Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa khai quật được hóa thạch bộ xương hoàn thiện của một con khủng long Hadrosaurid dài 8m. (Ảnh: Japanese Times) |
Phát hiện trứng khủng long "khủng"... giữa đường
Trong lúc đang làm đường tại thành phố Hạ Nguyên (Trung Quốc), các công nhân đã phát hiện một tổ trứng khủng long lớn gồm 43 quả.
43 quả trứng khủng long được phát hiện khi công nhân đang làm đường ở Trung Quốc. |
Xôn xao phát hiện hóa thạch khủng long trên sao Hỏa
Robot thám hiểm tự hành của NASA chụp được hình ảnh tảng đá có thể là xương hóa thạch của một con thú tiền sử từng sống trên sao Hỏa.
Ngay sau phát hiện lịch sử của NASA về dấu hiệu của nước trên bề mặt sao Hỏa, các nhà thám hiểm lại ăn mừng với phát hiện những bức ảnh được cho là giống hóa thạch của khủng long được chụp bởi robot thám hiểm tự hành tại vùng lòng chảo Gale Crater.
Kênh Paranormal Crucible tuyên bố phát hiện thấy “sinh vật hóa thạch” trên sao Hỏa. |
“Curiosity” – Robot thám hiểm tự hành của NASA đã chụp được những hình ảnh kỳ lạ của một tảng đá mà theo các nhà nghiên cứu UFO đó có thể là xương hóa thạch của một con thú tiền sử từng sống trên sao Hỏa.
Đoạn phim được kênh Paranormal Crucible phát trên Youtube cho biết: “Đây dường như là hình ảnh bộ xương của một con quái thú thời tiền sử. Nếu nhìn kỹ, chúng ta có thể thấy một hộp sọ lớn với mẩu xương nhỏ trên đỉnh đầu. Chúng ta cũng có thể thấy một hốc mắt lớn và cột sống cong rất lớn của con thú”.
Hình ảnh gốc được cho là hóa thạch khủng long trước khi Paranormal Crucible chỉnh sửa. |
Cũng theo thông tin trong đoạn phim, con thú này chỉ khoảng vài trăm năm tuổi và hóa thạch bộ xương của nó có vẻ giống với những con Rồng Komodo trên Trái đất, và có khả năng sống trong những môi trường khắc nghiệt.
Và một giả thiết được Paranormal Crucible đưa ra là “Có thể đó là một chủng loại lai của rồng khi sống trên bề mặt sao Hỏa?”.
Hình ảnh hóa thạch sau khi chỉnh sửa và dùng màu trắng để làm nổi bật “bộ xương”. |
Tuy nhiên, dường như NASA không quá phấn khích với “phát hiện” này bởi có vẻ những hóa thạch này không phải là “hàng hiếm”. Và cái gọi là bằng chứng về mọi thứ, từ người ngoài hành tinh cho tới các hóa thạch tiền sử, và thậm chí là các công cụ thời đồ đá cũng đã từng được đưa ra.
Phát hiện hóa thạch vi khuẩn cổ đại biết “trốn nắng“
(Kiến Thức) - Hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi vừa được phát hiện núp mình trong các lớp trầm tích để tránh tia bức xạ mãnh liệt từ Mặt trời.
Cụ thể, hóa thạch vi khuẩn 3,2 tỷ năm tuổi này được tìm thấy tại vành đai địa chất Barberton ở Nam Phi, chúng được đánh giá là lớp sinh vật đầu tiên, cổ xưa nhất trên Trái đất biết cách "trốn" khỏi các tia bức xạ Mặt trời khốc liệt. Hành vi này của vi khuẩn cổ đại được đánh giá giống như con người, khi nắng sẽ biết kiếm chỗ mát, miễn sao có thể an toàn sinh tồn là được.
Các nhà khoa học tin rằng loài vi khuẩn này là dạng sống cổ đầu tiên ý thức được tác hại của tia UV nên đã ẩn mình trong những bọt khí nhỏ li ti trên bề mặt đá trầm tích có niên đại 3,2 tỷ năm tuổi.
Hình dạng một số hóa thạch khác của loài vi khuẩn này được xác định là khá đồng nhất, đồng thời, vi chất hóa thạch được tìm thấy gồm các hệ thống DNA, protein, chất béo, hydrogen cyanide, hydrogen sulphide …- Alessandro Airo, thuộc trường Đại học Freedom Berlin, Đức nói.
Hóa thạch vi khuẩn hình que này có xu hướng sống cộng sinh và kết thành một chuỗi dài trong các bọt khí trầm tích. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu về sự liên kết cộng sinh kỳ diệu, bí ẩn của loài vi khuẩn 3,2 tỷ năm này.