Phát hiện mới về những ngôn ngữ bí ẩn nhất châu Âu

Các nhà khảo cổ học từ Hiệp hội Khoa học Aranzadi đã tìm thấy hiện vật này vào năm 2021 trong đống đổ nát của một ngôi làng cổ ở miền bắc Tây Ban Nha.

Phát hiện mới về những ngôn ngữ bí ẩn nhất châu Âu
Nhà phục chế đồ tạo tác Carmen Usúa cho biết: "Khi tôi bắt đầu làm sạch bùn khỏi một vật trang trí bằng đồng hình bàn tay từ một ngôi làng thời đồ sắt vào tháng giêng, tôi tìm thấy một loạt đường kẻ và sau đó là một loạt dấu chấm. Ngay lập tức tôi nhận ra rằng mình đang đứng trước một tác phẩm có chữ viết".
Đoạn văn bản nhỏ đó - chỉ 40 ký tự - tiết lộ một chương ẩn giấu trong câu chuyện về một ngôn ngữ vẫn chưa rõ nguồn gốc: Tiếng Basque, mà người bản ngữ sống ở khu vực ngày nay là miền bắc Tây Ban Nha và tây nam nước Pháp. Tiếng Basque được các nhà ngôn ngữ học gọi là ngôn ngữ biệt lập, nghĩa là nó không có chung nguồn gốc với các nhóm ngôn ngữ đã biết khác.
Cho đến gần đây, các nhà sử học nghĩ rằng những người nói tiếng Basque không phát triển ngôn ngữ viết cho đến khi họ tiếp xúc với những người La Mã xâm chiếm vùng đất của họ, nhưng bàn tay bằng đồng này lại tiết lộ rằng vào thời điểm người La Mã đến, người Basque đã có hệ thống chữ viết của riêng họ, được phát triển từ một hệ thống được sử dụng rộng rãi hơn trên bán đảo Iberia.
Phat hien moi ve nhung ngon ngu bi an nhat chau Au
 
Các dịch giả vẫn đang bối rối về hầu hết các từ được khắc trên cổ vật bằng đồng 2.000 năm tuổi này, nhưng một phần ý nghĩa của nó đã cho chúng ta biết được rằng: Rất lâu trước khi người La Mã xâm chiếm miền bắc Tây Ban Nha ngày nay, những người sống ở khu vực này có ngôn ngữ viết của riêng họ.
Ngày nay, vài trăm nghìn người ở miền bắc Tây Ban Nha và tây nam nước Pháp, ở hai bên dãy núi Pyrenees vẫn nói tiếng Basque, hay Euskara.
Những người sống trên đỉnh núi Irulegi nói tiếng Basque có khả năng là thành viên của một nhóm gọi là Vascones. Tuy nhiên không có bất kỳ ghi chép nào về những gì người Vascones, và chỉ có một số nhà sử học La Mã viết ra những mô tả mơ hồ về ngôn ngữ của họ.
Nhà ngôn ngữ học Joaquin Gorrochategui của Đại học Basque Country cho biết: "Chúng tôi gần như tin chắc rằng người Basque không biết chữ vào thời cổ đại".
Mặc dù bàn tay bằng đồng có niên đại từ thế kỷ 1 trước Công nguyên, khi người La Mã chiếm đóng - và tranh giành - vùng đất ngày nay là xứ Basque, nhưng các từ được khắc trên bề mặt của nó không có bất kỳ điểm tương đồng nào với chữ viết Latinh. Thay vào đó, chữ viết trông giống như một chữ viết cổ được sử dụng ở những nơi khác trên bán đảo Iberia. Nhưng Javier Velaza, một trong những nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu về bàn tay, nói rằng hệ thống chữ viết rõ ràng đã được điều chỉnh để bao gồm các ký hiệu cho âm thanh không tồn tại trong hệ thống chữ viết Iberia - nhưng tồn tại ở dạng sơ khai của tiếng Basque.
Những dấu hiệu tương tự cũng xuất hiện trên những đồng xu được đúc ở lãnh thổ xứ Basque, nhưng không có đồng xu nào lâu đời như bàn tay bằng đồng 2.000 năm tuổi này.
40 ký tự được khắc vào đồng bằng một phương pháp gọi là stippling, về cơ bản liên quan đến việc vạch ra hình dạng của một chữ cái bằng các dấu chấm. Nhưng trước khi người thợ thủ công cổ đại thực hiện việc đánh dấu, họ đã vạch ra hình dạng của các chữ cái bằng những đường nét mờ, có lẽ là để hướng dẫn cho chính họ.
Velaza nói: "Điều này thực tế không được biết đến, không chỉ trong tất cả các bi ký của Hispania, mà trong tất cả các bi ký cổ đại của thế giới phương Tây".
Vào năm 2021, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bàn tay dài 5,6 inch, được cắt từ một tấm đồng mỏng, chôn giữa đống đổ nát của một ngôi nhà gạch bùn nhỏ bị cháy rụi. Ngôi nhà từng nằm ở vùng ngoại ô của một ngôi làng trên đỉnh núi Irulegi ngày nay ở miền bắc Tây Ban Nha, cách thành phố Pamplona không xa.
Nhưng vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, quân đội La Mã đã cướp phá và đốt cháy ngôi làng trong các cuộc chiến tranh của người Sertorian: một cuộc đụng độ giữa các phe phái La Mã diễn ra trên những ngọn đồi của bán đảo Iberia và khiến cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn.
Theo Hiệp hội Khoa học Aranzadi, tổ chức đang tiến hành các cuộc khai quật ở núi Irulegi, con người đã sống ở địa điểm này ít nhất là từ giữa Thời đại Đồ đồng (khoảng 1400 TCN).
Những bức tường sụp đổ của những ngôi nhà cổ xưa đó đã lưu giữ một viên nang thời gian nghiệt ngã của cuộc sống cổ xưa.
Cổ vật này chính xác là một bàn tay bằng đồng, có lẽ đã từng được treo trên cửa như một lá bùa hộ mệnh cho gia đình. Các nhà khảo cổ học kết luận như vậy dựa trên cái lỗ gần cổ tay, cái lỗ có thể giúp treo bàn tay, và những thông tin mà các nhà ngôn ngữ học đã tạm thời giải mã được - "sorioneku", một dạng trước đó của từ "zorioneku" trong tiếng Basque, có nghĩa là "tương lai tốt đẹp".
Các nhà ngôn ngữ học vẫn còn bốn từ của dòng chữ cần dịch, và các nhà khảo cổ học đang trong quá trình khai quật ngôi làng đổ nát trên đỉnh núi Irulegi.
Câu chuyện về ngôn ngữ Basque - và con người ở đó - vẫn còn nhiều khoảng trống trong lịch sử. Các nhà ngôn ngữ học hiện biết rằng mọi người bắt đầu viết bằng tiếng Basque trước khi người La Mã đến Tây Ban Nha và họ sử dụng hệ thống chữ viết này một phần dựa trên các hệ thống chữ viết khác của người Iberia.
Điều đó không làm sáng tỏ bất kỳ điều gì về việc ngôn ngữ Basque ra đời ở đâu và khi nào. Đó là câu chuyện mà các nhà ngôn ngữ học, khảo cổ học và di truyền học sẽ làm việc để ghép lại với nhau trong nhiều năm, nếu không muốn nói là nhiều thập kỷ tới.
Trong khi đó, cũng có những câu hỏi cần trả lời tại núi Irulegi, như Velaza nói, "điều đó không có nghĩa là chúng tôi biết họ đã ở đó bao lâu, cũng như tương lai của họ sau thời điểm đó".

Cái chết của người mẫu Thái Lan hé lộ góc tối những buổi tiệc ở tư gia

Cái chết của người mẫu ở Thái Lan cho thấy rủi ro các cô gái làm việc trong ngành dịch vụ gặp phải, nơi họ thường bị lạm dụng và không thể tìm sự giúp đỡ vì những định kiến xã hội.
 

Cái chết của người mẫu Thái Lan hé lộ góc tối những buổi tiệc ở tư gia
Cái chết bí ẩn của nữ người mẫu trẻ Thitima Noraphanpiphat ở Thái Lan hôm 16/9 vừa qua đã làm cả đất nước rúng động và thể hiện các rủi ro mà những phụ nữ làm việc trong ngành dịch vụ và quảng cáo phải đối mặt. Thi thể cô gái đã được tìm thấy trong sảnh của một tòa chung cư.

Video: 10 ngôn ngữ kỳ lạ nhất hành tinh

Nhiều cộng đồng dân cư trên thế giới sở hữu hệ thống ngôn ngữ riêng với cách thể hiện đa dạng, độc đáo. Tuy nhiên, một số ngôn ngữ đang dần mai một và có khả năng bị xoá sổ.

Video: 10 ngôn ngữ kỳ lạ nhất hành tinh

Mời quý độc giả xem video 10 ngôn ngữ kỳ lạ nhất hành tinh:

 

Đại úy Lê Thị Hiền giáng cấp trung úy sau đại náo sân bay... hợp lý?

(Kiến Thức) - Dự kiến nữ đại úy Lê Thị Hiền sẽ bị hạ cấp bậc hàm do hành vi lăng mạ, gây rối sân bay Tân Sơn Nhất. Có ý kiến cho rằng, mức kỷ luật trên là nhẹ, phải loại ra khỏi ngành, ý kiến khác lại cho rằng, mức kỷ luật cũng nhằm để cán bộ này nhìn nhận sai lầm, có cơ hội sửa đổi…

Đại úy Lê Thị Hiền giáng cấp trung úy sau đại náo sân bay... hợp lý?
Thông tin mới nhất vụ nữ đại úy Lê Thị Hiền (cán bộ Đội CSGT-TT-CĐ thuộc công an quận Đống Đa, Hà Nội) lăng mạ nhân viên hàng không, gây rối ở sân bay Tân Sơn Nhất khiến dư luận phẫn nộ. Phó giám đốc Công an Hà Nội - thiếu tướng Đào Thanh Hải cho biết, Công an thành phố đang làm các thủ tục giáng cấp Lê Thị Hiền từ đại úy xuống trung úy. Hiện, bà Hiền đã được điều động đến bộ phận không trực tiếp tiếp dân.
Dai uy Le Thi Hien giang cap trung uy sau dai nao san bay... hop ly?
 Hình ảnh nữ đại úy Lê Thị Hiền tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới