NASA công bố ảnh vật thể lạ, chuyên gia nghi “người ngoài hành tinh”

NASA công bố ảnh vật thể lạ, chuyên gia nghi “người ngoài hành tinh”

Kính viễn vọng không gian James Webb của NASA chụp được bức ảnh về một "vật thể lạ" có ánh sáng rực rỡ. Khi xem bức ảnh này, công chúng thích thú, tò mò, thậm chí hoài nghi nó có thể liên quan đến người ngoài hành tinh.

Bức ảnh khiến giới thiên văn và công chúng thích thú, tò mò chụp "vật thể lạ" đó là ngôi sao WR140 trong hệ sao đôi SBC9 1232 cách Trái đất khoảng 5.600 năm ánh sáng. Theo các chuyên gia, gần 20 gợn sóng đồng tâm bao quanh ngôi sao WR140 tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.
Bức ảnh khiến giới thiên văn và công chúng thích thú, tò mò chụp "vật thể lạ" đó là ngôi sao WR140 trong hệ sao đôi SBC9 1232 cách Trái đất khoảng 5.600 năm ánh sáng. Theo các chuyên gia, gần 20 gợn sóng đồng tâm bao quanh ngôi sao WR140 tạo nên hiệu ứng tuyệt đẹp.
Trước hình ảnh độc đáo do kính viễn vọng không gian James Webb của NASA chụp được, các nhà khoa học bắt tay vào giải thích hiệu ứng này xảy ra như thế nào.
Trước hình ảnh độc đáo do kính viễn vọng không gian James Webb của NASA chụp được, các nhà khoa học bắt tay vào giải thích hiệu ứng này xảy ra như thế nào.
Kết quả nghiên cứu mới công bố của giới chuyên gia chỉ ra những gợn sóng là những chùm bụi và bồ hóng phát sáng, phun ra từ ngôi sao WR140 khi nó quay quanh ngôi sao đồng hành theo một quỹ đạo hình elip mà chúng mất khoảng 8 năm để hoàn thành chu kỳ 1 vòng quay.
Kết quả nghiên cứu mới công bố của giới chuyên gia chỉ ra những gợn sóng là những chùm bụi và bồ hóng phát sáng, phun ra từ ngôi sao WR140 khi nó quay quanh ngôi sao đồng hành theo một quỹ đạo hình elip mà chúng mất khoảng 8 năm để hoàn thành chu kỳ 1 vòng quay.
Khi ở khoảng cách gần, gió sao với tốc độ 3.000 km/s sẽ đập vào nhau, tạo ra một chùm vật chất trong không gian và từ từ mở rộng để tạo thành các vòng. Do các chùm sáng chỉ bị đẩy ra khi hai ngôi sao ở gần nhau nên khoảng cách của các vòng được thiết lập bởi chu kỳ quỹ đạo của chúng. Điều này có nghĩa bụi được tạo thành trong những khoảng thời gian đều đặn và các vòng sáng có thể được sử dụng giống như vòng cây để tìm tuổi của bụi.
Khi ở khoảng cách gần, gió sao với tốc độ 3.000 km/s sẽ đập vào nhau, tạo ra một chùm vật chất trong không gian và từ từ mở rộng để tạo thành các vòng. Do các chùm sáng chỉ bị đẩy ra khi hai ngôi sao ở gần nhau nên khoảng cách của các vòng được thiết lập bởi chu kỳ quỹ đạo của chúng. Điều này có nghĩa bụi được tạo thành trong những khoảng thời gian đều đặn và các vòng sáng có thể được sử dụng giống như vòng cây để tìm tuổi của bụi.
Tuy nhiên, những gợn sóng không mở rộng ra bên ngoài với tốc độ cố định. Thay vào đó, chúng đang tăng tốc do bị thúc đẩy bởi các photon hay hạt ánh sáng từ những ngôi sao gần đó. Chính gia tốc này làm thay đổi khoảng cách của giữa các vòng sáng.
Tuy nhiên, những gợn sóng không mở rộng ra bên ngoài với tốc độ cố định. Thay vào đó, chúng đang tăng tốc do bị thúc đẩy bởi các photon hay hạt ánh sáng từ những ngôi sao gần đó. Chính gia tốc này làm thay đổi khoảng cách của giữa các vòng sáng.
WR140 thuộc loại sao Wolf-Rayet hiếm gặp. Bạn đồng hành của WR140 trong hệ thống SBC9 1232 là một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh loại O - một trong những loại sao lớn nhất.
WR140 thuộc loại sao Wolf-Rayet hiếm gặp. Bạn đồng hành của WR140 trong hệ thống SBC9 1232 là một ngôi sao siêu khổng lồ màu xanh loại O - một trong những loại sao lớn nhất.
Theo các chuyên gia, việc các cặp sao đôi tạo ra bụi khá phổ biến. Thế nhưng, việc hai ngôi sao tạo ra những gợn sóng đồng tâm như trong bức ảnh NASA mới chụp được vô cùng thú vị và độc đáo.
Theo các chuyên gia, việc các cặp sao đôi tạo ra bụi khá phổ biến. Thế nhưng, việc hai ngôi sao tạo ra những gợn sóng đồng tâm như trong bức ảnh NASA mới chụp được vô cùng thú vị và độc đáo.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT