pháp.
Ngoài ra, có một loài dơi hình móng ngựa (Rhinolophus monticolus) được phát hiện tại các khu rừng thường xanh của vùng núi tại Lào và Thái Lan. Phải mất 10 năm Tiến sĩ Pipat Soisook mới khẳng định được đây là một loài mới. Với cấu trúc khuôn mặt giống hình móng ngựa, loài dơi này gợi nhớ tới những nhân vật trong một cảnh nổi tiếng của bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars).
Một loài rùa ăn ốc, Malayemys isan, không phải được phát hiện tại các con sông hay trong rừng mà tại một chợ của miền bắc Thái Lan. Tiến sĩ Montri Sumontha để ý thấy loài rùa này tại hai chợ khác nhau và nghi rằng chúng là một loài mới. Những người bán hàng cho ông biết họ bắt được chúng tại một con kênh gần đó. Tiến sĩ Montri đã mua những con rùa này về nghiên cứu. Ông cho biết loài rùa này đang bị đe dọa bởi các công trình cơ sở hạ tầng như các con đập và đê, đồng thời kêu gọi luật pháp Thái Lan bảo vệ chúng.
Một loài ếch có màu sắc rực rỡ, Odorrana Mutschmanni, được nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Nguyễn Trường đứng đầu phát hiện tại khu vực rừng núi đá vôi phía bắc, cùng với bốn loài mới khác. Các loài này bị đe doạ bởi các hoạt động khai thác đá làm xi măng và xây dựng đường sá. Ngôi nhà của chúng cần được bảo vệ ngay lập tức.
Một loài cá, Schistura kampucheensis, với đường sọc kẻ màu đen và nâu in đậm trên thân dài mới được phát hiện tại Campuchia.
Một loài ếch và bốn loài động vật mới được khoa học biết đến tại Myanmar, mở ra hy vọng về việc có khả năng tìm thấy hàng trăm loài mới tại quốc gia này.
Các loài này được phát hiện vào đúng thời điểm quan trọng. Khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng đang phải chịu sức ép từ các hoạt động phát triển như khai thác khoáng sản cho tới xây dựng đường sá và các con đập lớn. Các hoạt động này đe dọa tới sự tồn tại của những cảnh quan tự nhiên – yếu tố làm nên sự độc đáo của khu vực. Săn bắn các loài hoang dã để lấy thịt hoặc các thương vụ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp có giá trị hàng tỷ USD càng khiến cho tình hình thêm tồi tệ. Nhiều loài có thể đã biến mất trước khi chúng được phát hiện.
Ông Chapman nói: “Các loài của khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng giống như những tác phẩm nghệ thuật, và chúng xứng đáng được bảo vệ khỏi những kẻ săn lùng vô nhân đạo – sẵn lòng trả hàng nghìn USD để sở hữu những loài độc đáo nhất, quý hiếm nhất và bị đe dọa tuyệt chủng nhất. Chợ tại khu vực Tam giác vàng hoạt động ngang nhiên do đó các chính phủ trong khu vực cần thắt chặt hơn việc thực thi pháp luật để chấm dứt săn bắt bất hợp pháp, đóng cửa các chợ này và các trang trại nuôi nhốt hổ và gấu”.

Không thể tưởng tượng những quái vật cổ đại to khủng khiếp

Những con vật cổ đại lớn nhất mọi thời đại thực sự đã tồn tại mà chúng ta còn không thể tưởng tượng rằng nó có kích cỡ “khủng” đến như vậy.

Không thể tưởng tượng những quái vật cổ đại to khủng khiếp
Tất cả chúng ta đều biết đến loài khủng long luôn được xếp ở vị trí đầu cho hạng mục kích cỡ “khủng”. Nhưng bạn sẽ phản ứng như thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển?

Tiết lộ "sốc" loài chuột có nọc độc ở 2 chân sau

Các nhà khoa học Nga đã tìm thấy những động vật có vú mới thuộc nhóm multituberculata - loài thú cổ đại răng nhiều mấu, giống con chuột.

Tiết lộ "sốc" loài chuột có nọc độc ở 2 chân sau
Con thú kỳ lạ này được đặt tên là Baidabatyr. Thực chất đó là một 'con chuột'. Động vật gặm nhấm này hoàn toàn vô hại và "chỉ ăn cỏ".
Tiet lo "soc" loai chuot co noc doc o 2 chan sau
 Loài động vật có vú có nọc độc ở 2 chân sau. (Ảnh: Chelorg.com) 
Tại sao lại gọi là Baidabatyr? Để đến khu vực khai quật tìm thấy răng của động vật có vú cổ đại này (thực chất là một chiếc răng bé xíu dài 2mm), các nhà khoa học đã phải dùng thuyền baidar. Loài này không giống chuột đồng hay chuột hamster, thậm chí chúng chẳng không phải họ hàng với nhau. Các nhà khảo cổ lại có thói quen gọi các loài mới của nhóm động vật có vú này bằng từ "baatar" (tiếng Mông Cổ — "dũng sĩ"), lý do những động vật cổ đại răng nhiều mấu đầu tiên được mô tả chi tiết đã được phát hiện trên lãnh thổ Mông Cổ. Các nhà nghiên cứu Nga thay từ "baatar" bằng từ "batyr" tương tự trong tiếng Turkic và đặt tên cho chi động vật mới. Bài báo khoa học liên quan tới phát hiện mới đã được công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology.
Tiet lo "soc" loai chuot co noc doc o 2 chan sau-Hinh-2
Baidabatyr đang được kỳ vọng xác định là tổ tiên tất cả các động vật có vú ăn cỏ. (Ảnh: Chelorg.com) 
Chuyên gia về động vật có xương sống đại Mezozoi, TS. PGS. đến từ Đại học Tổng hợp St. Petersburg, Pavel Skuchas cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện một đại diện rất sơ khai của nhóm: nó phải sống trong kỷ Jura nhưng lại được tìm thấy trong các trầm tích đầu kỷ Phấn Trắng (100 đến 125 triệu năm). Vì vậy, có thể coi động vật cổ đại tương tự loài gặm nhấm hiện đại này là hóa thạch "sống" vào thời đó. Phát hiện khẳng định thực tế sự không thay đổi tiến hóa của Tây Siberia đã kéo dài hơn 40 triệu năm, trong thời gian này thành phần các loài có vú và lưỡng gần hầu như không thay đổi".

Loài vật với khả năng "siêu nhiên" xoay được đầu 360 độ

(Kiến Thức) - Bởi đôi mắt to gần bằng não, thay vì đảo mắt, loài khỉ Tarsier xoay đầu 360 độ để quan sát xung quanh... khả năng siêu nhiên của động vật khiến ai cũng kinh ngạc.

Loài vật với khả năng "siêu nhiên" xoay được đầu 360 độ
"Yeu tinh rung ram" mat to gan bang nao, xoay dau 360 do
Khả năng siêu nhiên của động vật chắc chắn khiến bạn phải kinh ngạc. Loài khỉ Tarsier là loài linh trưởng duy nhất trên thế giới sở hữu khả năng độc đáo, có thể xoay được đầu được một vòng 360 độ. Cũng bởi ngoại hình kỳ lạ và khả năng phi thường của mình, những con khỉ Tarsier thường bị gọi là khỉ yêu tinh  hay yêu tinh rừng rậm.(Ảnh: Pinterest)
"Yeu tinh rung ram" mat to gan bang nao, xoay dau 360 do-Hinh-2
Theo quan sát của các nhà khoa học, loài khỉ có khả năng xoay đầu 360 độ này sinh sống trên cây và nhanh nhẹn không thua kém gì các loài chim. Chúng có thể nhảy xa để 3m và di chuyển với tốc độ cao trong thời gian liên tục.(Ảnh: Pinterest)
"Yeu tinh rung ram" mat to gan bang nao, xoay dau 360 do-Hinh-3
 Mới đây, hai loài khỉ Tarsier mới được phát hiện ở cánh rừng phía đông bắc của đảo Sulawesi ở Indonesia, nâng tổ số loài khỉ Tarsier ở Sulawesi lên 11 loài. Hai loài khỉ Tarsier này được đặt tên lần lượt là Tarsius spectrumgurskyae và T.supriatnai. (Ảnh: Sci-News)

Đọc nhiều nhất

Tin mới