Phát hiện gây sốc trên mặt trăng Titan, nơi giống Trái Đất nhất

Thêm một điểm tương đồng bất ngờ khác với địa cầu đã được tìm thấy ở Titan, thế giới được NASA mô tả là "Trái Đất thứ 2".

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) vừa phát hiện ra bằng chứng quan trọng cho thấy hồ và biển lớn trên mặt trăng Titan có thể đã được hình thành bởi sóng, y hệt những gì xảy ra trên Trái Đất.

Titan là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Thổ, kích thước thậm chí còn vượt qua Sao Thủy và to gấp rưỡi so với vệ tinh mang tên Mặt Trăng của hành tinh chúng ta.

Phat hien gay soc tren mat trang Titan, noi giong Trai Dat nhat
Một "vùng đầm lầy" ở Titan, thế giới có bề mặt giống Trái Đất nhất - Ảnh đồ họa: NASA 

Những năm qua, Titan nhận được sự quan tâm đặc biệt của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) bởi các hình ảnh mà tàu vũ trụ Cassini gửi về cho thấy bề mặt thế giới này có núi, sông, hồ, biển... không khác địa cầu.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa họcScience Advances, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra các mô phỏng để so sánh hồ và biển của Titan với các cấu trúc tương tự trên Trái Đất.

Các vùng hồ sâu và biển của Titan được cho là đã hình thành khi mức chất lỏng dâng cao làm ngập lụt một vùng đất có các thung lũng sông trải dài.

Các nhà nghiên cứu tập trung vào ba kịch bản có thể xảy ra tiếp theo: Không có xói mòn bờ biển, xói mòn do sóng, xói mòn đồng đều.

Xói mòn đồng đều là hiện tượng được thúc đẩy bởi sự hòa tan, trong đó chất lỏng hòa tan một cách thụ động vật liệu của bờ biển, hoặc một cơ chế trong đó bờ biển dần dần bong ra dưới sức nặng của chính nó.

Sự xói mòn sẽ khiến bờ hồ và bờ biển không còn hình dạng ban đầu, tạo ra những dấu vết hết sức đặc trưng ven bờ.

Tất cả các mô phỏng đều cho thấy Titan có cả hai hiện tượng xói mòn là xói mòn do sóng và xói mòn đồng đều.

Điều đó giúp chứng minh sóng biển thực sự tồn tại nơi Titan, một vấn đề gây tranh cãi suốt nhiều năm.

Bởi có sóng tức là có gió mạnh. Quan sát sự xói mòn do sóng, các nhà khoa học có thể suy ra cách mà gió thổi trên mặt trăng này, từ đó hiểu về khí hậu của nó.

Trang Sci-News dẫn lời TS Rose Palermo, nhà địa chất tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết các phát hiện ở Titan đồng thời cũng giúp nhân loại hiểu thêm về chính Trái Đất.

Đó là cách các bờ biển bị xói mòn mà không có tác động của con người. Hiểu biết này có thể giúp chúng ta quản lý tốt hơn các bờ biển địa cầu trong tương lai.

Ngoài ra, hiểu thêm về khí hậu của Titan cũng là chạm gần hơn đến sự sống tiềm năng nơi hành tinh này.

Các quan sát từ tàu vũ trụ Cassini của NASA trước đó không chỉ cho thấy Titan có vẻ ngoài giống Trái Đất, mà còn có dấu hiệu của vật liệu hữu cơ.

Mặc dù thế giới bề mặt lạnh giá với các biển, hồ chứa methane lỏng chứ không phải nước sẽ khó để sinh vật tồn tại, nhưng Titan có một vùng biển ngầm mà NASA tin rằng có đủ điều kiện cho sự sống tồn tại.

Những gì diễn ra trên bề mặt thiên thể chắc chắn có tác động đến thế giới ngầm này.

Tàu NASA chụp được dấu ấn đĩa bay gây ám ảnh

Một sản phẩm kết hợp của NASA và National Geographic đã vén màn bí ẩn vùng bóng tối vĩnh viễn trên vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất

Tàu NASA chụp được dấu ấn đĩa bay gây ám ảnh

Theo tờ Space, hình ảnh mới là kết quả tổng hợp từ một loạt ảnh độ sắc nét cao được chụp bằng mạng lưới camera LROC của Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng (LROC) của NASA và thiết bị mang tên ShadowCam của NASA gắn trên Tàu quỹ đạo Thám tử Mặt Trăng (KPLO) của Hàn Quốc.

Tau NASA chup duoc dau an dia bay gay am anh

Vùng đất cực Nam gây ám ảnh của Mặt Trăng - Ảnh: NASA/NATIONAL GEOGRAPHIC

NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần Sao Hỏa có sự sống

Nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA (Mỹ) và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia (Tây Ban Nha) vừa đánh giá lại khả năng chứa đựng sự sống của hành tinh lùn Ceres bí ẩn.

NASA nghi ngờ hành tinh lùn gần Sao Hỏa có sự sống

Theo Sci-News, các nhà khoa học đã quyết định phân tích lần nữa sự hiện diện đầy bí ẩn của các hợp chất hữu cơ béo trên Ceres, được sứ mệnh Dawn của NASA phát hiện lần đầu từ năm 2017 để xác định nguồn gốc của chúng cũng như đánh giá lại khả năng sinh sống của Ceres.

NASA nghi ngo hanh tinh lun gan Sao Hoa co su song

Hành tinh lùn Ceres - Ảnh: NASA

Phát hiện mới về hành tinh có mây thạch anh lấp lánh

Kết quả quan sát của siêu kính viễn vọng không gian James Webb đã hé lộ những đặc tính không tưởng của WASP-17b, một hành tinh khổng lồ trong chòm sao Thiên Yết.

Phát hiện mới về hành tinh có mây thạch anh lấp lánh

Nằm cách Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, WASP-17b được phát hiện lần đầu vào năm 2009 nhưng cho đến nay, nhờ sức mạnh vượt trội của kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới, bí mật khó tin về bầu khí quyển của hành tinh này mới được tiết lộ.

Với thể tích hơn gấp 7 lần nhưng khối lượng chỉ một nửa Sao Mộc, WASP-17b là một trong những ngoại hành tinh lớn nhất và phồng to nhất từng được phát hiện.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.