Phát hiện hành tinh lùn bí ẩn, cả giới thiên văn kinh ngạc

Phát hiện hành tinh lùn bí ẩn, cả giới thiên văn kinh ngạc

Theo dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng, các chuyên gia phát hiện hành tinh lùn Quaoar ở vùng xa của hệ Mặt trời có một vành đai dày đặc bao quanh. Giới nghiên cứu đang nỗ lực giải mã bí ẩn này.

Dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng gần đây cho thấy  hành tinh lùn Quaoar ở vùng xa của hệ Mặt trời có một vành đai dày đặc bao quanh nó. Hiện các nhà khoa học nỗ lực giải mã bí ẩn này.
Dữ liệu thu thập từ kính viễn vọng gần đây cho thấy hành tinh lùn Quaoar ở vùng xa của hệ Mặt trời có một vành đai dày đặc bao quanh nó. Hiện các nhà khoa học nỗ lực giải mã bí ẩn này.
Hành tinh lùn Quaoar (còn được gọi là thiên thể Quaoar) là một trong khoảng 3.000 thiên thể quay quanh Mặt trời phía ngoài quỹ đạo sao Hải Vương.
Hành tinh lùn Quaoar (còn được gọi là thiên thể Quaoar) là một trong khoảng 3.000 thiên thể quay quanh Mặt trời phía ngoài quỹ đạo sao Hải Vương.
Quaoar có đường kính 1.287 km (khoảng 1/10 đường kính Trái đất), nằm cách Mặt trời 6,4 tỷ km và quay trên quỹ đạo có chu kỳ 288 năm.
Quaoar có đường kính 1.287 km (khoảng 1/10 đường kính Trái đất), nằm cách Mặt trời 6,4 tỷ km và quay trên quỹ đạo có chu kỳ 288 năm.
Thiên thể Quaoar nằm trong trong vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời, phía ngoài Hải Vương tinh, có dạng đĩa với vô số thiên thể băng).
Thiên thể Quaoar nằm trong trong vành đai Kuiper (vùng biên hệ mặt trời, phía ngoài Hải Vương tinh, có dạng đĩa với vô số thiên thể băng).
Các nhà thiên văn đã quan sát thiên thể Quaoar từ năm 2018 - 2021 cho thấy hành tinh lùn này có một vành đai nằm cách xa nó hơn so với những gì các nhà khoa học từng hình dung.
Các nhà thiên văn đã quan sát thiên thể Quaoar từ năm 2018 - 2021 cho thấy hành tinh lùn này có một vành đai nằm cách xa nó hơn so với những gì các nhà khoa học từng hình dung.
Thông thường, tất cả vật chất tạo nên vành đai dày đặc của Quaoar sẽ ngưng tụ và tạo thành một mặt trăng nhỏ. Thế nhưng, trên thực tế, điều này không xảy ra với hành tinh lùn Quaoar.
Thông thường, tất cả vật chất tạo nên vành đai dày đặc của Quaoar sẽ ngưng tụ và tạo thành một mặt trăng nhỏ. Thế nhưng, trên thực tế, điều này không xảy ra với hành tinh lùn Quaoar.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy nhiệt độ lạnh giá ở thiên thể Quaoar có thể đóng vai trò ngăn chặn các hạt băng giá dính vào nhau nhưng cần phải nghiên cứu sâu hơn để giải thích chi tiết.
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy nhiệt độ lạnh giá ở thiên thể Quaoar có thể đóng vai trò ngăn chặn các hạt băng giá dính vào nhau nhưng cần phải nghiên cứu sâu hơn để giải thích chi tiết.
Trước khi có phát hiện mới về Quaoar, giới khoa học tin rằng, các hành tinh không thể hình thành những vành đai ngoài một khoảng cách nhất định. Đây là một quy tắc cơ học áp dụng đối với thiên thể và được giới khoa học chấp nhận rộng rãi rằng vật chất trên quỹ đạo quanh một hành tinh sẽ tạo thành một vật thể hình cầu (hay ta gọi là Mặt trăng) nếu nó quay quanh một khoảng cách đủ xa so với hành tinh.
Trước khi có phát hiện mới về Quaoar, giới khoa học tin rằng, các hành tinh không thể hình thành những vành đai ngoài một khoảng cách nhất định. Đây là một quy tắc cơ học áp dụng đối với thiên thể và được giới khoa học chấp nhận rộng rãi rằng vật chất trên quỹ đạo quanh một hành tinh sẽ tạo thành một vật thể hình cầu (hay ta gọi là Mặt trăng) nếu nó quay quanh một khoảng cách đủ xa so với hành tinh.
Thế nhưng, Mặt trăng sẽ bị xé toạc nếu nó di chuyển gần hơn đến cái được gọi là “giới hạn Roche” - một điểm mà tại đó lực thủy triều của hành tinh sẽ mạnh hơn lực hấp dẫn giữ Mặt trăng liền khối với nhau.
Thế nhưng, Mặt trăng sẽ bị xé toạc nếu nó di chuyển gần hơn đến cái được gọi là “giới hạn Roche” - một điểm mà tại đó lực thủy triều của hành tinh sẽ mạnh hơn lực hấp dẫn giữ Mặt trăng liền khối với nhau.
“Theo kết quả quan sát của chúng tôi, quan điểm cho rằng các vành đai dày đặc chỉ tồn tại bên trong giới hạn Roche của một thiên thể phải được thay đổi”, chuyên gia Giovanni Bruno thuộc Đài quan sát vật lý thiên văn của INAF ở Catania, Italy cho biết.
“Theo kết quả quan sát của chúng tôi, quan điểm cho rằng các vành đai dày đặc chỉ tồn tại bên trong giới hạn Roche của một thiên thể phải được thay đổi”, chuyên gia Giovanni Bruno thuộc Đài quan sát vật lý thiên văn của INAF ở Catania, Italy cho biết.
Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.