Phát hiện “nghĩa địa sao cổ đại” tuyệt đẹp trong dải Ngân hà

Phát hiện “nghĩa địa sao cổ đại” tuyệt đẹp trong dải Ngân hà

Các nhà nghiên cứu Australia phát hiện ra dải Ngân Hà có một "nghĩa địa" sao chết trải dài gấp 3 lần chiều cao của thiên hà.

Theo nghiên cứu mới vừa được công bố, Ngân Hà của chúng ta có một  nghĩa địa sao gồm những ngôi sao chết trải dài gấp ba lần chiều cao của thiên hà. Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Sydney đã tìm thấy tàn tích của các ngôi sao cổ đại khi họ lập bản đồ “thế giới ngầm thiên hà” lần đầu tiên.
Theo nghiên cứu mới vừa được công bố, Ngân Hà của chúng ta có một nghĩa địa sao gồm những ngôi sao chết trải dài gấp ba lần chiều cao của thiên hà. Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Sydney đã tìm thấy tàn tích của các ngôi sao cổ đại khi họ lập bản đồ “thế giới ngầm thiên hà” lần đầu tiên.
Thiên hà của chúng ta, được hình thành cách đây khoảng 13 tỷ năm, là ngôi nhà của hàng tỷ ngôi sao. Theo thời gian, những vật thể to lớn này đã lần lượt sụp đổ thành những tàn tích dày đặc.
Thiên hà của chúng ta, được hình thành cách đây khoảng 13 tỷ năm, là ngôi nhà của hàng tỷ ngôi sao. Theo thời gian, những vật thể to lớn này đã lần lượt sụp đổ thành những tàn tích dày đặc.
Khi một ngôi sao lớn hơn mặt trời 8 lần đốt cháy qua các phần tử của nó và sụp đổ, các lớp bên ngoài của ngôi sao sẽ nổ tung trong một siêu tân tinh. Trong khi đó, lõi sao ngưng tụ thành một ngôi sao neutron hoặc lỗ đen.
Khi một ngôi sao lớn hơn mặt trời 8 lần đốt cháy qua các phần tử của nó và sụp đổ, các lớp bên ngoài của ngôi sao sẽ nổ tung trong một siêu tân tinh. Trong khi đó, lõi sao ngưng tụ thành một ngôi sao neutron hoặc lỗ đen.
Những sao neutron và hố đen hiện đại hình thành trong dải Ngân Hà dễ phát hiện hơn do chúng nằm bên trong thiên hà. Nhưng các sao cổ đại tồn tại ở dải Ngân Hà thuở sơ khai giống như bóng ma mà giới nghiên cứu đang tìm cách phát hiện.
Những sao neutron và hố đen hiện đại hình thành trong dải Ngân Hà dễ phát hiện hơn do chúng nằm bên trong thiên hà. Nhưng các sao cổ đại tồn tại ở dải Ngân Hà thuở sơ khai giống như bóng ma mà giới nghiên cứu đang tìm cách phát hiện.
Vụ nổ siêu tân tinh thúc đẩy sự sụp đổ của ngôi sao và cuối cùng đẩy chúng vào không gian liên sao. Các nhà nghiên cứu xác định khoảng 30% xác sao đã bị đẩy hẳn ra ngoài dải Ngân Hà. Nhóm nghiên cứu đã có thể lập bản đồ nơi các ngôi sao còn lại nằm trong và xung quanh thiên hà của chúng ta bằng cách tái tạo vòng đời của các ngôi sao cổ đại.
Vụ nổ siêu tân tinh thúc đẩy sự sụp đổ của ngôi sao và cuối cùng đẩy chúng vào không gian liên sao. Các nhà nghiên cứu xác định khoảng 30% xác sao đã bị đẩy hẳn ra ngoài dải Ngân Hà. Nhóm nghiên cứu đã có thể lập bản đồ nơi các ngôi sao còn lại nằm trong và xung quanh thiên hà của chúng ta bằng cách tái tạo vòng đời của các ngôi sao cổ đại.
Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm cách truy dấu sao cổ đại và cái chết dữ dội của chúng. Vụ nổ siêu tân tinh bất đối xứng và tàn tích sao bắn ra ở tốc độ lên tới hàng triệu kilomet mỗi giờ.
Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nhiều thách thức khi tìm cách truy dấu sao cổ đại và cái chết dữ dội của chúng. Vụ nổ siêu tân tinh bất đối xứng và tàn tích sao bắn ra ở tốc độ lên tới hàng triệu kilomet mỗi giờ.
"Tệ hơn là quá trình này xảy ra theo hướng ngẫu nhiên không thể xác định", trưởng nhóm nghiên cứu David Sweeney ở Viện Thiên văn học Sydney tại Đại học Sydney, cho biết.
"Tệ hơn là quá trình này xảy ra theo hướng ngẫu nhiên không thể xác định", trưởng nhóm nghiên cứu David Sweeney ở Viện Thiên văn học Sydney tại Đại học Sydney, cho biết.
Nhóm nghiên cứu cũng phải mô hình hóa cách các ngôi sao sẽ hoạt động và quỹ đạo mà chúng có thể đi vào sau khi trải qua một siêu tân tinh. Cũng không có ma sát để giảm tốc độ tàn dư của ngôi sao. “Hầu như tất cả những tàn tích từng được hình thành vẫn ở ngoài đó, trượt như những bóng ma xuyên qua không gian giữa các vì sao,” Sweeney nói.
Nhóm nghiên cứu cũng phải mô hình hóa cách các ngôi sao sẽ hoạt động và quỹ đạo mà chúng có thể đi vào sau khi trải qua một siêu tân tinh. Cũng không có ma sát để giảm tốc độ tàn dư của ngôi sao. “Hầu như tất cả những tàn tích từng được hình thành vẫn ở ngoài đó, trượt như những bóng ma xuyên qua không gian giữa các vì sao,” Sweeney nói.
Bản đồ mới bao gồm nơi những ngôi sao ra đời trong dải Ngân Hà, nơi chúng phát nổ và vị trí yên nghỉ cuối cùng của chúng. So sánh hình dạng hiện nay của dải Ngân Hà với mô hình nghĩa địa sao hé lộ nhiều khác biệt rõ rệt. Cánh tay xoắn đặc trưng của thiên hà dường như biến mất bên dưới tất cả vụ nổ siêu tân tinh.
Bản đồ mới bao gồm nơi những ngôi sao ra đời trong dải Ngân Hà, nơi chúng phát nổ và vị trí yên nghỉ cuối cùng của chúng. So sánh hình dạng hiện nay của dải Ngân Hà với mô hình nghĩa địa sao hé lộ nhiều khác biệt rõ rệt. Cánh tay xoắn đặc trưng của thiên hà dường như biến mất bên dưới tất cả vụ nổ siêu tân tinh.
Nghĩa địa sao có vẻ cao và phồng hơn dải Ngân Hà bởi vụ nổ siêu tân tinh đẩy xác sao ra ngoài theo dạng giống vầng hào quanh xung quanh dải Ngân Hà. Tàn tích sao gần nhất chỉ cách Trái Đất 65 năm ánh sáng. Bản đồ mới sẽ cho phép các nhà khoa học xác định từng tàn tích riêng lẻ để tìm hiểu thêm về sự tiến hóa của thiên hà và dòng thời gian sao của nó.
Nghĩa địa sao có vẻ cao và phồng hơn dải Ngân Hà bởi vụ nổ siêu tân tinh đẩy xác sao ra ngoài theo dạng giống vầng hào quanh xung quanh dải Ngân Hà. Tàn tích sao gần nhất chỉ cách Trái Đất 65 năm ánh sáng. Bản đồ mới sẽ cho phép các nhà khoa học xác định từng tàn tích riêng lẻ để tìm hiểu thêm về sự tiến hóa của thiên hà và dòng thời gian sao của nó.
Mời quý độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV1.

GALLERY MỚI NHẤT