Phát hiện đài thiên văn 2.600 tuổi ở Ai Cập

Đài thiên văn xây dựng từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên vừa được phát hiện giữa quần thể đền Buto ở Ai Cập.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập, đài thiên văn cổ vừa được khai quật là một công trình xây bằng gạch bùn, được sử dụng để theo dõi sự giao hội và mọc của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh, cũng như các giai đoạn của Mặt Trăng.
Đài thiên văn này có một sảnh trung tâm hình chữ L được xây dựng từ gạch bùn, giống như lối vào tháp của các ngôi đền Ai Cập cổ đại.
Nó cũng bao gồm một bệ đá được trang trí bằng các hình khắc mô tả sự sắp xếp thiên văn của Mặt Trời lúc mọc và lúc lặn trong suốt các mùa.
Phat hien dai thien van 2.600 tuoi o Ai Cap
Một trong các hiện vật từ đài thiên văn cổ đại ở Ai Cập - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Bên trong, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy một đồng hồ Mặt Trời bằng đá nằm nghiêng, dùng để chỉ thời gian bằng cách sử dụng điểm sáng hoặc bóng đổ do vị trí Mặt Trời thay đổi trong ngày.
Tờ Heritage Daily dẫn lời ông Ayman Ashmawy từ bộ phận Cổ vật Ai Cập cổ đại của Bộ Du lịch và cổ vật cho biết đoàn thám hiểm cũng đã phát hiện ra một số hiện vật giá trị cao trong đài thiên văn.
Các hiện vật này bao gồm một bức tượng từ Vương triều thứ 26, một công cụ merkhet mà người Ai Cập cổ đại dùng để đo đạc và tính giờ.
Nhiều hiện vật mang tính tôn giáo và nghi lễ cũng xuất hiện trong đài thiên văn.
Đài thiên văn 2.600 tuổi này được tìm thấy trong quá trình khai quật quần thể đền Buto thuộc di chỉ khảo cổ nổi tiếng Tell El Fara'in ở tỉnh Kafr El Sheikh của Ai Cập.
Tell El Fara'in vốn là một thành đô cổ đại, nằm giữa các nhánh Taly (Bolbitine) và Thermuthiac (Sebennytic) của sông Nile.
Toàn bộ di chỉ này từng này là trung tâm nghi lễ tôn vinh nữ thần Wadjet, là vị thần bảo trợ cho vùng Hạ Ai Cập.
Riêng đài thiên văn này, các nhà khoa học cho biết nó ví dụ lớn nhất được biết đến về các hoạt động khoa học và tôn giáo ở Ai Cập cổ đại.

Vì sao người Ai Cập luôn chôn dép vàng trong cổ mộ?

Khi khai quật nhiều lăng mộ Ai Cập cổ đại, các nhà khảo cổ đã có nhiều phát hiện quan trọng. Trong số này, họ phát hiện nhiều mộ cổ có chứa những đôi dép vàng. Điều này khiến nhiều người tò mò vì sao lại vậy?

Vì sao người Ai Cập luôn chôn dép vàng trong cổ mộ?
Vi sao nguoi Ai Cap luon chon dep vang trong co mo?
 Ai Cập cổ đại là một trong những nền văn minh nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại với nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò. Trong những thập kỷ qua, giới chuyên gia đã phát hiện nhiều mộ cổ có niên đại hàng ngàn năm tuổi ở Ai Cập.

Bất ngờ tìm thấy nửa trên của bức tượng pharaoh Ai Cập cổ đại

Các nhà khảo cổ bất ngờ phát hiện nửa trên của bức tượng khổng lồ của pharaoh Ai Cập cổ đại Ramesses II gần thành phố cổ Hermopolis (el-Ashmunein ngày nay), cách Cairo khoảng 250 km về phía nam.

Bat ngo tim thay nua tren cua buc tuong pharaoh Ai Cap co dai

Bức tượng mới được tìm thấy của Ramesses II, vị pharaoh trị vì hơn 3.200 năm trước. (Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập)

Bức tượng cao khoảng 3,8 m và mô tả Ramesses II (trị vì khoảng năm 1279 đến 1213 trước Công nguyên) đội một chiếc vương miện và một chiếc mũ đội đầu có hình một con rắn hổ mang hoàng gia, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết bằng tiếng Ả Rập. Mặt sau của bức tượng có chữ tượng hình ghi các tước hiệu khác nhau của nhà vua. Những danh hiệu này giúp tôn vinh Ramesses II.

Dòng họ duy nhất TQ được xem là đệ nhất danh gia vọng tộc

Họ Vương là dòng họ được ca ngợi là đệ nhất danh gia vọng tộc, vô cùng cao quý. Dưới thời nhà Tống, nhà Minh, họ Vương lại càng có tiếng nói và được nể trọng.

Là một quốc gia vừa rộng lớn, vừa có nền văn hóa lâu đời, Trung Quốc có rất nhiều dòng họ. Năm 1982, Ủy ban Cải cách văn tự Trung Quốc cùng với Đại học Sơn Tây đã thống kê ra ở đất nước này có đến 200 họ phổ biến, chiếm hơn 96% trong tổng số 174.900 người được làm khảo sát. Đến năm 2007, Bộ Công an Trung Quốc tiếp tục khảo sát và đưa ra kết quả có 100 họ phổ biến nhất, chiếm 84,77% dân số. Trong số đó có 10 họ hàng đầu, mỗi họ có hơn 20 triệu người.

Số liệu năm 2018 đó chỉ ra, họ Vương là họ đông người nhất ở Trung Quốc, chiếm 7,11%, vượt ngưỡng hơn 100 triệu người. Điều đặc biệt, đây cũng là dòng họ được ca ngợi là đệ nhất danh gia vọng tộc, vô cùng cao quý. Dưới thời nhà Tống, nhà Minh, họ Vương lại càng có tiếng nói và được nể trọng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới