Phát hiện cung điện, chuyên gia thốt lên: "Cháu nội Thành Cát Tư Hãn?"

Phát hiện cung điện, chuyên gia thốt lên: "Cháu nội Thành Cát Tư Hãn?"

Một nhóm chuyên gia phát hiện tàn tích của một cung điện lớn ở tỉnh Van, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ. Họ suy đoán Húc Liệt Ngột - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn có thể từng là chủ nhân cung điện này.

Trong cuộc khai quật ở tỉnh Van, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm chuyên gia nước này và Mông Cổ đã phát hiện tàn tích của một  cung điện lớn.
Trong cuộc khai quật ở tỉnh Van, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm chuyên gia nước này và Mông Cổ đã phát hiện tàn tích của một cung điện lớn.
Theo nhóm chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ, cung điện này có thể từng được xây dựng cho Húc Liệt Ngột - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn. Húc Liệt Ngột sống trong khoảng năm 1217 - 1265. Ông là một Hãn vương của Mông Cổ và từng chỉ huy các chiến dịch quân sự ở Trung Đông.
Theo nhóm chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ - Mông Cổ, cung điện này có thể từng được xây dựng cho Húc Liệt Ngột - cháu nội của Thành Cát Tư Hãn. Húc Liệt Ngột sống trong khoảng năm 1217 - 1265. Ông là một Hãn vương của Mông Cổ và từng chỉ huy các chiến dịch quân sự ở Trung Đông.
Người cháu trai này của Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng với vụ đánh chiếm Baghdad năm 1258 khiến phần lớn thành phố bị phá hủy. Không những vậy, Húc Liệt Ngột còn hành quyết thủ lĩnh của Baghdad khi ấy là Caliph Al-Musta'sim Billah.
Người cháu trai này của Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng với vụ đánh chiếm Baghdad năm 1258 khiến phần lớn thành phố bị phá hủy. Không những vậy, Húc Liệt Ngột còn hành quyết thủ lĩnh của Baghdad khi ấy là Caliph Al-Musta'sim Billah.
Sự thống nhất của đế quốc Mông Cổ chấm dứt vào năm 1259 sau cái chết của Mông Kha - người cháu khác của Thành Cát Tư Hãn.
Sự thống nhất của đế quốc Mông Cổ chấm dứt vào năm 1259 sau cái chết của Mông Kha - người cháu khác của Thành Cát Tư Hãn.
Theo đó, đế chế Mông Cổ dưới thời Húc Liệt Ngột lãnh đạo có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với thời Thành Cát Tư Hãn. Đế chế mới của người Mông Cổ ở Trung Đông được gọi là "Ilkhanate". Tuy nhiên, Ilkhanate chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sụp đổ vào đầu thế kỷ 14. Những tàn tích cuối cùng của đế chế Ilkhanate bị phá hủy vào năm 1357.
Theo đó, đế chế Mông Cổ dưới thời Húc Liệt Ngột lãnh đạo có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với thời Thành Cát Tư Hãn. Đế chế mới của người Mông Cổ ở Trung Đông được gọi là "Ilkhanate". Tuy nhiên, Ilkhanate chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và sụp đổ vào đầu thế kỷ 14. Những tàn tích cuối cùng của đế chế Ilkhanate bị phá hủy vào năm 1357.
Các sử liệu mà giới chuyên gia tìm được có nhắc đến một cung điện trong vùng nhưng không nói vị trí chính xác. Khu tàn tích cung điện đang được khai quật với những dấu vết cho thấy nơi này từng bị cướp trộm khá nhiều.
Các sử liệu mà giới chuyên gia tìm được có nhắc đến một cung điện trong vùng nhưng không nói vị trí chính xác. Khu tàn tích cung điện đang được khai quật với những dấu vết cho thấy nơi này từng bị cướp trộm khá nhiều.
"Phần còn lại của cung điện nghi của Húc Liệt Ngột bị hư hại hoàn toàn", nhà khảo cổ Munkhtulga Rinchinkhorol tại Viện hàn lâm Khoa học Mông Cổ, thành viên nhóm khai quật, cho biết.
"Phần còn lại của cung điện nghi của Húc Liệt Ngột bị hư hại hoàn toàn", nhà khảo cổ Munkhtulga Rinchinkhorol tại Viện hàn lâm Khoa học Mông Cổ, thành viên nhóm khai quật, cho biết.
Tại địa điểm khai quật cung điện trên, nhóm chuyên gia tìm thấy phần còn lại của mái ngói tráng men, gạch, đồ gốm sứ tráng men ba màu. Một phát hiện quan trọng khiến các chuyên gia chú ý là những viên ngói có các ký hiệu giống như biểu tượng s' hay họa tiết svastika - một trong những biểu tượng quyền lực của các Khả Hãn của người Mông Cổ.
Tại địa điểm khai quật cung điện trên, nhóm chuyên gia tìm thấy phần còn lại của mái ngói tráng men, gạch, đồ gốm sứ tráng men ba màu. Một phát hiện quan trọng khiến các chuyên gia chú ý là những viên ngói có các ký hiệu giống như biểu tượng s' hay họa tiết svastika - một trong những biểu tượng quyền lực của các Khả Hãn của người Mông Cổ.
Nhiều kiểu họa tiết svastika đã được sử dụng từ thời cổ đại và trung cổ. Những viên ngói với biểu tượng này là lý do quan trọng khiến các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm thấy một cung điện thuộc về Húc Liệt Ngột.
Nhiều kiểu họa tiết svastika đã được sử dụng từ thời cổ đại và trung cổ. Những viên ngói với biểu tượng này là lý do quan trọng khiến các nhà nghiên cứu cho rằng họ đã tìm thấy một cung điện thuộc về Húc Liệt Ngột.
Các hiện vật kết hợp với ghi chép lịch sử về sự hiện diện của người Mông Cổ khiến họ nghĩ cung điện tồn tại từ thời Ilkhanate. Dù vậy, các chuyên gia cho hay cần thêm thời gian để tìm được các bằng chứng chắc chắn giúp khẳng định cung điện này thực sự từng thuộc sở hữu của Húc Liệt Ngột.
Các hiện vật kết hợp với ghi chép lịch sử về sự hiện diện của người Mông Cổ khiến họ nghĩ cung điện tồn tại từ thời Ilkhanate. Dù vậy, các chuyên gia cho hay cần thêm thời gian để tìm được các bằng chứng chắc chắn giúp khẳng định cung điện này thực sự từng thuộc sở hữu của Húc Liệt Ngột.
Mời độc giả xem video: Mông Cổ kỷ niệm ngày sinh lần thứ 855 của Thành Cát Tư Hãn. Nguồn: VOVTV.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.