Phát hiện gây bất ngờ về lỗ đen ẩn nấp trong thiên hà

(Kiến Thức) - Vùng trung tâm các thiên hà nhỏ có thể che giấu một số lỗ đen kích cỡ trung bình rất khó để phát hiện được. Các lỗ đen thuộc loại trung bình này rất khó có thể phát hiện vì chúng có màu đen.

Phát hiện gây bất ngờ về lỗ đen ẩn nấp trong thiên hà

Các nhà thiên văn học phát hiện nhiều ví dụ về hai loại lỗ đen: lỗ đen có khối lượng sao (nhỏ, trung bình) và lỗ đen siêu lớn.

Các lỗ đen có khối lượng sao lớn gấp vài lần khối lượng của mặt trời và được cho là phát sinh khi các sao khổng lồ tự chết, sụp đổ, trong khi các lỗ đen khổng lồ có khối lượng từ hàng triệu đến hàng tỷ lần khối lượng mặt trời tạo thành rất nhiều trong các thiên hà lớn.

Mới đây, một giả thuyết liên quan đến các lỗ đen có khối lượng trung bình – đó là những lỗ đen có khối lượng từ 100 đến 1 triệu lần khối lượng mặt trời có thể tồn tại ẩn mình trong các thiên hà nhỏ.

Nguồn ảnh: Phys.
Nguồn ảnh: Phys. 

Các nhà nghiên cứu nói rằng họ có thể đã phát hiện 10 lỗ đen khối lượng trung bình nằm trong trung tâm các các thiên hà, bao gồm năm lỗ đen chưa từng được biết trước đó.

Lỗ đen khối lượng trung bình khá là phổ biến trong vũ trụ, nhưng rất khó có thể phát hiện được vì chúng có màu đen, khiến chúng khó nhìn thấy trong vùng đen tối của không gian.

Mời quý vị xem video: Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rơi vào lỗ đen vũ trụ?

Một cách để phát hiện lỗ đen này là gián tiếp tìm kiếm các lõi thiên hà cực kỳ sáng. Công việc trước đây gợi ý rằng cái gọi là "hạt nhân thiên hà đang hoạt động" này có khả năng là tạo ra những lỗ khối lượng trung bình nhờ những đám mây khí khổng lồ "tích lũy" hoặc rơi vào chúng.

Để tìm kiếm các lỗ đen có khối lượng trung bình trong lần phát hiện này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu về khoảng 1 triệu thiên hà trong cuộc khảo sát bầu trời ở đài quan sát tia X Chandra.

Kỳ quái lỗ đen đặc biệt có từ trường mạnh nhất vũ trụ

(Kiến Thức) - Lỗ đen V404 Cygn được cho là lỗ đen đặc biệt, có từ trường mạnh nhất vũ trụ.

Kỳ quái lỗ đen đặc biệt có từ trường mạnh nhất vũ trụ
Nhà thiên văn học Steve Eikenberry của đại học Florida, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cùng với tiến sĩ Yigit Dallilar vừa thông tin, họ phát hiện một lỗ đen đặc biệt với khả năng phát ra từ trường siêu khủng có tên khoa học là lỗ đen V404 Cygn.
Nguồn ảnh: Space.
 Nguồn ảnh: Space.

Đây chính là sự tiến hóa của một lỗ đen

(Kiến Thức) - WISE1029 + 0501 còn được biết đến như là một trường hợp lỗ đen cực đoan về dòng chảy khí ion hóa, và yếu tố đặc biệt này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu xem điều gì xảy ra với khí phân tử trong nó.

Đây chính là sự tiến hóa của một lỗ đen
Nhóm nghiên cứu thuộc Đài Quan sát ALMA của Chi Lê tập trung vào một đối tượng vật thể được gọi là Thiên hà Bụi (DOG) có đặc điểm nổi bật: mặc dù rất mờ nhạt trong ánh sáng thường, nhưng nó rất sáng trong hồng ngoại.

Bất ngờ với công bố về môi trường lỗ đen sáp nhập

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy, các lỗ đen có thể hợp nhất nhiều lần trong các cụm sao cầu, các cụm sao lớn và nhỏ gọn thường quay quanh các thiên hà - và có mật độ dày từ hàng trăm đến hàng triệu ngôi sao.

Bất ngờ với công bố về môi trường lỗ đen sáp nhập
Các cụm sao hình cầu luôn thu hút sự quan tâm của các nhà thiên văn học kể từ lần đầu tiên quan sát thấy trong thế kỷ 17. Các cụm sao hình cầu là đối tượng được biết đến nhiều nhất trong vũ trụ, có thể tìm thấy ở hầu hết các thiên hà.
Tùy thuộc vào kích thước và loại thiên hà mà số lượng các cụm thay đổi, với các thiên hà elip chứa hàng chục ngàn trong khi các thiên hà như Milky Way có trên 150.

Đọc nhiều nhất

Tin mới