Phát hiện mới về nguyên nhân gây di chứng hậu COVID-19

Theo nghiên cứu mới, gần 60% người gặp di chứng hậu COVID-19 bị tổn thương dây thần kinh. Điều này có thể xuất phát từ khiếm khuyết trong phản ứng hệ miễn dịch.

Phát hiện mới về nguyên nhân gây di chứng hậu COVID-19

Theo Reuters, nghiên cứu mới do tiến sĩ Anne Louise Oaklander tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (Mỹ), chịu trách nhiệm chính, được công bố trên tạp chí Neurology: Neuroimmunology & Neuroinflammation ngày 1/3.

Nhóm chuyên gia đã phân tích 17 trường hợp gặp hội chứng COVID-19 kéo dài. Họ tập trung xem xét các F0 bị triệu chứng tương tự tổn thương thần kinh ngoại biên. Trong số này, hầu hết trường hợp mắc COVID-19 ở thể nhẹ và không trường hợp nào bị tổn thương thần kinh trước khi mắc bệnh.

Sau khi loại bỏ những nguyên nhân khác, các nhà nghiên cứu làm nhiều thử nghiệm để xác định liệu hệ thống thần kinh ở những bệnh nhân này có bị ảnh hưởng hay không.

Kết quả cho thấy 11/17 bệnh nhân bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Hiện tượng này được cho là do phản ứng miễn dịch gây ra. Một số bệnh nhân đã cải thiện tình trạng này dù không thể chữa khỏi hoàn toàn. Một F0 được chẩn đoán mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên mức độ nghiêm trọng. Các tình trạng này xuất hiện sau 3 tuần mắc COVID-19.

Phát hiện này phù hợp với một nghiên cứu hồi tháng 7/2021 của tiến sĩ Rayaz Malik thuộc Weill Cornell Medicine Qatar. Trong đó, nhà nghiên cứu này đã phát hiện mối liên hệ giữa tổn thương dây thần kinh giác mạc và di chứng hậu COVID-19.

Cách đây không lâu, một nghiên cứu từ nhóm chuyên gia Tây Ban Nha phát hiện rối loạn chức năng dây thần kinh phế vị khi nhiễm nCoV có thể là nguyên nhân gây ra những triệu chứng COVID-19 kéo dài. Các biểu hiện thường gặp là mơ hồ, khó nuốt, chóng mặt, nhịp tim nhanh bất thường, huyết áp thấp và các vấn đề tiêu hóa, theo Jpost.

Hội chứng COVID-19 kéo dài là biểu hiện bất thường trên cơ thể xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, giảm nhận thức, thay đổi giác quan, đau và yếu cơ. Thống kê cho thấy khoảng 30% người mắc COVID-19 gặp phải hội chứng này.

Rơi nước mắt khi bệnh nhân thoát “án tử”

(Kiến Thức) - Có lẽ đối với bất kể ai khi đã theo nghề y, khoác lên mình chiếc áo blue trắng thì đều có những kỷ niệm khó quên khi khám, chữa và tiếp xúc với bệnh nhân.

Rơi nước mắt khi bệnh nhân thoát “án tử”
 Đối với Th.s. BS Nguyễn Văn Thường, trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cũng vậy.
Kỷ niệm rơi nước mắt

Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị liệt mặt

(Kiến Thức) - Bệnh thường thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng, lúc thức dậy bệnh nhân cảm giác tê tê, cứng 1/2 bên mặt, có thể đau (tiên lượng không tốt nếu có đau). 

Nguyên nhân khiến sáng ngủ dậy bị liệt mặt
Hỏi: Tự nhiên sáng ngủ dậy tôi thấy mình bị liệt một bên mặt, mắt nhắm khó, đi khám được kết luận liệt mặt Bell. Xin hỏi, đó là loại liệt mặt gì? Cách chữa và có khỏi được không? - Nguyễn Thị Thắm (Đống Đa, Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Người lớn vẫn có thể bị bệnh bại liệt

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, bệnh bại liệt có thể mắc ở mọi lứa tuổi, kể cả người lớn nếu chưa có miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus bại liệt vẫn có thể xảy ra.

Người lớn vẫn có thể bị bệnh bại liệt
Mới đây, tổ chức Y tế thế giới WHO đã tuyên bố bệnh bại liệt lây lan nhanh là một tình huống y tế khẩn cấp quốc tế, có thể lan rộng giữa các quốc gia. Theo WHO, sự lây lan quốc tế của bệnh bại liệt cho đến nay là một sự kiện bất thường và là nguy cơ y tế công cộng đối với các quốc gia khác.
Ở Việt Nam, bệnh bại liệt đã được công nhận loài trừ vào năm 2000, còn tính đến thời điểm hiện tại, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca nhiễm virus bại liệt hoang dại từ các quốc gia khác.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.