Phát hiện hang động chứa đầy xương voi ma mút, tê giác và gấu

Người dân địa phương Siberia đã phát hiện ra một hang động thời tiền sử đáng kinh ngạc mà các nhà cổ sinh vật học tin là hang linh cẩu cổ đại lớn nhất từng được tìm thấy ở châu Á.

Phát hiện hang động chứa đầy xương voi ma mút, tê giác và gấu

Phát hiện hang động chứa đầy xương voi ma mút, tê giác và gấu  ảnh 1

Những bộ xương được tìm thấy bên trong hang động ở Siberia có niên đại 42.000 năm. (Ảnh: Viện Địa chất và Khoáng vật VS Sobolev)

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy xương của cả động vật săn mồi và con mồi từ kỷ nguyên Pleistocene (2,6 triệu đến 11.700 năm trước), bao gồm gấu nâu, cáo, chó sói, voi ma mút, tê giác, yak, hươu, linh dương, bò rừng, ngựa, động vật gặm nhấm, chim, cá và ếch.

Cư dân của Khakassia, một nước cộng hòa ở miền nam Siberia, đã phát hiện ra hang động cách đây 5 năm, theo một tuyên bố được dịch từ Viện Địa chất và Khoáng vật VS Sobolev. Tuy nhiên, do sự xa xôi của khu vực, các nhà cổ sinh vật học không thể khám phá và kiểm tra đầy đủ các phần còn lại cho đến tháng 6 năm nay.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy xương của linh cẩu con - có xu hướng không được bảo quản vì chúng rất dễ gãy - cho thấy chúng được nuôi dưỡng trong hang. "Chúng tôi thậm chí còn tìm thấy cả hộp sọ của một con linh cẩu non, nhiều hàm dưới và răng sữa," Gimranov nói.

Xương cốt còn nguyên vẹn do thời tiết lạnh giá ở Siberia

Siberia rất phong phú với phần còn lại của động vật Pleistocene. Xương và đôi khi là da, thịt và thậm chí cả máu của những con vật này thường không khác nhiều so với năm chúng chết. Điều này là nhờ - một phần lớn - vào thời tiết lạnh giá đã bảo quản hài cốt.

Những mảnh xương đã được gửi đến Yekaterinburg để phân tích thêm. Dmitry Malikov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Địa chất và Khoáng vật thuộc Chi nhánh Siberia của Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết: “Chúng tôi cũng sẽ thu được thông tin quan trọng từ coprolites, phân hóa thạch của động vật để nghiên cứu thêm”.

Video: Linh cẩu "lạc lối" trong vòng tay của Vua sư tử

Những cuộc chiến của các loài động vật săn mồi bậc cao bao giờ cũng hấp dẫn và đầy tính mạo hiểm.

Video: Linh cẩu "lạc lối" trong vòng tay của Vua sư tử
Cùng là động vật săn mồi bậc cao nhưng sư tử và linh cẩu là những kẻ có địa vị trong xã hội khác hẳn nhau. Một bên được coi là chúa tể của rừng xanh, được muôn thú coi trọng và kính nể, bên còn lại có thể nói là sinh vật bị ghét nhất trên thế giới bởi vẻ ngoài xấu xí, bản tính máu lạnh và cực kỳ ma lanh, tàn nhẫn.

Linh cẩu mượn sức của vua sư tử để tiêu diệt kẻ thù

Quả thật để sinh tồn trong thế giới tự nhiên hoang dã là một điều không hề dễ dàng gì, tuy nhiên với những tính toán "thâm sâu" của con linh cẩu trong tình huống dưới đây khiến nhiều người không khỏi lạnh gáy.

Linh cẩu mượn sức của vua sư tử để tiêu diệt kẻ thù
Theo thống kê của các nhà khoa học, số đông các loài động vật ăn thịt là những kẻ săn mồi đơn độc. Chúng hầu như là những loài động vật có lợi thế về thể hình hoặc sở hữu những kỹ năng đặc trưng như sức mạnh, tốc độ, nọc độc...

Hố sụt khổng lồ Batagay Crater ở Siberia- cổng vào thế giới ngầm

Các nhà khoa học vừa chứng minh Batagay Crater, cấu trúc tự nhiên được người dân Siberia (Nga) gọi là cổng vào thế giới ngầm, còn là một cánh cổng giúp họ đi ngược thời gian.

Hố sụt khổng lồ Batagay Crater ở Siberia- cổng vào thế giới ngầm

Theo Live Science, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Thomas Opel từ Viện Alferd Wgener (Đức) cho thấy hố sụt khổng lồ Batagay Crater có thể được sử dụng để tái tạo khí hậu cổ đại của Trái Đất.

Bởi lẽ, Batagay Crater chứa đựng lớp băng vĩnh cửu có niên đại lên tới 650.000 năm, lâu đời nhất Siberia và lâu thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau một khu vực thuộc vùng Yukon - Canada.

Đọc nhiều nhất

Tin mới