Phát hiện mới làm tăng hy vọng tìm được sự sống ngoài vũ trụ

Một số thiên thể trong hệ Mặt Trời có thể đã sinh ra sự sống bằng một hệ thống giống những gì Trát Đất sở hữu, thậm chí còn mạnh mẽ hơn.

Một nhóm nghiên cứu đã lập nên các mô hình máy tính về tuần hoàn thủy nhiệt dựa theo điều kiện ở Trái Đất và một số thiên thể có đại dương khác trong hệ Mặt Trời, từ đó nhận thấy rằng ở một số nơi, cánh cửa cho sự sống còn rộng mở hơn đáy đại dương địa cầu.

Phat hien moi lam tang hy vong tim duoc su song ngoai vu tru

Cấu trúc của Enceladus có thể giúp thiên thể này hỗ trợ sự sống - Ảnh đồ họa: NASA

Theo Sci-News, hệ thống thủy nhiệt được phát hiện dưới đáy biển Trái Đất vào những năm 1970, khi các nhà khoa học quan sát thấy chất lỏng thải ra mang theo nhiệt, hạt và hóa chất ở một số khu vực.

Qua nhiều năm, các hệ thống thủy nhiệt này được chứng minh là nơi có thể đã thúc đẩy các phản ứng tạo ra sự sống sơ khai trên địa cầu, cũng như cung cấp các điều kiện nuôi dưỡng sự sống đó.

Các nhà sinh vật học vũ trụ hy vọng rằng nếu có hệ thống thủy nhiệt, các thế giới đó cũng có khả năng sinh ra và bào tồn sự sống.

Trong nghiên cứu mới, GS Andrew Fisher và các đồng nghiệp từ Trường Đại học California ở Santa Cruz đã sử dụng một mô hình máy tính phức tạp dựa trên sự lưu thông thủy nhiệt xảy ra trên Trái Đất.

Sau khi thay đổi các biến số như trọng lực, nhiệt, tính chất đá và độ sâu tuần hoàn chất lỏng, họ phát hiện ra rằng các miệng phun thủy nhiệt có thể duy trì được trong nhiều điều kiện khác nhau.

Khi áp các điều kiện của các thế giới ngoài hành tinh kể trên vào mô hình, họ giật mình.

Các kết quả công bố trên tạp chí khoa họcJournal of Geophysical Research: Planetscho thấy nếu một thế giới có trọng lực yếu hơn làm giảm sức nổi, chất lỏng không trở nên nhẹ khi bị nung nóng và điều này làm giảm tốc độ dòng chảy.

Điều này có thể làm tăng nhiệt độ trong chất lỏng tuần hoàn, từ đó cho phép các phản ứng hóa học diễn ra mạnh mẽ hơn, có lẽ bao gồm cả những phản ứng duy trì sự sống.

Nói cách khác, hệ thống thủy nhiệt mà các cơ quan vũ trụ hàng đầu bao gồm NASA tin tưởng là đang tồn tại trên Europa hay Enceladus thậm chí còn dễ dàng sinh ra sự sống hơn các hệ thống tương tự ở Hawaii hay Nam Cực.

Cơ chế này cũng cho thấy cho dù không có nhiều điều kiện để duy trì nhiệt tốt như Trái Đất, các thiên thể nói trên lại tự mình sở hữu một con đường khác để đại dương ngầm ấm áp lâu dài.

Phát hiện này đã làm tăng thêm hy vọng đáng kể cho các sứ mệnh săn tìm sự sống ngoài hành tinh mà NASA đang chuẩn bị, bao gồm Europa Clipper dự kiến phóng cuối năm nay, hay một con rắn robot đang được chế tạo cho Enceladus.

Mở mộ cổ 2.000 năm, sửng sốt thấy thuốc trường sinh huyền thoại

Một bình cổ được phát hiện trong một ngôi mộ cổ 2.000 năm ở Lạc Dương, Trung Quốc, ban đầu được cho là chứa rượu, nhưng sau đó được phát hiện là chứa thuốc trường sinh từ thời cổ đại Trung Quốc.

Mo mo co 2.000 nam, sung sot thay thuoc truong sinh huyen thoai
Trong lịch sử, việc tìm kiếm thuốc trường sinh đã làm cho nhiều người quan tâm, bao gồm cả các vị hoàng đế như Tần Thủy Hoàng. 

Lý do tàu thăm dò không thể hạ cánh trên Sao Mộc

Kích thước khổng lồ và điều kiện khí hậu bí ẩn của Sao Mộc đã khiến các nhà thám hiểm không gian tràn đầy mong muốn khám phá nó một cách sâu sắc.

Tại sao điều kiện đặc biệt của Sao Mộc ngăn cản robot và tàu thăm dò hạ cánh?
Là một trong những hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, Sao Mộc có nhiều điều kiện đặc biệt khiến tàu thăm dò của con người không thể hạ cánh trên bề mặt của nó. Trường hấp dẫn mạnh của Sao Mộc là một trong những lý do chính khiến tàu thăm dò của con người không thể hạ cánh. Vì Sao Mộc có khối lượng rất lớn nên trường hấp dẫn của nó cũng khá mạnh.

Thảm họa hạt nhân Hiroshima hé lộ sự hình thành của Hệ Mặt Trời

Thành phẩm từ sau vụ nổ bom hạt nhân ở Hiroshima có nhiều điểm tương đồng với các thiên thạch từ thời sơ khai của Hệ Mặt Trời - được gọi là chondrite.

Tham hoa hat nhan Hiroshima he lo su hinh thanh cua He Mat Troi

Quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản đã để lại nhiều hậu quả nặng nề (Ảnh: Getty).

Đọc nhiều nhất

Tin mới